Bản đồ hành chính thành phố Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố bắc ninh (Trang 32 - 34)

Nguồn:Cổng thông tin điện tử thành phố Bắc Ninh

Thành phố Bắc Ninh nằm trong tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, cách trung tâm công nghiệp Hải Phòng - Quảng Ninh hơn 100 km về phía Đông; là đầu mối giao thông của các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; thành phố Bắc Ninh có các tuyến giao thông huyết mạch chạy qua từ đường bộ, đường sắt cho đến đường thủy nội địa như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 38,

Quốc lộ 18, tuyến đường Bắc Ninh- Nội Bài, tuyến đường sắt Bắc - Nam. Thành phố Bắc Ninh có tiềm năng, thế mạnh về thương mại dịch vụ, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và truyền thống văn hoá lâu đời.

3.1.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội

a. Tăng trưởng kinh tế

Năm 2016, tổng thu NSNN trên địa bàn đạt 15.050 tỷ đồng, bằng 107,5% dự toán, bằng 118,7% so với năm 2015. Trong đó, thu nội địa ước đạt 10.035 tỷ đồng; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 4.540 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách địa phương ước thực hiện là 13.394 tỷ đồng, bằng 146% so với dự toán; trong đó chi đầu tư phát triển ước thực hiện trên 3784 tỷ đồng. Việc đầu tu từ vốn ngân sách tỉnh đã góp phần lớn trong việc xây mới, nâng cấp, cải tạo hệ thống giao thông, hỗ trọ đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn và các dự án trọng điểm.

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm xã hội (GRDP) của Thành phố Bắc Ninh luôn duy trì bình quân ở mức từ 14,8%; Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng thương mại - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng đạt trên 97%; đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, còn 2,22% (thấp nhất toàn tỉnh). Từ năm 2015, thành phố Bắc Ninh đã trở thành thành viên của “Câu lạc bộ 1.000 tỷ” thu ngân sách nội địa. Đây chính là dấu mốc quan trọng đánh giá sự lớn mạnh của các doanh nghiệp và kinh tế thành phố trẻ đang khởi sắc.

Bên cạnh đó, thành phố đẩy mạnhthu hút đầu tư, xây dựng và phát triển các khu công nghiệp (KCN) lớn như: KCN Quế Võ (650 ha), KCN Hạp Lĩnh - Nam Sơn (300 ha) và 05 cụm công nghiệp làng nghề, thu hút gần 2.000 doanh nghiệp và hàng trăm cơ sở, hợp tác xã sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp đang hoạt động hiệu quả, góp phần giải quyết việc làm cho hơn 40 nghìn lao động.

b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế của thành phố chuyển dịch theo hướng tích cực tăng tỷ trọng công nghiệp và thương mại, dịch vụ. Hai lĩnh vực mũi nhọn của thành phố đều có mức tăng trưởng cao: Khu vực công nghiệp - xây dựng (CN-XD) tăng bình quân 14,9%, thương mại dịch vụ (TM-DV) tăng 15,6% và khu vực nông, lâm thủy sản cũng tăng 1,4%. Do vậy, cơ cấu kinh tế cũng tiếp tục chuyển dịch theo định hướng phát triển của thành phố là: TM-DV chiếm 50,4%; CN-XD 47,1% và khu vực Nông lâm, thủy sản chỉ còn chiếm 2,5% (Vượt mục tiêu Nghị quyết).

Bảng 3.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của thành phố Bắc Ninh qua từ năm 2001 đến 2016

Đơn vị tính: %

TT Năm Mức tăng trưởng bình quân Chia theo ngành NN CN-XD TM-DV 1 2001-2005 16,65 5,22 19,27 14,57 2 2006-2010 16,75 0,03 15,76 20,51 3 2011-2016 14,80 0,82 13,69 16,75

Nguồn: Chi cục Thống kê thành phố Bắc Ninh (2017)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố bắc ninh (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)