SÁU MƯƠI NĂM PHONG TRÀO NGŨ TỨ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc trưng văn học vết thương trung quốc qua tùy tưởng lục của ba kim và dịch thuật tác phẩm này tại việt nam (Trang 72 - 76)

1 Nội dung này do người viết dịch, xem thê mở phần Phụ lục, bài Sáu mươi năm phong

SÁU MƯƠI NĂM PHONG TRÀO NGŨ TỨ

(Dịch từ bài 《“五四”运动六周年》 , trong cuốn《随想录》,(作家出

版社, 2009), tập 《随想录》, trang 63 - 66.)

Nhà thơ Điền Gian gửi thư tới: “Sắp đến sáu mươi năm ‘Ngũ Tứ’, Văn

nghệ Hà Bắc hy vọng có một bài viết của ngài, đề tài do ngài tự quyết

định…”

Đọc được bức thư này tôi mới nhớ ra năm nay là sáu mươi năm phong trào “Ngũ Tứ”. Những việc sáu mươi năm trước dường như đang diễn ra trước mắt, năm đó tơi cịn là đứa trẻ mười lăm tuổi. Chớp mắt, tôi đã là “ông lão” bảy mươi lăm rồi. Sáu mươi năm, đã có rất nhiều thay đổi! Nhưng tôi của hôm nay vẫn ơm trong lịng tinh thần nhiệt tình phản đối phong kiến như trước đây, phản đối các hình thức của hơn nhân sắp đặt, hy vọng nhìn thấy hiện thực xã hội dân chủ chủ nghĩa. Sáu mươi năm trước đã có biết bao thanh niên giương cao ngọn cờ: khoa học và dân chủ, hô to khẩu hiệu mà tiến tới. Tơi như kẻ đói khát cố gắng tranh giành mua các sách báo về phong trào văn hóa mới, như nuốt lấy từng câu từng chữ, đến mức viết thư yêu cầu người ta chỉ cho tơi một con đường chân chính, chỉ cần có thể đập đổ cái cũ, xây dựng cái mới, thì dù cho xơng pha khói lửa tơi cũng cam lòng. Rất nhiều thanh niên thời kỳ đó cũng như tơi, mặc dù sau này chúng tôi đã đi những con đường khác nhau nhưng chúng tôi vẫn là những đứa con đẻ của phong trào “Ngũ Tứ”, là thế hệ đã được những người thanh niên anh hùng của phong trào “Ngũ Tứ” thức tỉnh, dạy dỗ. Câu chuyện anh hùng của họ đã giúp mở mắt

chúng tôi, để chúng tơi được nhìn trời đất mới. Có thể nói, họ đã cứu vớt chúng tôi.

Bất luận thế nào, lịch sử cũng không thể thay đổi. Tơi muốn nói một câu cơng bằng cho thế hệ thanh niên thời đó của chúng tơi. Bất luận xuất thân thế nào, cái chúng ta theo đuổi chính là con đường cho cả quốc gia, dân tộc, chứ không phải con đường của riêng một cá nhân. Trong những ngày đen tối “tứ hại” hồnh hành, tơi có thể khơng cảm thấy tuyệt vọng chính là vì tơi nhớ lại con đường mà bản thân từng đi qua những năm sáu mươi, bảy mươi, những việc một người từng trải qua khơng thể nói cho rõ ràng, tơi từng nói những gì, làm những gì, tơi chưa từng quên hết tất cả, đến cả người khác từng nói những gì, làm những gì tơi cũng nhớ rất kỹ. “Bè lũ bốn tên” muốn một bút mà xóa bỏ tơi, kết luận mọi thứ về tơi, tơi cũng từng viết ra khơng ít những bài “báo cáo” và “kiểm thảo” phủ định triệt để bản thân. Có thời kỳ tơi đã tin tất cả những điều mà người khác tuyên truyền, kiên quyết phủ định bản thân, chuẩn bị làm lại tất cả từ đầu, nghiêm túc cải tạo, “thay da đổi thịt, làm lại con người”. Sau này phát hiện bản thân đã bị lừa, người ta đã nói dối tơi, tơi cảm thấy trống rỗng một thời gian. Đây chính là ảo tưởng to lớn nhất bị tan vỡ. Thời gian này lúc đầu tôi đã nghĩ tới tự sát, nhưng Tiêu San vợ tôi đã ở bên cạnh tơi, tình cảm sâu đậm của cơ ấy đã dẫn dắt trái tim tôi. Hơn nữa tơi vẫn cịn rất nhiều lý do để sống. Khơng lâu sau đó đầu óc tơi dần bình tĩnh lại. Tơi có thể phân tích bản thân, có thể phân tích người khác. Cho dù bị chịu “du đấu”, phải chịu đại hội phê phán, tơi vẫn có thể phân tích, nghiên cứu những bản kiểm thảo, những người phát ngôn kia. Dần dần tôi trở nên tỉnh táo. “Cách mạng văn hóa” đã dạy cho tơi bài học vơ cùng đáng nhớ.

