1 Nội dung này do người viết dịch, xem thê mở phần Phụ lục, bài Sáu mươi năm phong
“TỰ DO SÁNG TÁC”
(Dịch từ bài 《“创作自由”》 , trong cuốn《随想录》,(作家出版社, 2009), tập 《无题集》, trang 523 - 526.)
Hôm nay nhận được thư của một người bạn từ New York gửi về, trong thư có một đoạn thế này: “Đại hội Văn nghệ Bắc Kinh lần này, phản ứng của phía hải ngoại rất mạnh, mặc dù mọi người nói có chút khó nghe, nhưng
dường như đều rất vui vẻ và yên tâm. Chúng tơi mong rằng có thể thực sự được như thế. Với trái tim trẻ trung của ngài, cũng mong rằng ngài hiểu được chúng tôi.” Cô ấy là biên tập của phụ bản Mỹ châu Hoa kiều nhật báo, ngồi ra cịn phụ trách hai mục của phụ bản khác. Tít của phụ bản là: Cái nhìn của
hải ngoại đối với Đại hội Văn nghệ Trung Quốc lần thứ tư, gồm chắp bút của
hai mươi tư nhà văn hải ngoại.
Đại hội lần này thực sự thành cơng, tơi vì bị bệnh nên khơng thể tham gia, chỉ là nhờ người đọc hộ diễn văn khai mạc của tôi tại đại hội, nhưng sau đại hội thường có người tới tìm tơi nói chuyện về buổi đại hội, tôi cũng đọc qua một phần các văn kiện và báo cáo vắn tắt của đại hội. Tơi có kỳ vọng rất lớn đối với đại hội lần này, tôi nghĩ: Đại hội lần này chắc chắc không giống bất kỳ lần nào trước đó. Căn cứ vào đâu để đưa ra phán đoán này, tơi cũng khơng thể nói cho rõ ràng được. Đại hội đã kết thúc rồi. Phản ứng rất nhiệt liệt, tơi nói tới khơng phải là “hải ngoại”, mà là ở trong nước, phản ứng đến từ mối quan hệ thiết thân của các nhà văn trong nước đối với đại hội lần này. Phản ứng nhiệt liệt, chứng tỏ đạ hội này đã diễn ra khơng bình thường, nghe nói sau đại hội có rất nhiều đơn vị chủ động mời người truyền thơng, có thể thấy đại hội lần này đã nhận được sự chú ý rộng rãi. Đối với đại hội có lẽ mỗi người sẽ có những cách nhìn nhận khác nhau, nhưng có lẽ có một điểm mọi người cùng đồng ý là: mọi người đều hoang nghênh nó. Dĩ nhiên cũng có ngoại lệ, có người khơng hài lịng với đại hội lần này, nhưng số người này có thể nói là rất ít, lại chỉ dám náu mình trong góc mà phàn nàn.
Sau khi đại hội khai mạc, phóng viên của Tân hoa xã đã gọi điện thoại tới mời tôi phát biểu cảm nghĩ, tôi đang nằm bệnh, khơng thể nói gì nhiều, chỉ nói: “Đại hội diễn ra rất tốt đẹp. Tơi đồng ý với câu nói của Vương Mơng: ‘Thời kỳ hoàng kim của văn học Trung Quốc thực sự tới rồi.” Hôm nay tôi đọc bài “cảm tưởng” của nhà văn người Hoa ở hải ngoại về đại hội, không
ngời những suy nghĩ của họ và tôi khác nhau không là mấy, lời của họ tôi thấy khơng những khơng phải “khó nghe”, mà là rất dễ nghe. Ở đây không tồn tại vấn đề hiểu hay khơng hiểu. Nói thật trái tim của tơi cũng khơng cịn trẻ trung gì nữa. Nhưng tơi và họ đều vơ cùng yêu mến dân tộc Trung Hoa vĩ đại của chúng ta, đều vô cùng yêu mến nhân dân Trung Quốc lương thiện, cho nên chúng tơi có cùng chung nhận định. Tơi sẽ tùy ý đưa ra một ví dụ sau. Có một nhà văn hải ngoại cũng nói rằng “Hai việc nhận được sự quan tâm nhiều nhất là: Thứ nhất, đồng chí Hồ Khải Lập thay mặt Đảng Cộng sản Trung ương Trung Quốc phát biểu sự đảm bảo tự do sáng tác cho các nhà văn; thứ hai là các nhà văn phái cách tân Lưu Tân Nhạn, Vương Mông nhận được số phiếu bầu rất cao.” Đối với vấn đề thứ nhất, các nhà văn hải ngoại đều nhắc tới, dù là nói kỹ hay lướt qua, nói rõ ràng hay ẩn ý, mọi người đều cho rằng “tự do sáng tác” là điều kiện không thể thiếu của việc phát triển sáng tác. Đối với vấn đề thứ hai, những người nhắc tới không nhiều, nhưng các tác phẩm của Lưu Tân Nhạn, Vương Mông được cộng đồng hải ngoại đón nhận rất rộng rãi, có người thậm chí cịn cho rằng việc họ được lựa chọn chính là “khúc khải hoàn của phái cách tân”. Những ý kiến như thế này có gì mà “khó nghe” chứ? Chẳng phải bản thân chúng ta cũng có những ý kiến tương tự như vậy sao?
