Thông điệp tác phẩm sau tái cấu trúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc trưng văn học vết thương trung quốc qua tùy tưởng lục của ba kim và dịch thuật tác phẩm này tại việt nam (Trang 60 - 68)

1 Nội dung này do người viết dịch, xem thê mở phần Phụ lục, bài Sáu mươi năm phong

3.2. Thông điệp tác phẩm sau tái cấu trúc

Tùy tưởng lục qua bản dịch của Trương Chính, Ơng Văn Tùng đã được

tái cấu trúc lại, vậy vấn đề đặt ra là liệu tác phẩm còn giữ được tinh thần chung của nguyên tác hay không?

Ở mỗi tập, số bài chọn dịch khơng giống nhau, như trên đã trình bày, hai dịch giả chọn hai bài ở tập Tùy tưởng lục tập một, hai mươi lăm bài ở tập

Tìm tịi, mười lăm bài ở tập Lời nói thật, mười một bài ở tập Nằm bệnh, năm

bài trong tập Vơ đề. Ở tập Tìm tịi số bài được dịch nhiều nhất (hai mươi lăm bài), nhưng ở tập đầu tiên Tùy tưởng lục tập một, dịch giả lại chỉ chọn dịch hai bài. Như vậy có thể thấy, sự tái cấu trúc ở đây không nằm ở số lượng bài trong mỗi tập được chọn dịch có cân bằng nhau hay không, mà nằm ở nội dung các bài được dịch có phục vụ cho chủ đề tư tưởng chung của toàn tập sách hay khơng.

Theo như Lời nói đầu của người dịch, các bài được chuyển ngữ là

những bài hai dịch giả cho rằng có nhiều ý nghĩa nhất, ý nghĩa về mặt tái hiện lại được hoàn cảnh lịch sử cũng như ý nghĩa trong việc khẳng định ước mong được nói thật của Ba Kim.

Như vậy có thể thấy, Tùy tưởng lục ở Việt Nam đã không được sắp xếp theo các chủ đề như ý đồ ban đầu của tác giả mà gộp chung lại, từ chủ đề nói thật là chủ đề nổi trội của tác phẩm gốc, mà ý đồ của người dịch là muốn quan sát đời sống văn học Trung Quốc bên cạnh việc nhấn mạnh đến “lời nói thật” của Ba Kim.

Tuy nhiên, qua quá trình khảo sát cả bản Tùy tưởng lục nguyên gốc

tiếng Trung và bản dịch tiếng Việt, dựa trên hai tiêu chí: xét theo ý nghĩa của từng bài được chuyển ngữ cũng như tổng thể nội dung của toàn bộ năm mươi tám bài và xét trên đặc trưng của tác phẩm Tùy tưởng lục, mở rộng ra là đặc trưng cơ bản của Văn học viết thương, chúng tôi nhận thấy rằng:

Xét theo ý nghĩa của từng bài được chuyển ngữ, cũng như tổng thể nội dung của toàn bộ năm mươi tám bài (và một bài Lời nói sau trong tập Tìm tịi) của Tùy tưởng lục do Trương Chính, Ơng Văn Tùng dịch, chúng tơi thấy rằng, tác phẩm dịch này đã truyền tải được tinh thần chủ yếu và những yếu tố đặc trưng nhất của Tùy tưởng lục, đó cũng chính là đặc trưng cơ bản của Văn học vết thương trong tác phẩm này.

