3.1.1. Khái quát về thành phố Bắc Ninh
Thành phố Bắc Ninh nằm ở phía Nam sông Cầu, phía Đông Bắc của tỉnh, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 30km về phía Nam, cách thành phố Bắc Giang 20km về phía Bắc. Thành phố có 19 đơn vị hành chính gồm 16 phường và 3 xã.
- Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang;
- Phía Nam giáp huyện Tiên Du, huyện Quế Võ; - Phía Đông giáp huyện Quế Võ;
- Phía tây giáp huyện Tiên Du, huyện Yên Phong.
Hình 3.1. Bản đồ hành chính thành phố Bắc Ninh
Nguồn:Cổng thông tin điện tử thành phố Bắc Ninh
Thành phố Bắc Ninh nằm trong tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, cách trung tâm công nghiệp Hải Phòng - Quảng Ninh hơn 100 km về phía Đông; là đầu mối giao thông của các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; thành phố Bắc Ninh có các tuyến giao thông huyết mạch chạy qua từ đường bộ, đường sắt cho đến đường thủy nội địa như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 38,
Quốc lộ 18, tuyến đường Bắc Ninh- Nội Bài, tuyến đường sắt Bắc - Nam. Thành phố Bắc Ninh có tiềm năng, thế mạnh về thương mại dịch vụ, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và truyền thống văn hoá lâu đời.
3.1.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội
a. Tăng trưởng kinh tế
Năm 2016, tổng thu NSNN trên địa bàn đạt 15.050 tỷ đồng, bằng 107,5% dự toán, bằng 118,7% so với năm 2015. Trong đó, thu nội địa ước đạt 10.035 tỷ đồng; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 4.540 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách địa phương ước thực hiện là 13.394 tỷ đồng, bằng 146% so với dự toán; trong đó chi đầu tư phát triển ước thực hiện trên 3784 tỷ đồng. Việc đầu tu từ vốn ngân sách tỉnh đã góp phần lớn trong việc xây mới, nâng cấp, cải tạo hệ thống giao thông, hỗ trọ đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn và các dự án trọng điểm.
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm xã hội (GRDP) của Thành phố Bắc Ninh luôn duy trì bình quân ở mức từ 14,8%; Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng thương mại - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng đạt trên 97%; đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, còn 2,22% (thấp nhất toàn tỉnh). Từ năm 2015, thành phố Bắc Ninh đã trở thành thành viên của “Câu lạc bộ 1.000 tỷ” thu ngân sách nội địa. Đây chính là dấu mốc quan trọng đánh giá sự lớn mạnh của các doanh nghiệp và kinh tế thành phố trẻ đang khởi sắc.
Bên cạnh đó, thành phố đẩy mạnhthu hút đầu tư, xây dựng và phát triển các khu công nghiệp (KCN) lớn như: KCN Quế Võ (650 ha), KCN Hạp Lĩnh - Nam Sơn (300 ha) và 05 cụm công nghiệp làng nghề, thu hút gần 2.000 doanh nghiệp và hàng trăm cơ sở, hợp tác xã sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp đang hoạt động hiệu quả, góp phần giải quyết việc làm cho hơn 40 nghìn lao động.
b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế của thành phố chuyển dịch theo hướng tích cực tăng tỷ trọng công nghiệp và thương mại, dịch vụ. Hai lĩnh vực mũi nhọn của thành phố đều có mức tăng trưởng cao: Khu vực công nghiệp - xây dựng (CN-XD) tăng bình quân 14,9%, thương mại dịch vụ (TM-DV) tăng 15,6% và khu vực nông, lâm thủy sản cũng tăng 1,4%. Do vậy, cơ cấu kinh tế cũng tiếp tục chuyển dịch theo định hướng phát triển của thành phố là: TM-DV chiếm 50,4%; CN-XD 47,1% và khu vực Nông lâm, thủy sản chỉ còn chiếm 2,5% (Vượt mục tiêu Nghị quyết).