Dạo gần đây tôi vẫn dưỡng bệnh tại nhà. Buổi tối, ho rất dữ, khơng ngừng xoay trái xoay phải trên giường, nói chung cảm thấy rất khó chịu, có lúc chủ ngủ được độ hơn tiếng, lại bị tiếng kêu của chính mình trong giấc mơ đánh thức. Khơng ngủ được tơi lại nghĩ ngợi lung tung. Tôi thường nghĩ tới Đại hội Đại biểu các nhà văn lần thứ tư này. Thế là tơi cũng có “cảm nghĩ” riêng đối với đại hội lần này. Nhưng kỳ lạ, tôi nghĩ tới cũng vừa vặn là hai sự việc này: khánh từ và tuyển cử. Đây là hai “thu hoạch” lớn, cũng là hai “đột phá” lớn của đại hội lần này. Những đại biểu tham dự đại hội, không phải là
“vì đến kỳ thì mở hội” mà là để giải quyết vấn đề làm sao để phát triển sáng tác. Các nhà văn đã dùng trí não của mình để suy nghĩ về vấn đề này, đối với họ “tự do sáng tác” và “dân chủ nghệ thuật” khơng cịn là lời nói sng nữa. Khơng cần phải nói, sự bảo đảm tự do sáng tác của Trung ương Đảng Trung Quốc đã nhận được sự hoan nghênh vô cùng nhiệt liệt, đây cũng là sự cổ vũ to lớn đối với các nhà văn. Nói tới tuyển cử, có người nói, lần này khơng phải là dựa vào ý kiến của người khác mà khoanh vòng chọn, chúng ta có thể được dựa vào suy nghĩ của bản thân mà lựa chọn “người lãnh đạo”.
Hai việc này đều chỉ là sự mở đầu. Nhưng là sự mở đầu sẽ có những người tiếp nối. Đi được bước thứ nhất sẽ dễ dàng bước được bước thứ hai. Có người mở đầu, sẽ có khơng ít người tiếp nối. Có đường rồi, người đi sẽ ngày càng nhiều. Cả nước đang dõi theo các sự việc trong đại hội này, mọi người đều nghĩ: Các bạn đã mở ra con đường đó, hà cớ gì chúng tơi khơng cùng bước theo? Các bạn có thể dựa vào suy nghĩ của bản thân để lựa chọn bầu cho ai, đây là một tấm gương đối với chúng tơi. Chúng tơi cũng có thể dùng những vòng khuyên tròn để thể hiện ý kiến của bản thân. Dù cho chẳng dễ để tiến được một bước lớn về phía trước, nhưng có ai lại bằng lịng trở lại chỗ cũ hoặc bước lùi chứ?!
