Vấn đề tái cấu trúc Tùy tưởng lục trong bản dịch tiếng Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc trưng văn học vết thương trung quốc qua tùy tưởng lục của ba kim và dịch thuật tác phẩm này tại việt nam (Trang 55 - 60)

1 Nội dung này do người viết dịch, xem thê mở phần Phụ lục, bài Sáu mươi năm phong

3.1. Vấn đề tái cấu trúc Tùy tưởng lục trong bản dịch tiếng Việt

Như phần trên đã trình bày, Tùy tưởng lục của Ba Kim được bắt đầu

viết vào năm 1976, suốt tám năm sau (1986) mới hoàn thành bộ sách này. Bộ

Tùy tưởng lục là tâm huyết, là việc mà Ba Kim cho là quan trọng cuối cùng

mà ơng cần hồn thành trước khi từ giã cõi đời này.

Trong Lời nói đầu của tập sách Tùy tưởng lục, Ba Kim đã viết: “Kỳ

thực đây không phải là một việc ngẫu nhiên, đây là kết quả tất yếu của độc lập tư khảo. Những năm 50 tôi không biết viết Tùy tưởng lục, những năm 60 tôi viết không nổi. Chỉ có sau khi trải qua các phong trào chính trị triền miên khơng dứt, chỉ có sau khi bị tước mất quyền làm người, ở ‘chuồng bò’ suốt mười năm, tơi mới nghĩ tới việc mình là một ‘con người’, tơi mới hiểu được rằng tơi cần dùng đầu óc của mình để suy nghĩ như một con người. Dùng đầu

óc chân chính để nhìn nhận khiến tất cả mọi việc, mọi người trước mắt tơi đều biến đổi, tơi có cảm giác bừng tỉnh ra khỏi giấc mộng lớn. Chỉ có tĩnh lại, tôi mới nhớ tới rất nhiều chuyện trước đây, hơn nữa dùng cách nhìn của hiện tại mà xem lại, tôi cũng rất muốn chỉnh lý lại tư tưởng của bản thân.”1 [32; tr. 3]

Chính sự phản tư ấy đã khiến Ba Kim dù ốm đau, bệnh tật, phải nằm viện hai lần trong suốt quá trình viết Tùy tưởng lục nhưng ơng vẫn cố gắng

viết, cố gắng ghi chép lại những câu chuyện sự thật ấy, như ông từng viết: “Thế là tôi quyết tâm: Khơng nói dối nữa, phải nói những lời thật!”2 [32; tr. 4]. Và Ba Kim cũng khẳng định, việc ông nhắc đi nhắc lại những lời nói thật này nhằm mục đích nhấn mạnh những tội ác của mười năm động loạn, để bản thân ông và cả người đời sau không bao giờ được phép quên vết thương nhức nhối ấy.

Tùy tưởng lục gồm một trăm năm mươi bài viết, trong năm tập, mỗi tập

đều có ba mươi bài. Tập một được nhà văn đặt tên là Tùy tưởng, tập hai là Tìm tịi, tập ba tên Lời nói thật, tập bốn là Nằm bệnh, tập cuối cùng là Vô đề.

Các bài viết này sẽ được đăng dần trên báo, sau đó tập hợp lại thành từng quyển, cuối mỗi quyển lại có một bài Lời nói sau của tác giả, là một vài suy nghĩ của Ba Kim đối với tập sách ấy.

Trong phần Lời nói sau của tập đầu tiên - Tùy tưởng - Ba Kim đã viết rằng tập Tùy tưởng của ông không cao minh, nhưng đó chính là những cảm nghĩ chân thực, cảm xúc chân thành của ơng. Bởi lẽ, ơng cảm thấy mình đã đi đến gần cuối của cuộc đời “Những người sắp chết thường nói lời thật lịng”, Ba Kim muốn nói được nói những lời thật lịng với độc giả của mình. Và những gì ơng viết ra cũng chỉ là “tùy tưởng” tức nhớ lại chuyện gì thì viết chuyện đó, khơng nhất thiết phải tuần theo quy luật thời gian hay sự kiện.