Bảng 3.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của thành phố Bắc Ninh qua từ năm 2001 đến 2016
Đơn vị tính: %
TT Năm Mức tăng trưởng bình quân Chia theo ngành NN CN-XD TM-DV 1 2001-2005 16,65 5,22 19,27 14,57 2 2006-2010 16,75 0,03 15,76 20,51 3 2011-2016 14,80 0,82 13,69 16,75
Nguồn: Chi cục Thống kê thành phố Bắc Ninh (2017)
Hình 3.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của thành phố Bắc Ninh
Nguồn: Chi cục Thống kê thành phố Bắc Ninh (2017)
Diện mạo thành phố đã có sự đổi thay với sự xuất hiện của nhiều trung tâm thương mại lớn, nhiều tuyến phố TM-DV sầm uất, hiện đại, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của các doanh nghiệp và nhân dân thành phố và các địa phương lân cận. Điều này được khẳng định rõ nét khi tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của thành phố năm 2016 ước đạt trên 16,7 nghìn tỷ đồng, gấp 1,79 lần năm 2011 và đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm là 18,4%/năm. Với 2 KCN và 5 cụm công nghiệp làng nghề, thành phố phát triển trên 1900 doanh nghiệp, HTX với giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh năm 1994) đạt 18.350 tỷ đồng, vượt 15,78% so với Nghị quyết Đại hội XX, giải quyết việc làm cho gần 60.000 lao động, góp phần vào giải quyết việc làm mới bình
13.5 14 14.5 15 15.5 16 16.5 17 2001-2005 2006-2010 2011-2016
quân hàng năm 5.200 lao động. Cộng đồng doanh nghiệp trên cả 2 lĩnh vực TM- DV và CN-TTCN không chỉ góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm mà còn đóng góp rất lớn vào số thu NSNN của thành phố với ước thu ngân sách địa phương năm 2016 đạt hơn 919,7 tỷ đồng và đưa tỷ lệ hộ nghèo giảm chỉ còn 1,9% theo chuẩn nghèo năm 2010.
Bảng 3.2. Cơ cấu kinh tế của thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2005 - 2016
STT Các ngành kinh tế Chia theo năm (%) 2005 2010 2016
1 Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 9,5 4,7 2,5
2 Công nghiệp - Xây dựng 49,9 49,1 47,1
3 Thương mại -dịch vụ 40,6 46,2 50,4
Nguồn: Chi cục Thống kê thành phố Bắc Ninh, 2017
Cơ cấu kinh tế của thành phố Bắc Ninh có sự chuyển dịch khá nhanh, phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước cũng như Đại hội Đảng bộ thành phố đề ra. Những năm gần đây, cơ cấu kinh tế của cả nước nói chung và của từng tỉnh, từng địa phương nói riêng đã và đang chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH. Đó là tỷ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ ngày càng tăng đã kéo theo sự chuyển dịch của cơ cấu lao động.
c. Văn hoá, xã hội
Thành phố Bắc Ninh có số lượng các di tích lịch sử, văn hóa đứng đầu các huyện, thị xã trong tỉnh với gần 1000 di tích trong đó có 116 di tích được xếp hạng (57 di tích cấp Quốc gia, 59 di tích cấp Tỉnh); 106/107 làng, khu phố đạt danh hiệu làng văn hoá; 19/19 xã, phường có đài truyền thanh; 19 nhà văn hóa cấp xã, phường (8 nhà văn hóa được xây dựng riêng biệt); 100 nhà văn hóa cấp làng, khu phố (71 nhà văn hóa được xây dựng riêng biệt, 29 nhà văn hóa sử dụng đình chùa, sân kho...làm nhà văn hóa); có 2 thư viện cấp thành phố, 06 thư viện cấp xã, 85 tủ sách các làng, khu phố; 61 điểm vui chơi trẻ em.
3.1.1.2. Tình hình dân số, nguồn nhân lực
a. Dân số
Thành phố Bắc Ninh có số dân thành thị cao nhất của tỉnh Bắc Ninh, đồng thời phân bố không đều chỉ tập trung ở khu vực nội thị (các phường của thị xã Bắc Ninh cũ). Năm 2015, dân số trên địa bàn mới chỉ có 181.741 người
trong đó dân số thành thị là 135.215 người (chiếm 71,82% tổng dân số của thành phố). Đến năm 2017, dân số của thành phố Bắc Ninh là 190.588 trong đó dân số thành thị là 178.009 người chiếm 93,4%, dân số ở nông thôn là 12.579 người chiếm 6,6%. Số dân thành thị tăng nhanh đã làm cho mức độ đô thị hóa trên địa bàn thành phố Bắc Ninh ngày càng tăng cao so với các khu vực khác trong tỉnh.
