Đơn vị tính: %
Tiêu chí CBQL NV
Kiến thức ngoại ngữ 67 45
Kiến thức về hội nhập 87 34
Kiến thức về quản trị nhân sự 76 56
Kiến thức về quản trị rủi ro 35 16
Kiến thức về văn hóa doanh nghiệp 78 35
Kiến thức về trách nhiệm xã hội 76 23
Kiến thức về quản trị SX 45 76
Kiến thức về chính trị, pháp luật 76 39
Kiến thức về văn hóa xã hội 47 54
Kiến thức về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh 98 89 Nguồn: Kết quả điều tra (2017)
4.1.2. Kỹ năng của cán bộ quản lý trong doanh nghiệp
4.1.2.1. Kỹ năng xây dựng kế hoạch
Khi xây dựng kế hoạch cho doanh nghiệp, cán bộ quản lý thường dựa vào mục tiêu phát triển của doanh nghiệp để xây dựng kế hoạch. Một kế hoạch tốt, phù hợp với doanh nghiệp là phải đảm bảo và thực hiện được các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra. Qua nghiên cứu, mục tiêu của doanh nghiệp thường là đa mục tiêu nhưng ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp là tăng lợi nhuận, sau đó đến tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm và từ đó tăng thị phần cho doanh nghiệp.
Bảng 4.3. Kết quả khảo sát cán bộ quản lý về mục tiêu hoạt động của DN
Đơn vị tính: %
Tiêu chí TM- DV TTCN XD – SX
Mở rộng thị trường 11 13 7
Tăng lợi nhuận 80 70 76
Tăng năng lực cạnh tranh 9 14 17
Thu hẹp thị trương 0 0 0
Nguồn: Kết quả điều tra (2017)
Để thực hiện được các mục tiêu trên, cán bộ quản lý doanh nghiệp cần có một trình độ và khả năng lập kế hoạch nhất định, để đưa ra được một kế hoạch tốt và sát với thực tế. Nhưng qua điều tra, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đa phần ở mức độ tạm được (khoảng 47% cán bộ quản lý doanh nghiệp đánh giá), còn tỷ lệ cán bộ quản lý doanh nghiệp đánh giá kế hoạch của doanh nghiệp rất tốt và tốt là khá thấp và có sự khác nhau không rõ rệt giữa giữa các loại hình doanh nghiệp. Đánh giá kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do cán bộ quản lý doanh nghiệp đánh giá được thể hiện qua Bảng 4.4.
Bảng 4.4. Đánh giá của CBQL về kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Đơn vị tính: doanh nghiệp
Tiêu chí TM- DV TTCN XD – SX
Rất tốt 3 1 2
Tốt 15 2 13
Bình thường 7 4 7
Kém 3 1 2
Nguồn: Kết quả điều tra (2017)
Doanh nghiệp không hoàn thành được kế hoạch đề ra, ngoài những nguyên nhân chủ yếu trên còn do việc tổ chức thực hiện kế hoạch và chuẩn bị các yếu tố đầu vào cho sản xuất của cán bộ quản lý. Cán bộ quản lý tự đánh giá việc tổ chức thực hiện kế hoạch của mình ở từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh đa phần ở mức bình thường và tốt. Trong đó, đặc biệt là là khâu chuẩn bị về thị trường tiêu thụ sản phẩm còn yếu. Như vậy để việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tốt thì cán bộ quản lý cần phải học hỏi và nâng cao kỹ năng lập kế hoạch; tổ chức thực hiện kế hoạch ở tất cả các khâu trong quá trình sản xuất.
Hình 4.2. Kết quả khảo sát về công tác kế hoạch của doanh nghiệp
Nguồn: Kết quả khảo sát (2017)
Nguyên nhân dẫn đến việc công nhân viên của doanh nghiệp đánh giá việc lập kế hoạch của doanh nghiệp ở mức bình thường là do họ không biết được kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty, trong quá trình sản xuất đôi lúc còn bị động, chưa chủ động được nguyên vật liệu sản xuất và thị trường tiêu thụ, cùng với việc phần lớn cán bộ quản lý đều không kiểm tra, giám sát quá trình chuẩn bị đầu vào cho sản xuất; trực tiếp kiểm tra quá trình sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm. Về việc kiểm tra giám sát này cán bộ quản lý thường giao cho các phòng ban có liên quan đến từng lĩnh vực. Trưởng, phó các phòng ban này sẽ phải trực tiếp quản lý, kiểm tra, giám sát sau đó báo cáo lên cán bộ quản lý. Trưởng, phó các phòng ban sẽ phải chịu trách nhiệm trước cán bộ quản lý về các lĩnh vực mình quản lý. Ngoài ra, cán bộ quản lý cũng thỉnh thoảng xuống trực tiếp kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.
