Tinh thần tự sám hối trong Tùy tưởng lục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc trưng văn học vết thương trung quốc qua tùy tưởng lục của ba kim và dịch thuật tác phẩm này tại việt nam (Trang 49 - 55)

1 Nội dung này do người viết dịch, xem thê mở phần Phụ lục, bài Sáu mươi năm phong

2.2.3. Tinh thần tự sám hối trong Tùy tưởng lục

Tinh thần phê phán của Ba Kim đầu tiên thể hiện ở sự tự sám hối và tự phê phán, đây chính là điều đặc biệt của Tùy tưởng lục trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa, nó thể hiện tinh thần trách nhiệm cao nhất của người trí thức. Đối với tự phản tỉnh “cách mạng văn hóa”, ngay từ đầu ông đã kết hợp với sự tự sám hối trong nội tâm mình. Khơng giống như nhiều nạn nhân khác của “cách mạng văn hóa”, tất cả mọi tội lỗi đều quy cho “bè lũ bốn tên”, đập đổ “bè lũ

bốn tên” là mọi chuyện đều được giải quyết. Sự phản tỉnh của Ba Kim bao gồm cả sự lo lắng cho lịch sử và càng lo âu cho tương lai. Sự phản tỉnh này trong Tùy tưởng lục khơng chỉ là một chốc một lát mà hồn thành, mà là q trình từ từ thấm dần. Ba Kim từng nói có một việc mà suốt đời ơng khơng bao giờ qn, đó là cảnh hồi nhỏ ơng sống trong gia đình đại phong kiến, ơng nội Ba Kim là quan, khi phạm nhân bị đánh dưới công đường nhưng vẫn luôn miệng tạ ơn lão gia. Ấn tượng hồi thơ ấu này xuất hiện sớm nhất trong Diệt

vong, sau đó nó được lặp lại, trở thành ấn tượng bao trùm lên toàn bộ Tùy

tưởng lục. Ba Kim không những nhắc nhở bản thân về mối liên hệ giữa vật

chất và ý thức nô lệ, ông phát hiện ra thời kỳ đầu của “cách mạng văn hóa” bản thân cũng giống như nơ lệ cam tâm tình nguyện cúi đầu nhận tội, chủ động cải tạo tư tưởng. Trong Mười năm một giấc mộng, ông đau khổ thốt lên câu này: “Trước kia, tơi cứ nghĩ mình thì có liên quan gì đến hai chữ ‘nơ lệ’ chứ, nhưng rõ ràng tôi đã làm nô lệ mười năm!” [3; tr. 18].

Lời tự bạch đau đớn này của tác giả khiến sự phản tỉnh trong Tùy tưởng

lục càng sâu sắc hơn, ông đã lấy hết dũng khí, lần nữa nhận thức lại con

đường mà bản thân đã đi qua, phê phán ý thức nơ lệ đã khiến ơng cam tâm tình nguyện mất độc lập tư tưởng và tự do tinh thần dưới chế độ chuyên chính chủ nghĩa.

Trong Thương nhớ Hồ Phong, Ba Kim từng viết: “Con cháu đời sau là những vị quan tịa chân chính phán xét chúng ta. Cuối cùng chúng ta phải chịu trách nhiệm về sai lầm gì, chúng nó sẽ khơng tha thứ cho chúng ta đâu.” [3; tr 382]. Ông đã dám nhìn thẳng vào sự thật lịch sử, dũng cảm thừa nhận thái độ cúi đầu nhận tội của những trí thức như mình là một trong những nguyên nhân khiến “bè lũ bốn tên” càng lộng quyền, “cách mạng văn hóa” càng gây ra nhiều tai họa trong thời gian kéo dài như vậy. Mỗi người trí thức phải có trách nhiệm với xã hội, với lương tri của chính mình. Và người đời

sau sẽ là quan tịa của cơng lý, sẽ nhìn nhận, đánh giá những tội lỗi ấy, tội lỗi chịu cam tâm tình nguyện cúi đầu đớn hèn mà không dám đứng lên đấu tranh chống lại “bè lũ bốn tên”.

Ba Kim đã dũng cảm viết lên những tai họa ẩn sâu trong một cá nhân và cả dân tộc, cũng hoàn thành việc phê phán bản thân và tồn bộ thành phần trí thức đã xa rời tinh thần Ngũ Tứ, lần nữa đề xuất trí thức nên kiên trì giữ vững lương tri và trách nhiệm, tiếp tục quay về với tinh thần Ngũ Tứ, đây thực sự là sự cổ vũ tinh thần của Tùy tưởng lục đối với mọi người. Vì vậy