Xét theo tinh thần chung của bộ sách Tùy tưởng lục, theo Ba Kim:

“Năm quyển Tùy tưởng lục sẽ là kết quả khám phá trong cuộc sống. Tôi phải suy nghĩ thật tử tế, căn cứ vào kinh nghiệm của mình, nói lên cách nhìn của mình với nhiều vấn đề trong đời sống văn học.” [3; tr. 33]. Đó chính là mục tiêu Ba Kim hướng tới cho toàn bộ tập sách này, mà cụ thể chính là quan điểm của ông đối với “bè lũ bốn tên”, mười năm “cách mạng văn hóa”, cũng như trách nhiệm, sứ mệnh của những người cầm bút, lương tri của những trí thức đối với vận mệnh của quốc gia, dân tộc:

“Tôi cho rằng mười năm đại họa ấy là một việc lớn trong lịch sử loài người, chẳng những dính líu đến chúng ta, theo tơi, cịn dính líu đến tất cả lồi người. Nếu như lúc đó khơng xảy ra ở Trung Quốc thì về sau cũng xảy ra ở nơi khác. Tơi đã nói với một bạn Nhật Bản: ‘Chúng tôi gặp bước không may, thế nhưng bạn bè ở các nước khác lại tránh được một tai họa, chúng tơi cũng có thể được coi như một loại giáo viên phản diện.’ Tơi lại nói, ‘về mặt này, chúng tơi cũng có thể lấy đó làm kiêu hãnh. Các nhà văn xưa và nay ở trong nước và nước ngồi ai đã có một sự ‘từng trải’ đáng sợ mà lại nực cười; kỳ cục mà lại đau đớn như thế? Lúc đó, các nhà văn Trung Quốc lại không một ai bỏ trốn, mỗi người đều ra biểu diễn, từng chịu xấu xa, bị thương tật, thậm chí cịn bỏ mạng, nhưng cũng chịu được thử thách. Bây giờ, ngối nhìn lại những điều đã nghĩ, đã làm của bản thân, và của những người khác trong mười năm đó quả thật khơng thể hiểu nổi. Bản thân tơi phảng phất y như bị

thôi miên, trở nên ấu trĩ đến thế, ngu xuẩn đến thế, thậm chí coi tàn khốc, hoang đường là sự nghiêm túc, đứng đắn’.” [3; tr. 33, 34].

Chính những nhận định về hồn cảnh lịch sử như thế, Ba Kim đã đi đến quyết định: “Tôi nghĩ thế này: nếu như tôi không làm một cuộc tổng kết mười năm đó, bắt đầu từ cuộc triệt để phanh phui mình, làm rõ những sự việc xảy ra lúc đó, vậy thì có một ngày chưa biết chừng tình hình thay đổi đi một cái, tơi lại trúng phải thuật thôi miên, vô duyên vô cớ biến thành một con người khác, thế thì đáng sợ quá. Đấy là món nợ trong tâm linh tôi cần sớm phải trả cho xong. Nó giống như một cây roi da quất vào tim tôi, phảng phất tôi lại gặp phải chuyện năm mươi năm trước. ‘Viết đi, viết đi!’ Hình như có một tiếng gọi như thế luôn luôn vang bên tai tôi.” [3; tr. 34].

Qua khảo sát năm mươi tám bài đã được hai dịch giả Trương Chính, Ơng Văn Tùng chuyển ngữ, chúng tơi thấy rằng, mục đích “tổng kết mười năm đó”, “phanh phui mình”, “làm rõ những việc xảy ra lúc đó” trong nguyên bản tiếng Trung của Ba Kim đã được bảo toàn khá trọn vẹn. Người đọc được thấy một bức tranh xã hội mười năm “cách mạng văn hóa” của Trung Quốc qua cái nhìn của một nhà văn - một nhân chứng sống kể lại. Không chỉ dừng lại ở việc kể lại đơn thuần, Ba Kim còn chỉ rõ được nguyên nhân dẫn đến tai họa đó, nguyên nhân khách quan cũng như nguyên nhân chủ quan. Như vậy, có thể thấy, xét trên tinh thần toàn văn tác phẩm, tuy chỉ dịch khoảng một phần ba, nhưng hai dịch giả đã lựa chọn được những bài viết có thể coi là tiêu biểu nhất, mang đậm tư tưởng chủ đạo nhất của cả bộ tác phẩm này.