Mười một năm cách mạng văn hóa là thời kỳ đấu tranh vơ cùng gay gắt, phức tạp, hơn nữa rất tàn khốc, người người đều bị cuốn vào vịng xốy ấy, mỗi người đều phải chịu thử thách, việc gì cũng bị đẩy tới đỉnh điểm, khiến

người ta phải nhìn thật rõ ràng. Mọi người đều tiến sát tới con đường này: Không thể không dùng đầu óc mình mà suy nghĩ, khơng thể sống bằng những “kết luận” những “lời răn” của người khác. Hôm nay tôi nhớ lại những việc bản thân làm và những việc người khác làm trong thời gian mười một năm đó, thật là nực cười, thật là ấu trĩ, thật là ngu xuẩn. Nhưng lúc đó lại khơng hề thấy vậy. Ngày nay có người thích thể hiện bản thân sáng suốt, ba mươi năm, thậm chí sáu mươi năm cũng ln sáng suốt đúng đắn. Tơi khơng tin lắm. Bởi vì bản thân tơi từng bị lừa, đã làm việc xấu, vậy mà dám ngẩng đầu “độc lập tư khảo”, nói một ít lời thật lịng. Tơi đã thu hoạch được rất nhiều trong cách mạng văn hóa, “bè lũ bốn tên” đã bày bán tất cả các mặt hàng phái “tả” của mình, những thứ đó đều là thứ hàng rách nát của chế độ phong kiến, ngoại trừ vẻ bề ngồi cịn lại khơng có chút gì là cách mạng. Lâm Bưu, “bè lũ bốn tên” và “người này”, “người kia” dùng việc phục hồi toàn diện chủ nghĩa chuyên chế phong kiến để phản đối “xã hội tư bản chưa từng xuất hiện”, họ lôi những thứ “đồ cổ” lên cải trang lại để khiến người ta tin rằng đó là xã hội chủ nghĩa. Bọn họ để thúc đẩy cái gọi là “chun chính tồn diện đối với giai cấp tư sản” đã giết không biết bao nhiêu người, khiến chảy không biết bao nhiêu máu. Hơm nay tơi mang trong mình vết thương khơng thể chữa lành chào đón sáu mươi năm phong trào “Ngũ Tứ”, tôi chúc mừng bản thân đã vượt qua được vị “nữ hoàng” đao phủ chưa kịp đăng cơ kia. Nhưng nhìn lại con đường loang lổ vết máu đã đi qua, nhớ lại mười một năm bạn bè, đồng chí và cả những người lạ lần lượt nằm xuống, tơi lấy cái gì để an ủi người chết, cổ vũ người sống đây? Nói thật lịng, thế hệ chúng ta chưa thực sự hoàn thành nhiệm vụ phản phong kiến, cũng chưa hoàn thành nhiệm vụ thực hiện dân chủ. Mãi cho đến tận hôm nay, tôi và mọi người khi gặp gỡ, nói chuyện cũng khơng thấy có tinh thần khoa học là mấy, mọi người đã quen với việc nói những lời đại ngôn, sáo rỗng, nói nhảm, chỉ cần cấp trên gật đầu, tất cả đều không thành vấn đề.