Còn ở tập Tìm tịi, Ba Kim đã nêu rõ quan điểm của mình. Trong tập

này có tới năm bài tên Tìm tịi, đồng thời Tùy tưởng lục cũng chính là sự tìm

tịi của ơng, vì thế nhà văn đã đặt tên tập sách này như vậy. Khi Tùy tưởng lục ra mắt, Ba Kim đã vấp phải nhiều ý kiến trái chiều, phê bình văn của ơng là “không quan tâm tới kỹ thuật viết văn”, “không rành thủ pháp” [32; tr. 236], nhưng Ba Kim khẳng định, con đường ông đi là một con đường khác, ơng nhận mình khơng phải nhà văn, mà chỉ là một người dùng ngòi bút để đấu tranh, vạch trần tội ác vì tình yêu Tổ quốc, yêu nhân dân trong tim đã khiến ông phải viết ra Tùy tưởng lục. Ông không dùng kỹ thuật viết, mà dùng thế

giới tinh thần và tình cảm chân thực của người viết để lay động độc giả, giúp họ tiến về phía trước. Vì vậy, ơng viết văn khơng phải để làm đẹp bản thân, ơng viết văn chính là viết ra những lời từ tim gan mình, viết ra những lời nói thật. Và khi viết Tùy tưởng lục cũng chính là cách Ba Kim thực hiện trách

nhiệm của mình đối với nhân dân khi mười năm “cách mạng văn hóa” ơng đã chịu cúi đầu nhận mình là “bị”, đây chính là lời sám hối của một người có lương tri, có trách nhiệm.

Trong tập Lời nói thật, một lần nữa Ba Kim khẳng định dù có vấp phải những phản ứng trái chiều như thế nào chăng nữa, điều ông muốn hướng tới vẫn sẽ mãi là được nói lên những lời nói thật. Đó là mục đích tối thượng của

Tùy tưởng lục. Đúng thế, chỉ có những lời nói thật mới đủ sức vạch trần tội ác

của bè lũ bốn tên, những vết thương giấu kín bao năm của bao lớp người Trung Quốc, chỉ có lời nói thật mới là cách hữu hiệu nhất đối diện với tôi ác, mất mát hay đớn đau.

Ba mươi bài của tập Nằm bệnh đều được Ba Kim viết trên giường bệnh, khi sức khỏe của ông rất yếu, nhưng nhà văn vẫn cố gắng viết mỗi ngày một ít, kể mỗi ngày một ít sự thật. Bệnh tật không đánh gục được Ba Kim mà càng khiến quyết tâm được viết ra sự thực, viết ra những điều từ tâm can mình của

nhà văn thêm vững chắc. Chính điều đó khiến độc giả càng thêm cảm động trước tấm lịng của một người hết lịng vì đất nước.

Ở tập cuối cùng, Vô đề, Ba Kim đã nói lên nỗi lịng của ơng khi bằng mọi giá cố gắng hồn thành Tùy tưởng lục. Ơng bị bệnh, việc viết hết sức khó khăn, tốn sức, bạn bè xung quanh quan tâm khun nhủ ơng nên viết ít hoặc không viết, nhưng Ba Kim cho rằng, suốt mười năm cách mạng văn hóa ơng có những món nợ trách nhiệm cần phải trả; sự im lặng suốt mười năm “văn cách” dồn nén khiến ông càng có nhiều điều muốn được nói ra, được kêu lên. Chỉ cần nghĩ tới việc “cách mạng văn hóa” sẽ khơng lặp lại nữa là ơng lại có niềm tin và động lực để dùng ngịi bút của mình mà cống hiến cho nhân dân, cho Tổ quốc ông.