Bảng 3.3. Dân số thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2015 - 2017
Chỉ tiêu 2015 (Người) 2016 (Người) 2017 (Người) So sánh 2016/2015 So sánh 2016/2015 Người % Người % Tổng dân số 181.741 186.017 190.588 4.276 102,4 4.571 102,4573 - Thành thị 135.210 169.461 178.009 34.251 125,3 8.548 105,0442 - Nông thôn 45.980 16.556 12.579 - 29.424 36,0 -3.977 75,9785 Nguồn: Chi cục Thống kê thành phố Bắc Ninh
b. Nguồn nhân lực
Năm 2016, tổng số lao động xã hội của toàn thành phố chiếm khoảng 66,6% tổng dân số, tương đương với khoảng 126.931 người. Trong đó số lao động xã hội đã qua đào tạo của toàn thành phố chiếm khoảng 60% tương đương với khoảng 76.158 người, giai đoạn 2010-2016 trung bình mỗi năm lao động qua đào tạo tăng thêm khoảng từ 1000 người. Số lao động có bằng từ công nhân kỹ thuật trở lên chiếm 67,3%, như vậy, chất lượng nguồn nhân lực thành phố Bắc Ninh cao nhất của tỉnh Bắc Ninh. Nguồn nhân lực trẻ và chiếm tỉ trọng cao, một mặt là lợi thế cho phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; mặt khác, cũng tạo sức ép lên hệ thống giáo dục - đào tạo và giải quyết việc làm.
Sự chuyển dịch cơ cấu lao động được phản ánh hết sức rõ nét, xu hướng lao động tham gia vào lĩnh vực Công nghiệp, xây dựng; Thương mại, dịch vụ ngày càng chiếm tỷ lệ lớn, trong khi đó lao động thuộc lĩnh vực Nông lâm ngư nghiệp ngày càng giảm. Điều này phản ánh lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và thương mại dịch vụ và cả công nghiệp hóa nông nghiệp, thiết bị máy móc phục vụ cho nông nghiệp ngày càng phát triển mạnh trên địa bàn thành phố Bắc Ninh. Trong 3 năm qua số lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 8,3%, bình quân mỗi năm giảm khoảng 2,7%.
Bảng 3.4. Cơ cấu lao động của thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2015 – 2017 TT Chỉ tiêu 2015 2016 2017 So sánh 2016/2015 So sánh 2016/2015
(Người) (%) (Người) (%) (Người) (%) Người % Người %
Tổng dân số 181.741 100,0 186.017 100 190.588 100 4.276 102,4 4.571 102,5
Tổng số lao động 122.129 67,2 123.701 66,5 126.931 66,6 1.572 101,3 3.230 102,6
1 Phân theo khu vực
- Lao động thành thị 87.811 71,9 106.507 86,1 108.907 85,8 18.696 121,3 2.400 102,3
- Lao động nông thôn 34.318 28,1 17.194 13,9 18.024 14,2 -17.124 50,1 830 104,8
2 Phân theo ngành kinh tế -
Nông, lâm nghiệp và thuỷ
sản 12.335 10,1 6.556 5,3 2.285 1,8 -5.779 53,1 -4.271 34,9
- Công nghiệp - Xây dựng 84.880 69,5 87.209 70,5 92.406 72,8 2.329 102,7 5.197 106,0
- Thương mại -dịch vụ 24.914 20,4 29.936 24,2 32.240 25,4 5.022 120,2 2.304 107,7
Nguồn: Chi cục Thống kê thành phố Bắc Ninh
Ngành công nghiệp, xây dựng: Đây là ngành kinh tế đang tạo ra giá trị gia tăng cao trong kinh tế của thành phố và là ngành thu hút đông nhân lực nhất trong các nhóm ngành kinh tế. Toàn thành phố có 7 khu, cụm công nghiệp làng nghề và đa nghề, trong đó nhiều khu công nghiệp có tỷ lệ lấp đầy cao. Nhiều dự án mới có quy mô lớn, trình độ công nghệ tiên tiến đi vào hoạt động (trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), làm tăng năng lực và quy mô của một số ngành sản xuất mũi nhọn. Với nhiều mức thu nhập khác nhau tuỳ thuộc vào trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề, sức khoẻ, kinh nghiệm làm việc,… đây là nguồn thu hút chủ yếu lao động sau tốt nghiệp phổ thông, mới được đào tạo từ các trường cao đẳng, dạy nghề trong tỉnh và trên đại bàn thành phố.
Ngành thương mại, dịch vụ như: ngành thương nghiệp, xây dựng, khách sạn, nhà hàng, vận tải kho bãi và thông tin liên lạc, ngành tài chính, tín dụng, kinh doanh bất động sản,… là những ngành có số lao động đứng thứ hai, hằng năm duy trì ở mức trên 20%.