Công nhân viên của doanh nghiệp là người trực tiếp chịu sự kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện kế hoạch của doanh nghiệp nên hơn ai hết họ có thể đánh giá chính xác việc thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện kế hoạch của doanh nghiệp. Qua nghiên cứu, ta thấy giám sát trong cả ba khâu là: chuẩn bị sản xuất, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp là chưa tốt và cần hoàn thiện trong thời gian tới.
Kỹ năng lập kế hoạch của cán bộ quản lý doanh nghiệp cũng như của cả các doanh nghiệp điều tra vẫn còn nhiều hạn chế, chưa sát với thực tế sản xuất kinh doanh. Do vậy, để nâng cao kỹ năng lập kế hoạch cho cán bộ quản lý chủ chốt của các doanh nghiệp thì cần một số biện pháp sau: chính các cán bộ quản lý
11%
23% 59%
4% 3%
cần tự mình học hỏi nâng cao kỹ năng lập kế hoạch; đào tạo hoặc tuyển dụng các chuyên gia về lập kế hoạch để lập kế hoạch cho doanh nghiệp; bên cạnh đó các cơ quan chính quyền điạh phương cần tạo điều kiện hoặc đứng ra mở các lớp đào tạo, tập huấn ngắn hạn hoặc dài hạn cho lãnh đạo chủ chốt của doanh nghiệp,…
Do công tác lập kế hoạch còn nhiều hạn chế, chưa tốt và chưa sát với thực tế nên việc hoàn thành kế hoạch của các doanh nghiệp còn khá thấp (doanh nghiệp mới hoàn thành khoảng 71% kế hoạch đề ra). Việc các doanh nghiệp không hoàn thành được kế hoạch sản xuất kinh doanh là do rất nhiều nguyên nhân khác nhau.
Hình 4.3. Kết quả điều tra về mức độ hoàn thành kế hoạchcủa doanh nghiệp
Nguồn: Kết quả khảo sát (2017)
Qua nghiên cứu, nguyên nhân chính dẫn đến việc không hoàn thành kế hoạch của doanh nghiệp là do khi lập kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch doanh nghiệp không phân công, bổ nhiệm, trao quyền và trách nhiệm cho từng bộ phận của doanh nghiệp; tiếp đến là việc không có liên kết giữa các phòng ban của doanh nghiệp trong quá trình lập kế hoạch; doanh nghiệp không đủ nhân lực để hoàn thành kế hoạch;… Cụ thể đánh giá của cán bộ quản lý về nguyên nhân không hoàn thành kế hoạch của doanh nghiệp được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.5. Kết quả khảo sát CBQL về nguyên nhân kế hoạch chưa hiệu quả
Các tiêu chí đánh giá Lựa chọn (%)
Kế hoạch không thống nhất 45
Kế hoạch không xác định được mục tiêu ưu tiên 23
Kế hoạch không có sự phân công 37
Kế hoạch không sát với thực tế 68
Nguồn: Kết quả khảo sát (2017) 12% 24% 32% 15% 17% Vượt kế hoạch 150- 200% Vượt kế hoạch 105 - 150% Hoàn thành 100% Hoàn thành 90- 99% Hoàn thành dưới 90% kế hoạch
4.1.2.2. Kỹ năng tổ chức nhân sự
Để mở rộng quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, việc có các chính sách đãi ngộ đối với nhân viên cũ và tuyển dụng thêm lao động là một việc làm hết sức cần thiết. Việc đào tạo, bồi dưỡng để nhân viên mới quen với công việc của công ty là một việc làm khá tốn thời gian và tiền bạc. Do vậy, việc giữ chân các nhân viên mới, nâng cao nghiệp vụ cho họ để phục vụ cho quá trình phát triển doanh nghiệp đòi hỏi cán bộ quản lý cần có kỹ năng quản lý nhân sự thật tốt.
Đối và nâng cao trình độ cũng như kinh nghiệm cho công nhân viên của doanh nghiệp, các doanh nghiệp cũng thường xuyên bố trí và tạo điều kiện cho một số nhân viên cũng như cán bộ tham gia những khóa đào tạo để tích lũy kinh nghiệm nhằm phục vụ cho lợi ích của doanh nghiệp mình hiện tại cũng như tương lai.