Như vậy, có thể thấy, ở cả năm tập của Tùy tưởng lục tinh thần chung, xun suốt khơng gì ngồi khát khao được nói thật của Ba Kim. Lời nói thật là những lời vạch trần, tố cáo tội ác của “bè lũ bốn tên”, là những dòng phản tư sám hối của chính nhà văn, và cũng là sự tiếp nối tinh thần cách mạng Ngũ Tứ.

Ở Việt Nam Tùy tưởng lục đã được hai dịch giả Trương Chính, Ơng

Văn Tùng chuyển ngữ sang tiếng Việt. Cuốn Tùy tưởng lục được xuất bản

năm 1998, do Nhà xuất bản Văn hóa thơng tin ấn hành. Tuy nhiên, ở cuốn sách này, Trương Chính và Ơng văn Tùng chỉ chọn một số bài trong mỗi tập của Tùy tưởng lục để dịch chứ không chuyển ngữ hết. Cụ thể là chọn hai bài ở tập Tùy tưởng lục tập một, hai mươi lăm bài ở tập Tìm tịi, mười lăm bài ở tập

Lời nói thật, mười một bài ở tập Nằm bệnh, năm bài trong tập Vô đề để dịch

thành một tập Tùy tưởng lục bằng tiếng Việt. Ở tập Tìm tịi số bài được dịch nhiều nhất (hai mươi lăm bài), nhưng ở tập đầu tiên Tùy tưởng lục tập một,

chọn dịch các bài viết trong tập Tìm tịi (là tập chủ yếu viết về các tìm tịi, trải nghiệm trong quá trình sáng tác của Ba Kim) nhất.

Theo dịch giả: “Chọn dịch những bài này, chúng tơi cho là có nhiều ý nghĩa nhất, một là những bài cũng cho chúng tôi biết đời sống văn học Trung Quốc trong hơn năm mươi năm, từ 1930 trở về sau, đặc biệt giai đoạn 1926 đến 1975, qua cảm nghĩ của một nhà văn có tiếng là nhớ lâu, nhớ tỉ mỉ. Đủ thứ chuyện, chuyện của bản thân, chuyện của người khác, khơng sót chuyện nào. Một điểm nữa là những điều ơng nói đều là “lời nói thật”, có gì nói nấy, khơng che giấu, khơng tơ vẽ, nhất là khi nói về bản thân mình, khi phân tích thái độ, tình cảm, tâm trạng của mình trong các cuộc đấu tranh. Về Tùy tưởng

lục trong Lời tựa chung, tác giả nói một các khiêm tốn rằng: ‘Những trang

này chỉ ghi lại cảm nghĩ của tơi, tùy lúc, tùy nơi, khơng có hệ thống mà cũng chẳng cao siêu gì, nhưng cũng khơng ơn hịa, êm thắm, không bệnh mà rên, không đau, khơng ngứa.’ ‘Tơi khơng nói những điều mọi người nói. Nói như thế thì nói cũng bằng khơng nói; viết cũng bằng khơng viết’.” [3; tr. 8].

Việc chuyển ngữ Tùy tưởng lục của Trương Chính, Ơng Văn Tùng đã giúp độc giả Việt Nam tiếp cận được một tác phẩm đầy tâm huyết của một trong những nhà văn hiện đại, đương đại lớn của Trung Quốc - Ba Kim. Đồng thời tác phẩm giúp người đọc có được thêm một góc nhìn về cuộc “cách mạng văn hóa” suốt mười năm ở Trung Quốc, biết được những họa hại mà nó đã gây ra đối với cả thể xác và tinh thần, tư tưởng của nhân dân Trung Hoa. Hai dịch giả cũng đã cấu trúc lại tác phẩm, chỉ chọn năm mươi tám bài (và một bài Lời nói sau) trong tổng số một trăm năm mươi bài của toàn tập Tùy tưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc trưng văn học vết thương trung quốc qua tùy tưởng lục của ba kim và dịch thuật tác phẩm này tại việt nam (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)