Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố bắc ninh (Trang 28 - 30)

Phần 1 Mở đầu

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.2. Bài học kinh nghiệm

2.2.2.1. Bài học kinh nghiệm cho Thành phố Bắc Ninh

- Thứ nhất, tạocơ sở pháplýcho doanh nghiệp hoạtđộngvà phát triển - Thứ hai, chínhsáchhỗtrợvềtàichính

Khó khăn về tài chính là một trở ngại lớn đối với DN ở các nước, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Vì vậy giúp đỡ về tài chính, tín dụng là một trong

những quan tâm hàng đầu của Chính phủ. Việc trợ cấp vốn được tiến hành thông qua một hệ thống Ngân hàng và các tổ chức tài chính với mức lãi suất ưu đãi khác nhau.

- Thứ ba, chínhsáchhỗ trợ tiêuthụsảnphẩm hànghóa

Tiêu thụ sản phẩm hàng hóa là một khó khăn đốivớiDN, đặcbiệt trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế và cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ. Để năng cao NLCT của hàng hóa của DN,vấn đề cơ bản là hỗ trợ khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, coi trọng các sảnphẩm mang tính truyền thống dân tộc độc đáo.

- Thứ tư, hỗ trợ về khoahọc côngnghệ,đào tạo,tư vấn,thôngtin

Hỗ trợ khoa học công nghệ cho DN chủ yếu là chuyển giao khoa học công nghệ, đào tạo nâng cao tay nghề của người lao động sản xuất và người quản lý, cung cấp các thông tin, vừa nâng cao năng suất và hiệu quả của DN,vừa nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa.

- Thứ năm, tạo mối quan hệ hợp tác giữa DN với DN lớn, đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác trong DN,nâng cao NLCT.

Coi trọng hình thức tổ chức hợp tác của DN do yêu cầu của SXKD giúp nhau giải quyết đầu vào và đầu ra cho DN, đặc biệt các Ngân hàng tạo thuận lợi cho vay vốn đồng thời cũng nâng cao NLCT giữa DN thông qua các hoạt động liên kết,hỗ trợ.

- Thứ sáu, thành lập các cơ quan quản lý,đại diện và hỗ trợ DN

DNcóvaitrò vàvịtrí quan trọng và chiếm một tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân, do đó ngoài sự quan tâm của Tổng Thống, Thủ tướng, Nhà Vua, Chính Phủ và các cơ quan Nhà Nước,các nước đều có cơ quan lo quản lý và hỗ trợ DN.

2.2.2.2. Kinh nghiệm cho các Hiệp hội ngành nghề trên địa bàn

- Cần nâng cao hoạt động của các Hiệp hội theo hướng thực chất, thiết thực và hiệu quả nhằm tạo nên khí thế, tinh thần doanh nhân cạnh tranh lành mạnh, hợp tác phát triển, chia sẻ và đoàn kết giữa các cán bộ quản lý với nhau.

- Hiệp hội ngành nghề là nơi chia sẽ kiến thức, kinh nghiệm cũng như kỹ năng quản lý cho cán bộ quản lý. Do vậy các doanh nghiệp nên tham gia vào các hiệp hội nhằm trao đổi kinh nghiệm cho nhau.

2.2.2.3. Kinh nghiệm cho các đơn vị đào tạo trên địa bàn

- Các trường cần tạo được bầu không khí tự do tư duy khoa học, xây dựng môi trường học tập sáng tạo, phù hợp với đối tượng là cán bộ quản lý.

- Đa dạng hóa khối kiến thức để người học có quyền lựa chọn theo sở thích. Chuẩn đầu ra hội tụ được các yếu tố về kiến thức, kỹ năng và thái độ. Bên cạnh kiến thức nền tảng là yếu tố quyết định cho việc phát triển tư duy, đặc biệt là khả năng tư duy phản biện.

- Nhà trường cần xóa bỏ lối dạy truyền thống, cần áp dụng phương pháp dạy tích cực lôi cuốn người học tham qua cùng giải quyết vấn đề, cùng tìm kiến thức, được tự do phản biện, tạo sự tương tác cao giữa người dạy và người học và giữa những người học với nhau.

2.2.2.4. Kinh nghiệm cho các doanh nghiệp

- Các chủ doanh nghiệp, Hội đồng quản trị trong các công ty cần trao quyề và tách bạch quyền sở hữu với quyền điều hành trong doanh nghiệp.

- Xây dựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ quản lý theo khung năng lực, trong đó nhấn mạnh năng lực lãnh đạo.

- Công tác quy hoạch cán bộ, dựa vào chức danh công việc của cán bộ quản lý, HĐQT và các nhà đầu tư phải mạnh dạn chọn những người có năng lực cũng như phải kiên quyết miễn nhiệm những cán bộ quản lý không đủ năng lực.

- Đánh giá kết quả thực hiện công việc của cán bộ quản lý theo khung năng lực.

2.2.2.5. Kinh nghiệm cho các cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp

- Thứ nhất, Bản thân các cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp phải nhận thức được tầm quan trọng của mình đối với doanh nghiệp.

- Thứ hài, Cán bộ quản lý phải liên tục bồi dưỡng để nâng cao năng lực quản lý bao gồm trình độ chuyên môn, kỹ năng quản lý và phẩm chất thài độ thông qua một số lớp.

- Thứ ba, Tham gia vào các hiệp hội doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh trên địa bàn để trao đổi kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố bắc ninh (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)