Liên quan tới tuyển cử, tơi khơng muốn nói nhiều nữa. Chỉ mong rằng mọi người khơng nói những lời sáo rỗng nữa, sẽ tiến được những bước kiên định trên con đường sáng tác thực tế, dù cho bước chậm đi chăng nữa, cũng không thể để bị ghim mãi trong vũng lầy không nhấc nổi chân. Từ khởi đầu “tự do sáng tác”, sẽ tiến tới khu vườn trăm hoa đua nở. “Tự do sáng tác” không phải là khẩu hiệu sáo rỗng, chỉ có là người trải qua thực tiễn sáng tác mới hiểu được “tự do sáng tác” nghĩa là gì. Cũng chỉ có việc có thật nhiều tác phẩm chất lượng mới có thể chứng minh rõ “tự do sáng tác” là gì. Tơi cịn nhớ một chuyện, nhà thơ nổi tiếng của Nga thế kỷ XIX Nekrasov lúc sắp qua
đời mới than rằng, lúc ông mới sáng tác các tác phẩm đều bị bộ phận kiểm duyệt tùy ý cắt lược, hiện giờ ông đang nằm trên giường bệnh gần kề cái chết rồi, văn thơ của ông phải chịu lưỡi đao của đao phủ, ông thật không cam tâm… Nguyên văn tôi không nhớ rõ nữa, những lời than của tác giả Cô gái Nga rằng không được “tự do sáng tác này thực sự đã để lại ấn tượng sâu sắc
trong tơi. Nước Nga dưới chế độ Sa Hồng cai trị khơng hề có tự do, càng khơng có “tự do sáng tác”. Nhưng văn học Nga thế kỷ XIX đến nay vẫn là một đỉnh cao của văn học thế giới. Những ánh hào quang trong văn chương của Nekrasov cũng là từ những bụi gai, con đường nhỏ mà vụt sáng thành các ngôi sao. Bộ cuối trong ba bộ tiểu thuyết lớn của Tolstoi là Phục sinh được viết, phát hành trong điều kiện khơng có tự do. Khi Tolstoi còn sống chưa từng có một cuốn sách tóm lược nào tại đất nước của ơng. Ơng và Nekrasov đều phấn đấu cả đời vì “tự do sáng tác”. Các nhà văn dùng trí óc của mình xem xét vấn đề, căn cứ vào cảm nhận về cuộc sống của bản thân, viết ra những lời cá nhân muốn nói, đây chính là thực hiện “tự do sáng tác”. Kinh nghiệm của các nhà văn đi trước cho chúng tôi biết rằng, “tự do sáng tác” không phải tự nhiên, mà phải do giành lấy. Các nhà văn nghiêm túc sáng tác cho dù chưa có được tự do cũng có thể viết ra được kiệt tác, mặc dù sau đó có bị bức hại thì các tác phẩm của họ vẫn sống mãi trong lòng người dân. Việc bảo đảm “tự do sáng tác” không chỉ là lời cổ vũ đối với các nhà văn, mà còn là động lực để văn học phát triển. Sự bảo đảm không thể thay thế được sáng tác, thời kỳ hồng kim có thực sự đến hay không vẫn phải dựa vào sự dẫn đường của các tác phẩm chất lượng. Thời kỳ hồng kim chính là thời kỳ xuất hiện các nhà văn, các tác phẩm hay. Thời kỳ này không thể chỉ dùng sự kỳ vọng, mong chờ mà nó có thể tới. Liên quan tới Đại hội văn nghệ, có báo viết, “Có rất nhiều nhà văn đặc biệt là các đồng chí lão thành vành mắt đều đỏ hoe, họ khóc và nói họ mong chờ cả đời cuối cùng cũng có được ngày hơm nay.”
Tơi khơng được tận mắt chứng kiến những giọt lệ của mọi người, không thể dựa vào đốn mị mà giải thích bất cứ chuyện gì; nhưng tơi có thể nói, nếu như tơi tham dự đại hội, giả như tơi có rơi lệ, thì đó nhất định là giọt nước mắt luyến tiếc đã bỏ phí hai, ba mươi năm thời gian tốt nhất để sáng tác. Tơi thường nói bản thân viết văn năm, sáu mươi năm, nhưng có người bạn cười trêu tôi viết chữ không bằng đứa trẻ con tiểu học. Lời ơng ấy nói là thật. Tơi từ nhỏ đã rất ít bỏ cơng luyện chữ, khơng thích điền chữ trên những tờ giấy đỏ kẻ ơ vng, cũng khơng thích thầy giáo cầm tay dạy viết chữ, vậy nên viết không được đẹp, đây là sai lầm của bản thân. Sau này bước chân vào con đường văn chương, tơi cũng khơng thích lấy lịng biên tập, chạy theo độc giả, lại càng khơng vì suy nghĩ của người khác mà lay động ngòi bút của mình, tơi đã từng viết ra khơng ít thứ bỏ đi, nhưng tơi khơng thấy hối tiếc về điều đó. Tơi cảm thấy đáng tiếc chính là đã để những ngày ấy trơi đi vơ ích. Thảo luận nhiều như vậy! Nói những lời sáo rỗng nhiều như vậy! Làm sao có thể viết ra tác phẩm?! Nghe nói, “các nhà văn lớn tuổi mong đợi cả đời mới đến ngày này” khiến họ rơi nước mắt, vậy chẳng lẽ thứ mà độc giả mong đợi cả đời là giọt nước mắt của các nhà văn. Đương nhiên không phải. Cái độc giả mong chờ là thực tế sáng tác và sự lao động cực nhọc của nhà văn, là tác phẩm, là những tác phẩm hay. Khơng có tác phẩm, tất cả đều là lời nói sáo rỗng, đến “thời kỳ hồng kim của văn học Trung Quốc” cũng là lời sáo rỗng. Nên đặt kỳ vọng vào bản thân các nhà văn, đặc biệt là các nhà văn trẻ và trung niên - tôi đã luôn nghĩ như vậy.