Kinh nghiệm cho thấy các doanh nghiệp thành đạt thì cán bộ quản lý đều chú trọng tới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên, tạo môi trường làm việc tốt, có chính sách đãi ngộ đối với nhân viên phù hợp, xác định được nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp,… Quản trị nhân lực trong doanh nghiệp là các hoạt động của cán bộ quản lý doanh nghiệp nhằm hỗ trợ, giúp các thành viên, các bộ phận và toàn bộ tổ chức hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời nó còn cho phép tổ chức đáp ứng kịp thời những thay đổi của con người, công việc và môi trường. Không những vậy, quản trị nhân sự còn phải tạo ra môi trường làm việc, ứng xử giữa các thành viên trong doanh nghiệp thật hòa đồng, nâng cao tính tự giác của nhân viên,… nhằm thực hiện những mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra. đánh giá của lãnh đạo công ty về quá trình quản trị nhân sự trong doanh nghiệp của mình
Qua nghiên cứu, cán bộ quản lý các doanh nghiệp luôn tạo điều kiện và động viên cán bộ công nhân viên của mình tham gia các lớp đào tạo tập huấn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như tay nghề. đối với các cán bộ cấp quản lý (từ phó phòng trở lên) đều yêu cầu phải có trình độ chuyên môn nhất định và luôn tạo điều kiện để họ có cơ hội để đi học nâng cao trình độ. Số cán bộ có trình độ trong các doanh nghiệp đều tăng lên, tỷ lệ cán bộ cấp quản lý có trình độ đại học và trên đại học ngày càng nâng cao.
Lao động chủ chốt của doanh nghiệp đa số có trình độ trung cấp và cao đẳng. Lao động có trình độ cao (đại học, trên đại học) là rất ít (trên 10% tổng số lao động chủ chốt). đây sẽ là một hạn chế rất lớn trong quá trình quản lý nhân sự trong doanh nghiệp. Trong thời gian tới cán bộ quản lý cần tạo điều kiện để lao động chủ chốt của doanh nghiệp được đi học tập nâng cao trình độ bản thân, cũng như nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của họ góp phần phát triển doanh nghiệp trong thời gian tới. Nhưng qua nghiên cứu, đánh giá của nhân viên về khả năng quản trị nhân sự của cán bộ quản lý trong việc tạo điều kiện cho nhân viên học tập để nâng cao trình độ, tạo môi trường làm việc thuận lợi, động viên công nhân viên,… của lãnh đạo các doanh nghiệp điều tra đa số ở mức độ bình thường. Cụ thể đánh giá của nhân viên về quá trình quản lý nhân sự của cán bộ quản lý được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây.
Bảng 4.6. Kết quả khảo sát người lao động về kỹ năng tổ chức nhân sự của cán bộ quản lý Đơn vị tính: % Tiêu chí Rất kém Kém Bình thường Tốt Rất tốt
Văn hóa ứng xử với nhân viên 1,7 15 45 28,3 10
Mức độ động viên nhân viên 11,7 15 70 1,7 1,7
Mức độ bố trí sử dụng đúng người đúng việc 13,3 26,7 51,7 3,3 5 Khả năng xác định nhu cầu nhân lực 8,3 55 31,7 5 Khả năng đề bạt, thăng tiến cho người lao động 0 16 49 24 11
Nguồn: Kết quả khảo sát (2017)
Qua đây, chúng ta thấy khả năng quản lý nhân sự của các DN ởtại Thành phố Bắc Ninh còn nhiều hạn chế. Trong thời gian tới lãnh đạo của các DN ở đây cần phải nâng cao trình độ cũng như kinh nghiệm của mình trong quá trình quản lý nhân sự từ đó cán bộ quản lý doanh nghiệp ngày càng phát triển.
4.1.2.3. Kỹ năng quản lý tài sản
Tài sản/vốn là một yếu tố vật chất quan trọng, là điều kiện tiên quyết trong hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ lĩnh vực sản xuất kinh doanh và bất kỳ doanh nghiệp nào. Tài sản/vốn ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp có tài sản lớn hoặc tiềm lực vốn lớn sẽ có
điều kiện đầu tư mở rộng quy mô, cải tiến trang thiết bị, đầu tư dây chuyền công nghệ, chủ động trong sản xuất kinh doanh tạo ưu thế cho doanh nghiệp của mình trên thị trường. Do vậy muốn doanh nghiệp phát triển thì cán bộ quản lý hay người đứng đầu doanh nghiệp phải có khả năng quản lý và phát triển tài sản hiện có của doanh nghiệp.