trong mấy bài đề tài về tìm tịi rõ ràng đã nói về việc những người khơng có “độc lập tư khảo”, “tìm tịi tinh thần” đều giống người máy khơng có sinh lực thực sự, chỉ là những kẻ nô lệ tinh thần: “Khơng có những suy nghĩ riêng, khơng dùng đầu óc mình mà suy nghĩ, người ta giơ tay, mình cũng giơ tay, người ta nói gì, mình nói lấy, mà lại làm một cách hứng thú. Như thế chẳng phải là ‘nơ lệ tâm hồn’ là gì?” [3; tr. 21, 22]. Chỉ có những người có “độc lập tư khảo” mới có tư cách hưởng thụ cuộc sống của riêng mình. Ơng cịn nhiều lần ra sức bày tỏ thái độ của mình đối với Văn học vết thương, ln nhắc đến vấn đề trách nhiệm đối với xã hội của nhà văn, biểu dương tinh thần phê phán của một lớp nhà văn.

Từ Vết thương tới Tùy tưởng lục là một bước tiến về sự tự nhận thức, từ việc phê phán xã hội bên ngoài đến việc tự sám hối, tự phản tư bản thân, tiệm cận dần tinh thần tự phân tích bản thân của Lỗ Tấn. Trong bộ Tùy tưởng lục, Ba Kim đã nêu ra hai vấn đề khiến người đọc phải suy ngẫm: một là tại sao bản thân lo sợ việc vạch trần kẻ khác, hai là tại sao Ba Kim lại trở thành “giác tân” yếu ớt dưới ngịi bút của ơng? Các tác giả trước đây đề cập tới xây dựng nội hàm và phương pháp nhân cách đương đại Trung Quốc. Các tác giả sau này đề cập đến việc vạch trần những thứ xấu xa, tăm tối. Liên quan tới việc Ba Kim từng nói tại sao bản thân lại tự nguyện làm nô lệ trong thời kỳ “cách

mạng văn hóa” cũng chính là vấn đề Lỗ Tấn từng nói về việc người Trung Quốc tự giác làm nô lệ. Cái gọi là nơ lệ, một là vì bị bức ép mà bán rẻ quyền lợi người khác, hai là bán rẻ ý chí bản thân, cam tâm tình nguyện nhẫn nhịn nghe lời lăng nhục mà không tự ý thức được. Trong Tùy tưởng lục, Ba Kim đã vô cùng hối hận khi từng viết những bài đấu tố Hồ Phong trong “cách mạng văn hóa”, cũng có thể do lãnh đạo và tổ chức ép ơng viết, cũng có thể do bản năng tự giác mà viết ra, bất luận là do một hay nhiều nguyên nhân, nhưng dù sao ông cũng đã viết ra và ông cảm thấy ô nhục vì điều đó. Rất nhiều người trí thức đã làm như Ba Kim trong “cách mạng văn hóa”, nhưng chỉ có Ba Kim là người đầu tiên tự sám hối và phản tư bản thân.

Trọng trách của nhà văn là phải nắm được những động thái phức tạp của thời đại, thể hiện được những khó khăn, tai họa trong xã hội.

Tâm trạng vô cùng phức tạp, một mặt tự trách bản thân, mặt khác lại muốn bảo vệ chính mình, khơng muốn thấy cảnh người thân phải chịu khổ nạn cùng mình. Bất kể là hồn cảnh nào, cá nhân nào, khát vọng sống của một con người vẫn luôn vô cùng mạnh mẽ. Con đường mà Ba Kim phải đi qua trong “cách mạng văn hóa” cũng chính là con đường mà các trí thức khác phải đi, những mâu thuẫn tư tưởng Ba Kim phải chịu ấy cũng chính là những mâu thuẫn chung của tất cả các trí thức thời kỳ đó. Vậy nên có thể nói Tùy tưởng lục khơng chỉ là tiếng lịng của một mình Ba Kim, mà nó dường như là

tiếng nói chung của những trí thức đã phải chịu đựng giày vị, áp chế cả thể xác lẫn tinh thần trong suốt mười năm động loạn ấy.

Tuy nhiên, trong trường hợp này, nếu xét theo Tâm lý học đám đông

của Gustave le Bon: “Sự kiện nổi bật nhất của đám đông tâm lý là điều sau đây: dù những cá nhân họp thành nó như thế nào, dù đời sống, nghề nghiệp, tính cách hay trí tuệ của những cá nhân ấy giống nhau hay khác nhau ra sao, thì chỉ riêng việc họ chuyển biến thành đám đơng, họ đã có một thứ tâm hồn

tập thể làm cho họ cảm nhận, suy nghĩ và hành động theo cách hoàn toàn khác với cách mà một cá nhân riêng lẻ vẫn cảm nhận, suy nghĩ và hành động. Có những tư tưởng, tình cảm chỉ nảy sinh hay chỉ biến thành hành động ở những cá nhân khi cá nhân ấy nằm trong đám đông. Đám đông tâm lý là một tồn tại tạm thời, hợp thành bởi những yếu tố dị loại chỉ gắn kết với nhau trong một thời đoạn, chúng giống hệt một tế bào cấu thành một cơ thể sống nhờ nối kết với nhau thành một sinh vật mới, biểu lộ những tính cách rất khác biệt với tính chất mà từng tế bào đã có.” [16; tr. 48].