Như vậy có thể thấy quy mô và cơ cấu đào tạo nhân lực trên địa bàn Bắc Ninh đang phát triển đúng theo tinh thần Đề án phát triển nguồn nhân lực và Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Có thể khẳng định, những định hướng, chủ trương và chính sách phù hợp với tình hình thực tiễn, chắc chắn sẽ góp phần vào sự thành công trong việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Cùng với tốc độ tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, thu nhập bình quân đầu người của thành phố Bắc Ninh cũng tăng khá nhanh. Năm 2014 thu nhập bình quân người của thành phố (giá thực tế) mới chỉ đạt 40,2 triệu đồng/ năm. Nhưng đến năm 2016 thu nhập bình quân /người đã đạt 52,8 triệu đồng.
Bảng 3.5. Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2015 - 2017
Thu nhập
2015 2016 2017 So sánh (%) (nghìn.đ) (nghìn.đ) (nghìn.đ) 16/15 17/16 BQ
Bình quân đầu người/1 tháng 3.350 3.768 4.400 112,5 116,8 114,6 Bình quân đầu người/1 năm 40.200 45.216 52.800 112,5 116,8 114,6
3.1.2. Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Bắc Ninh Bắc Ninh
Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thành phố Bắc Ninh được hình thành từ những năm 1995. Ở những năm này mới chỉ có vài doanh nghiệp do các gia đình sản xuất kinh doanh lập lên. Đến năm 2000, tổng số doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thành phố Bắc Ninh là 51 doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp tăng nhanh ở những năm 2004 - 2005, vơi tốc độ tăng là trên 100% trong giai đoạn này. Đến năm 2005, tổng số doanh nghiệp ở thành phố Bắc Ninh là trên 740 doanh nghiệp. Giai đoạn 2005 - 2015, số doanh nghiệp của thành phố có xu hướng tăng nhanh do các khu công nghiệp và cụm công nghiệp phát triển. Tính đến cuối năm 2016, tổng số doanh nghiệp nhỏ và vừa là trên 2.500 doanh nghiệp. Tốc độ tăng giai đoạn 2000 - 2015 là 35%/năm.
Các doanh nghiệp ở Thành phố Bắc Ninh chủ yếu xuất phát từ kinh doanh hộ gia đình, do vậy các doanh nghiệp này có tính chất gia đình. Tức là, các cán bộ quản lý có tính chất cha truyền con nối.
Ngành nghề của các doanh nghiệp ở Thành phố Bắc Ninh rất đa dạng như: chế biến gỗ, sắt thép, vật liệu xây dựng,... Tuy nhiên có thể phân làm 3 nhóm ngành: thương mại dịch vụ (TM-DV) có 47% doanh nghiêp, tiểu thủ công nghiệp (TTCN) có 14% doanh nghiệp, và xây dựng - sản xuất (XD-SX) có 39% doanh nghiệp.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
3.2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Những dữ liệu thứ cấp gồm các thông tin về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương, tình hình dân số, lao động… được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm các sách, báo, tạp chí, các văn kiện, nghị quyết được thu thập tại các cơ quan chuyên môn như: phòng Thống kê, phòng Nông nghiệp & PTNT, phòng Tài Chính - Kế hoạch, phòng Công thương, UBND các xã, phường trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh.... Ngoài ra tác giả còn tham khảo các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học. Những số liệu này được thu thập bằng cách đọc, trích dẫn như trích dẫn tài liệu tham khảo.
3.2.1.2. Nguồn số liệu sơ cấp
- Nội dung điều tra: tập trung thu thập thông tin về năng lực quản lý của đội ngũ lãnh đạo. Cụ thể: thông tin về tổ chức bộ máy quản lý của các doanh nghiệp; thông tin năng lực lập kế hoạch, năng lực quản lý nhân sự; năng lực quản lý tài sản; năng lực quản lý thông tin; năng lực quản lý đầu ra.
- Chọn mẫu điều tra: tác giả lựa chọn 2 nhóm đối tượng của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố là cán bộ quản lý và người lao động.
- Cỡ mẫu: Tổng thể đối tượng điều tra là 2.143 doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động trên địa bàn, sai số cho phép 10% (e = 10%).
Cỡ mẫu được chọn theo công thức của Slovin: N 2.143
n = --- = --- = 96 1+ N (e2) 1 + 2.143 (0,1)2
Kích thước mẫu tối thiểu theo công thức Slovin là 96 mẫu, trong nghiên cứu