Chẳng lẽ thực sự khơng có vấn đề gì sao? Trong tay tơi vẫn còn rất nhiều thư của các độc giả trẻ tuổi gửi tới, lên án tội ác của hơn nhân sắp đặt, trong mười một năm có sinh mệnh của biết bao thanh niên do sự sắp xếp bất hợp lý mà chết trong mỏi mòn. Hiện tại vẫn cần phải phản phong kiến, hiện nay vẫn cần phải tiến hành giương cao ngọn cờ xã hội chủ nghĩa dân chủ và khoa học. Thế hệ trước khơng hồn thành nhiệm vụ, thế hệ sau nhất định có thể hồn thành. Tơi từng nói, bây giờ là thời đại của những anh hùng phong trào “Ngũ Tứ”, chúng tôi gửi gắm hy vọng vào lớp anh hùng trẻ tuổi. Những việc chưa giải quyết được trong quá khứ họ sẽ là người giải quyết. Kế hoạch bốn hiện đại hóa lớn lao sẽ do họ nỗ lực thực hiện. Chúng ta phải yêu thương họ. Mong rằng họ rút ra bài học từ những việc đã qua, mong họ không phải đi bước đường gập ghềnh chúng ta từng đi qua, mong họ thu được thắng lợi hoàn toàn!...

Đây là lần thứ hai tôi đăng bài trên Văn nghệ Hà Bắc. Lần trước là năm 1961, lúc đó tạp chí có tên là Văn học Hà Bắc. Lần đó là đồng chí Viễn Thiên Lý gửi thư mời viết bài. Lúc đó tơi nghỉ hè ở Hồng Sơn, truyện ngắn Hãy

bay đi, chiếc Gaz nhỏ anh hùng gửi cho ơng ấy.

Tại Đại hội văn nghệ tồn quốc lần thứ ba năm 1960 tơi quen đồng chí Viễn Thiên Lý. Sau khi đại hội bế mạc cả gia đình tơi tới sống ở Bắc Đới Hà, gặp đồng chí Viễn Thiên Lý mấy lần, thế là thành thân quen. Có một lần con trai mới mười tuổi của tơi bị say xe, vơ tình nơn lên người ơng ấy, chúng tôi thấy rất ái ngại, nhưng ông khơng hề tỏ ý khó chịu chút nào. Rời khỏi Bắc Đới Hà, tôi vẫn gặp lại ông một lần trong nhà ăn của một khách sạn ở Bắc Kinh. Chúng tơi ngồi nói chuyện, sức khỏe của ông không tốt lắm nên nói khơng nhiều. Về sau ơng có gửi tặng tôi tập thơ Tam xướng tập. Mười mấy năm khơng thư từ gì với ơng, cũng khơng biết tình hình gần đây của ơng thế nào. Tháng năm, tháng sáu năm ngoái tham dự Đại hội văn nghệ mở rộng, tơi

cũng khơng thấy ơng. Sau đó đọc được bài Nhớ Viễn của đồng chí Lý Ngưu trên Văn học nhân dân số tháng chín, mới biết ông “rốt cuộc đã rũ bỏ sinh

mạng mình”. Lễ truy điệu chiêu tuyết lại cho ơng được cử hành vào ngày 17 tháng hai năm nay tại Thạch gia trang, tro cốt của ông được an táng tại địa phương. Ông đã “gánh vác quốc gia dân tộc, gánh vác đại chúng nhân dân”, có thể an lịng nhắm mắt không chút hối tiếc. Nhưng một “linh hồn tốt đẹp, chân thành, thiện lương” như thế thì bất cứ thế lực phản động nào cũng không thể phá hủy, ơng sẽ cịn sống mãi trong nhân gian.

Ngày 13 tháng 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc trưng văn học vết thương trung quốc qua tùy tưởng lục của ba kim và dịch thuật tác phẩm này tại việt nam (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)