Có thể nói, khi Ba Kim nằm trong đám đơng (tức chỉ những người bị biến thành đối tượng cải tạo, đấu tố... nhằm mục đích chính trị của “bè lũ bốn tên”, đó là điểm chung quan trọng nhất cấu thành nên đám đơng tâm lý ấy) thì ơng đã bị kéo xuống, bị làm lây nhiễm tâm lý rằng bản thân có tư tưởng lệch lạc, cần phải nghiêm túc nhận tội và cải tạo lại. Đúng như Le Bon nói: “Vậy, việc biến mất của nhân cách có ý thức, sự ưu trội của nhân cách vơ thức, sự định hướng những tình cảm và tư tưởng theo cùng một chiều qua con đường gợi ý và lây nhiễm, khuynh hướng biến đổi ngay lập tức những ý tưởng gợi ý thành hành động, đó là những đặc tính chủ yếu của cá nhân nằm trong đám đơng. Cá nhân khơng cịn là bản thân mình nữa. Anh ta đã trở thành một thứ người máy khơng được ý chí chỉ đạo nữa.” [16; tr. 55].

Khơng chỉ một mình Ba Kim, rất nhiều trí thức thời kỳ đó, những người có thể coi là tầng lớp tinh anh của xã hội, nhưng cũng giống như Ba Kim, chủ động tự giác cúi đầu kiểm thảo, cải tạo. “Người ta hiểu rõ ảnh hưởng của sự nhắc đi nhắc lại đối với đám đơng, khi nhìn thấy nó có sức mạnh đến thế nào đối với những đầu óc sáng suốt nhất. Sức mạnh sinh ra từ việc nhắc đi nhắc lại ấy cuối cùng đã bám chắc vào những miền sâu thẳm của vô thức nơi xây dựng những động cơ cho hành động của chúng ta. Sau một thời gian nào đó, chúng ta khơng cịn biết ai là tác giả của sự khẳng định được

nhắc đi nhắc lại ấy nữa, và cuối cùng chúng ta tin vào nó.” [16; tr. 189]. Có thể nói đó chính là thành cơng của bè lũ bốn tên, không chỉ sự áp chế thể xác, những áp lực tinh thần cũng khiến nhận thức, tư tưởng của người bị hại bị thay đổi, bóp méo. Và phải mười năm sau, người trí thức mới được quyền làm chủ tư tưởng, tình cảm, suy nghĩ của mình. Nhìn lại mười năm “cách mạng văn hóa” với sự phản tư sâu sắc nhất.

Có thể nói, bộ sách ghi chép về sự sám hối này đã tìm lại lương tri xã hội mất mát bấy lâu của trí thức Trung Quốc, cũng là những lời ruột gan của một con người, xác lập truyền thống tinh thần của tri thức đương đại: đây là sự tiếp nối tự giác truyền thống văn hóa Ngũ Tứ, tự giác trở thành những người cảnh tỉnh cho xã hội, dùng văn hóa để chiến thắng những tội ác, lạc hậu, đen tối của xã hội.

Tiểu kết

Từ một nhà văn chịu ảnh hưởng trực tiếp của phong trào thanh niên Ngũ Tứ, Ba Kim đã mang tinh thần bất diệt ấy qua các biến động lịch sử suốt một thế kỷ, tới tận Văn học vết thương. Để từ đó tinh thần dám đấu tranh kiên cường, bất khuất, chống lại những hủ lậu trong xã hội đã được Ba Kim phản ánh thật rõ nét trong Tùy tưởng lục. Như trên đã trình bày, Tùy tưởng lục

khơng chỉ là lời vạch trần tội ác của “bè lũ bốn tên” trong “cách mạng văn hóa”, hay sự tiếp nối tinh thần Ngũ Tứ, mà cao hơn nữa và chính điều này được giới nghiên cứu nhìn nhận như một điểm sáng nhất trong Tùy tưởng lục chính là việc nhà văn đã dám phản tư lại chính mình, dám thừa nhận sự “nơ lệ tinh thần” và bản thân nhà văn như ông cũng phải chịu một phần trách nhiệm cho những tai họa suốt mười năm ấy. Chính những đặc trưng đã trình bày ở trên mà Tùy tưởng lục đã gây được tiếng vang lớn trên văn đàn, đồng thời

Chương 3:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc trưng văn học vết thương trung quốc qua tùy tưởng lục của ba kim và dịch thuật tác phẩm này tại việt nam (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)