Qua nghiên cứu, chúng ta thấy đa phần tổng tài sản nguồn vốn của các doanh nghiệp đều tăng lên trong giai đoạn từ 2015 - 2017. Đi sâu nghiên cứu vào từng loại hình doanh nghiệp: các doanh nghiệp xây dựng - sản xuất khác có tổng tài sản cao nhất (trên 57 tỷ đồng/doanh nghiệp); tiếp đến là các doanh tiểu thủ công nghiệp và các doanh nghiệp thương mại dịch vụ
Bảng 4.7. Kết quả khảo sát tổng tài sản nguồn vốn của các doanh nghiệp điều tra điều tra TT Ngành 2015 (Tr.đ) 2016 (Tr.đ) 2017 (Tr.đ) So sánh (%) 2016/ 2017/ BQ 2015 2016 1 SX - XD 31.459 53.418 57.675 169,8 108,0 138,9 3 TM - DV 28.533 41.295 55.927 144,7 135,4 140,1 5 TTCN 11.543 22.113 30.585 191,6 138,3 164,9 6 Dịch vụ khác 4.065 7.460 18.351 183,5 246,0 214,8 Tổng 75.600 124.286 162.538 164,4 130,8 147,6 Nguồn: Kết quả khảo sát (2017)
Nếu căn cứ theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP (theo tổng nguồn vốn) để phân loại thì có tới 63,33% là doanh nghiệp nhỏ (tức là có tổng nguồn vốn từ 20 tỷ đồng trở xuống và 36,67% là doanh nghiệp vừa (tổng nguồn vốn trên 20 tỷ đồng). Như vậy, đại đa số các DN ởtại Thành phố Bắc Ninh đang hoạt động trong tình trạng không đủ vốn cần thiết, khoảng 2/3 các doanh nghiệp có tổng nguồn vốn dưới 20 tỷ đồng. Chính những khó khăn về tài chính đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, đòi hỏi ban cán bộ quản lý cần có khả năng quản lý tài sản và huy động nguồn vốn sản xuất kinh doanh hiệu quả nhằm phát triển tổng tài sản nguồn vốn cho doanh nghiệp hướng đến mục tiêu chủ động về vốn và tài sản phục vụ sản xuất, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.
Đơn vị tính: %
Hình 4.4. Kết quả khảo sát cán bộ quản lý và nhân viên về năng lực quản lý tài sản của cán bộ quản lý
Nguồn: Kết quả khảo sát (2017)
Qua kết quả khảo sát về năng lực quản lý tài sản của cán bộ quản lý trong doanh nghiệp cho thấy cả cán bộ quản lý tự đánh giá về năng lực này và cả người lao động đánh giá đều cho kết quả khá đồng nhất. Cụ thể: có 34% cán bộ quản lý cho rằng năng lực quản lý về tài sản bình thường; ở nhân viên thì có 39%; có 43,1% cán bộ quản lý đánh giá công tác này thực hiện tốt và 7% là rất tốt. Trong khi có 34,8% nhân viên đánh giá là tốt và 8,7% đánh giá là rất tốt. Vận còn khoảng 15% đánh giá không tốt.
4.1.2.4. Kỹ năng quản lý sản phẩm
Khả năng quản lý sản phẩm bao gồm: quản lý về chất lượng sản phẩm (dịch vụ); tính đa dạng, độc đáo của sản phẩm; dịch vụ chăm sóc khách hàng; chiến lược sản phẩm (dịch vụ) mới.
Chất lượng sản phẩm đóng vai trò quan trọng nhất, quyết định đến khả năng tiêu thụ và phát triển sản phẩm của doanh nghiệp. Bất cứ một sản phẩm nào nếu muốn tồn tại lâu dài trên thị trường thì điều quan trọng nhất mà sản phẩm đó phải có là chất lượng tốt, đảm bảo đúng tiêu chuẩn. Chất lượng sản phẩm được quyết định bởi nhiều yếu tố quan trọng như nguyên vật liệu, công nghệ, trình độ tay nghề lao động, trình độ tổ chức quản lý sản xuất, sự đánh giá, cảm nhận của khách hàng,… 3 2 12.4 14.6 34.5 39.9 43.1 34.8 7.0 8.7 CBQL NV Rất kém Kém Bình thường Tốt Rất tốt
Trước yêu cầu của thị trường ngày càng cao, các DN tại Thành phố Bắc Ninh đã quan tâm đến yếu tố chất lượng sản phẩm (dịch vụ) và đã cố gắng không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm (dịch vụ) để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thị trường. Tuy nhiên, nhìn chung các sản phẩm (dịch vụ) của các DN tại Thành phố Bắc Ninh có chất lượng chưa thực sự cao, chất lượng sản phẩm chưa thực sự có ưu thế trên thị trường. Qua kết quả điều cho thấy, ngoại trừ các sản phẩm của ngành thủ công mỹ nghệ với các sản phẩm là đồ gỗ mỹ nghệ có chất