Tiếp tới, xét trên đặc trưng của tác phẩm Tùy tưởng lục, mở rộng ra là đặc trưng cơ bản của Văn học viết thương, như trên đã trình bày gồm ba đặc trưng tiêu biểu nhất:

Đầu tiên là việc phê phán “bè lũ bốn tên” có thể thấy trong các bài như:

hùng hồn, Tên bợm non, Nhà bảo tàng “văn cách”... Ở các bài viết này, nhà

văn đã trực tiếp tố cáo tội ác của “bè lũ bốn tên” trong “cách mạng văn hóa”. Chúng khiến những người trí thức như ơng phải sống suốt đời với nỗi đau mất mát, mất người thân, bạn bè, mất cả khả năng tự suy nghĩ, hành động trong suốt mười năm ấy. Ba Kim luôn nhớ về người vợ yêu quý của mình - Tiêu San - với lịng xót thương và nỗi day dứt, ân hận, khi mà chỉ vì ơng là nhà văn, đối tượng cần phải “cải tạo tư tưởng” vậy nên Tiêu San cũng bị hành hạ tinh thần căng thẳng tột độ, bị ung thư cũng khơng được chữa trị. Đó là nỗi đau khơng chỉ của một gia đình Ba Kim, mà cịn của nhiều gia đình Trung Quốc khác trong thời kỳ đó. Khơng chỉ gia đình, việc chứng kiến lần lượt những người bạn của mình “biến mất”, tự tử đã làm kiệt quệ tinh thần của Ba Kim. Khơng khí ngột ngạt bị kiềm tỏa mọi mặt, những nỗi đau mất mát ấy tạo thành vết thương vĩnh viễn không thể liền sẹo trong trái tim những con người đã đi qua mười năm “cách mạng văn hóa”, mà ở đây Ba Kim muốn vạch trần, muốn đưa tất cả nỗi đau khổ do bọn “bè lũ bốn tên” gây lên ra ngồi ánh sáng.

Cịn về đặc trưng tiếp nối tinh thần Ngũ Tứ, chúng ta có thể tìm thấy trong các bài như: Nhớ đồng chí Lão Xá, Thương nhớ Hồ Phong, Hồi niệm

Lỗ Tấn tiên sinh... Trong các bài viết này, bằng việc tưởng nhớ tới những

người đã khuất, Ba Kim muốn những người còn sống phải nhớ về lòng dũng cảm, tinh thần đấu tranh của họ, mà từ đó làm kim chỉ nam, sẵn sàng đứng lên đấu tranh chống cái xấu, cái ác. Bản thân Ba Kim lớn lên trong khơng khí của phong trào Ngũ Tứ, tiếp thu đầy đủ tinh thần của phong trào này, vì vậy có lúc ơng cảm thấy xấu hổ trước các bậc tiền bối như Lỗ Tấn vì bản thân ơng đã hèn nhát “cúi đầu nhận tội”, để mặc bọn “bè lũ bốn tên” hồnh hành mà khơng đứng lên đấu tranh. Vậy nên, khi đã tỉnh khỏi u mê, ơng coi việc nói thật, tố cáo tội ác, giương cao ngọn cờ khai minh, dân chủ, nhân đạo là nhiệm vụ cuối cùng mà ơng phải hồn thành trước khi từ giã cõi đời.

Cuối cùng, sự tự sám hối sâu sắc của Ba Kim được thể hiện rất rõ qua các bài như: Tìm tịi, Nói thật, Lại bàn về nói thật, Thương nhớ Hồ Phong... Lời nói thật đối với Ba Kim là sự ám ảnh, day dứt về việc suốt mười năm “cách mạng văn hóa” chịu im lặng, là tiếng lòng muốn lên tiếng phản tỉnh bản thân và mọi người về tội ác của bè lũ bốn tên, về trách nhiệm cá nhân của nhà văn cũng như mỗi người để cùng ngăn chặn những tội ác như thế có thể lặp lại một lần nữa. Trong suốt mười năm “cách mạng văn hóa” ơng đã tự cúi đầu làm “nơ lệ tư tưởng”, tự phê phán chính mình, đả đảo bản thân cũng như phê phán cả những người xung quanh ông (ông đã từng phê phán Hồ Phong khi bản thân cũng chưa thực sự hiểu rõ Hồ Phong). Điều đó khiến ơng khơng thơi day dứt về trách nhiệm của bản thân - một nhà văn, một người trí thức - đối với tồn thể nhân dân Trung Hoa lúc bấy giờ cũng như sau này. Ông muốn cảnh tỉnh bản thân và thế hệ những người như ông phải đứng lên đấu tranh chống cái xấu, cái ác ngay, để tránh những tai họa như thế có nguy cơ một lần nữa xảy ra.

Như vậy, có thể thấy, tuy chỉ được dịch hơn một phần ba tổng số bài viết trong Tùy tưởng lục của Ba Kim, đồng thời đã được tái cấu trúc lại theo một ý đồ khác với nguyên bản, nhưng bản Tùy tưởng lục tiếng Việt về cơ bản đã vẫn hồn thành vai trị lịch sử của nó như nó đã đặt dấu ấn trong lịch sử văn học Trung Quốc, thứ nhất vẫn bảo lưu được những giá trị của một tác phẩm tiêu biểu của trào lưu Văn học vết thương, là lời nói thật mà Ba Kim mong mỏi được nói ra với người đọc. Tùy tưởng lục đã cung cấp cho độc giả Việt Nam một cái nhìn chính trực, ngay thẳng trong tác phẩm tâm huyết của một trong những nhà văn hàng đầu Trung Quốc - Ba Kim - về mười năm họa hạn “cách mạng văn hóa” của Trung Quốc.

Tiểu kết

Qua quá trình khảo sát cấu trúc trong bản tổng tập của tiếng Trung cũng như việc cấu trúc lại trong bản tiếng Việt của Tùy tưởng lục, bằng việc đánh giá trên hai tiêu chí: mục đích của tác giả và các đặc trưng tiêu biểu của Văn học vết thương, chúng tôi nhận thấy rằng, dù chỉ chuyển ngữ khoảng một phần ba số bài viết cộng thêm việc đảo lộn trật tự các bài trong các tập, nhưng

Tùy tưởng lục bản do hai dịch giả Trương Chính, Ơng Văn Tùng chuyển ngữ,

nhà xuất bản Văn hóa thơng tin ấn hành năm 1998 đã đảm bảo được cả hai tiêu chí trên. Thứ nhất, giữ nguyên được mục đích là tiếng nói thật sau suốt mười năm phải nói dối, nói nhảm, nói những lời đại ngơn, sáo rỗng; lời nói thật ấy càng giá trị hơn khi nó là nỗi lịng của người trí thức đối với những góc khuất mà trước nay chưa từng được viết ra. Thứ hai, trên phương diện các đặc trưng của trào lưu Văn học vết thương, tác phẩm dịch cũng đã cung cấp được cho người đọc một cái nhìn tồn diện về tội ác của “bè lũ bốn tên”, sự tiếp nối tinh thần đấu tranh của thanh niên Ngũ Tứ, cũng như cảm giác dằn vặt, sám hối của người trí thức với vận mệnh dân tộc. Từ đó, chúng tơi có thể khẳng định rằng những thơng điệp chung của tác phẩm đã được truyền tải một cách tương đối đầy đủ trong quá trình cấu trúc lại tác phẩm khi chuyển ngữ từ tiếng Trung sang tiếng Việt.

KẾT LUẬN

Trào lưu Văn học vết thương Trung Quốc tuy kéo dài không lâu (tập trung chủ yếu trong khoảng cuối những năm 70, đầu những năm 80 của thế kỷ XX), nhưng là sự mở đầu cho hàng loạt những trào lưu văn học tiếp sau đó. Là tiếng nói đầu tiên của giới văn nghệ sĩ sau một biến động lớn trong lịch sử chính trị, văn hóa và văn học của Trung Quốc, tiếng nói vạch trần tội ác của “bè lũ bốn tên” trong “cách mạng văn hóa”. Những tiếng lịng của người trí thức sau mười năm họa hạn ấy là lời thức tỉnh lương tri, nhận thức nhân dân Trung Quốc, giúp mọi người bừng tỉnh khỏi cơn ác mộng mười năm. Đồng thời, việc viết về những tổn thương trong q khứ khơng chỉ nhằm mục đích đấu tranh, vạch trần, mà ý nghĩa hơn, giá trị hơn chính là để từ bài học lịch sử thương đau ấy có thể tránh một cuộc “cách mạng văn hóa” tương tự thế xảy ra, tránh những đau khổ cho hiện tại và tương lai. Văn học vết thương cũng là sự tiếp nối của mạch nguồn truyền thống thanh niên cách mạng Ngũ Tứ Trung Quốc, tinh thần dám đứng lên đấu tranh cho lẽ phải, tiến bộ, nhân đạo ấy được các thế hệ thanh niên Trung Quốc liên tục hấp thu và phát huy. Bên cạnh đó, trào lưu này còn gửi gắm những lời phản tư, sám hối của những trí thức, nhà văn về cuộc sống trong mười năm “cách mạng văn hóa”, về những việc họ tự nguyện hoặc bị ép buộc mà phải làm, đó chính là nỗi đau đớn tinh thần, tư tưởng khơng cách nào có thể ngi vợi, xóa mờ.

Đồng thời, việc nhìn nhận Văn học vết thương tại Việt Nam nên chăng hoàn nguyên lại cách hiểu về Văn học vết thương như giới nghiên cứu Trung Quốc đã tương đối thống nhất? Chứ không đơn thuần chỉ xét trên một khía cạnh (vạch trần tội ác của “bè lũ bốn tên” trong “cách mạng văn hóa”) hoặc mở rộng khái niệm “vết thương”, tách rời hoàn cảnh lịch sử ra đời cụ thể của trào lưu văn học này như hiện nay chúng ta đang tiếp cận.

Nhắc tới Văn học vết thương Trung Quốc không thể không kể tới tác phẩm của nhà văn lớn Ba Kim - Tùy tưởng lục. Bộ tác phẩm với một trăm

năm mươi bài viết ghi chép lại những chuyện đã qua trong quá khứ qua dòng suy tưởng của nhà văn nổi tiếng nhớ lâu, nhớ tỉ mỉ của Trung Quốc. Tùy tưởng lục là nỗi lòng, là những trăn trở, dằn vặt, đớn đau của nhà văn Ba Kim

về mười năm động loạn. Đó là cảm giác bất lực trước tội ác, dằn vặt vì bản thân đã không đủ khả năng tự thức tỉnh sớm hơn khi đã từng cam tâm tình nguyện cúi đầu làm “bò”. Sự dằn vặt của Ba Kim là sự dằn vặt đáng kính trọng, bởi lẽ ông là người đầu tiên dám nhận lỗi về mình, tự sám hối về việc đã bỏ quên tinh thần Ngũ Tứ mà chịu cúi đầu nhận tội.

Mặc dù Tùy tưởng lục được dịch và giới thiệu ở Việt Nam năm 1998,

nghĩa là hơn mười năm sau khi cả năm tập của bộ sách này hoàn thiện, đồng thời cũng đã bị tái cấu trúc lại. Qua đối chiếu, so sánh, chúng tôi nhận thấy rằng tác phẩm dịch đã đảm bảo được giá trị của tập Tùy tưởng lục, truyền tải được những khát vọng được nói thẳng, nói thật sau mười năm bị kìm tỏa mọi mặt của Ba Kim. Qua đó, độc giả Việt Nam cũng có thể thấy được bức tranh toàn cảnh về những tội ác của “cách mạng văn hóa” lên thể xác và tinh thần người dân, đặc biệt là trí thức Trung Quốc trong suốt không chỉ mười năm mà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc trưng văn học vết thương trung quốc qua tùy tưởng lục của ba kim và dịch thuật tác phẩm này tại việt nam (Trang 60 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)