CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
2.1. Cảm hứng chủ đạo trong hai tập thơ “Một tiếng đờn” và “Ta với ta”
2.1.1. Cảm hứng về vẻ đẹp của Tổ quốc, quê hương, con người
Cảm hứng về Tổ quốc, về nhân dân, về lịch sử đất nước trong thơ Tố Hữu là dòng chảy lớn xuyên suốt sự nghiệp sáng tác của ông bởi “Tố Hữu là nhà thơ của dân tộc và nhân dân” [9, tr.277]. Điều này cũng rất dễ hiểu bởi Tố Hữu là nhà thơ vốn có sự gắn bó với cuộc sống bình dị. Cảm hứng trong thơ ông thường được bắt nguồn từ những gì gần gũi như cây đa, bến nước, con đò…, từ những truyền thống và giá trị lịch sử.
Với “Một tiếng đờn” và “Ta với ta”, cảm hứng chủ đạo của nhà thơ đã có sự thay đổi mới mẻ. Đất nước hoàn toàn giải phóng, dân tộc ta, nhân dân ta bước vào thời kì khôi phục và xây dựng đất nước sau những năm tháng đau thương. Thơ Tố Hữu ban đầu vẫn giữ được cái nhìn tổng quát, sôi nổi, vui tươi về những mảnh đất lịch sử trong thời bình.
nhưng mang dáng vẻ khác. Ở tập thơ này, Tố Hữu trở về với bút pháp nội tâm, mang tính chất trầm ngâm, chiêm nghiệm trong cuộc sống nhưng vẫn tràn ngập niềm tin và khao khát sống.
Nếu như trước đây, quê hương đất nước được nhà thơ cảm nhận trong từng thời khắc với nét đẹp thân thương, bình dị của núi rừng:
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang. (Việt Bắc, 1954)
Điểm xuyết trên cái nền màu xanh bát ngát bao la là màu hoa chuối đỏ tươi đang nở rộ lung linh dưới ánh nắng mặt trời. Khung cảnh thiên nhiên tựa như một bức tranh với đường nét, màu sắc vừa đối lập, vừa hài hòa, vừa cổ điển vừa hiện đại. Bao trùm lên cảnh vật mùa xuân là màu trắng dịu dàng, trong trẻo, tinh khiết của hoa mơ nở khắp rừng, làm bừng sáng cả khu rừng bởi sắc trắng mơ màng, bâng khuâng, dịu mát và cả không gian ngập tràn sức sống mùa xuân lan tỏa và tràn trề nhựa sống. Khung cảnh thiên nhiên còn đẹp hơn bởi sự xuất hiện của con người bình dị trong lao động. Họ cần mẫn, tỉ mẩn, khéo léo, tài hoa, nhanh nhẹn, chăm chút đó cũng chính là phẩm chất tần tảo của con người Việt Bắc.
Khi đất nước hoàn toàn giải phóng, cả dân tộc ta bắt tay vào công cuộc hàn gắn các vết thương chiến tranh, khôi phục và xây dựng đất nước, Tố Hữu nhìn đâu cũng thấy đẹp, thấy vui. Nhưng quê hương, đất nước, con người trong thơ ông giờ không chỉ mang vẻ đẹp thơ mộng, lãng mạn trước kia mà còn mang khí thế của thời đại mới. Để có những vần thơ sôi nổi ấy, Tố Hữu đã hòa mình vào công cuộc xây dựng đất nước nói chung và trong hành trình ấy, vẻ đẹp của những con đường, những địa danh ở khắp mọi miền quê hương Tổ quốc được thể hiện qua những vần thơ khi ông tìm về cội nguồn, về những địa danh xưa.
Vùng đất Phồn Xương (Yên Thế, Bắc Giang) đã từng gắn bó với Tố Hữu cũng đã mang diện mạo mới trong thơ ông. Một không gian tràn ngập
hứng khởi, lòng người phơi phới niềm tin. Trong một ngày đầu thu về với vùng đất Phồn Xương, tác giả dường như nghe thấy những âm vang của đất trời. Khắp không gian ngập tràn màu vàng của lúa chín, của một mùa bội thu và màu đỏ của ngói mới. Cuộc sống của con người đang được đổi thay hàng ngày khiến tác giả liên tưởng tới ngày hội rước Hoàng Tướng quân linh thiêng, trang trọng.
Tiếng người xưa, đá còn ghi Lệnh cồng giục cháu con đi theo Người
Sáng thu nay đẹp đất trời Đầu mùa lúa chín như phơi hoa vàng
Phồn Xương ngói mới đỏ làng
Tưởng như ngày hội rước Hoàng tướng quân. (Phồn Xương, 1986)
Đây là những anh hùng của thế kỉ XX, những con người đem Việt Nam ra tới năm châu bốn biển:
Xôn xao máy động vang rừng núi Rẽ sóng tàu ra nắng đại dương.
(Bài thơ đang viết , 1981)
Tố Hữu đã viết về những con người ngày đêm xây dựng cuộc sống mới, và tên tuổi của họ cũng gắn với những địa danh lịch sử, họ đã mang đến diện mạo mới cho mọi vùng quê trên dải đất hình chữ S này:
Từ Yên Bái, Thác Bà reo thủy điện Sang chiến công thế kỷ, đập Hòa Bình Lại vào Nam, hồ Dầu Tiếng mông mênh Trị An lớn, bốn trăm ngàn ki-lô-oát
Lên Thác Mơ, sáng rừng xanh bát ngát Yaly ơi, mơ ước của Tây Nguyên
Dòng Xê Xan, thác dữ, đã xây nền Vẫn còn bao nhiêu vùng vẫy gọi…
(Những bàn tay xây dựng, 1997)
Trên chặng đường xây dựng đất nước, những con người làm thủy điện đã được tác giả nhắc đến như niềm từ hào. Những công trình thủy điện như Thác Bà, Hòa Bình, Dầu Tiếng, Trị An, Thác Mơ, Yaly hay Xê Xan đã đem đến cho đời sống của nhân dân ta những đổi thay trong cuộc sống. Thủy điện được dựng xây, ánh sáng tràn ngập khắp mọi nơi trên dải đất hình chữ S này dường như đã đem đến cho nhân dân ta niềm tin về ngày mai tươi sáng. Và trên con đường xây dựng đất nước đó, họ tựa như những người anh hùng, đã chinh phục và làm chủ những đỉnh cao, những ngọn nguồn thác dữ.
Đặc biệt, khi tìm hiểu, chúng ta có thể nhận thấy những thời điểm lịch sử luôn gợi cho Tố Hữu cảm hứng sáng tác. Chính vì thế, rất nhiều các tác phẩm thơ của ông gắn với một số sự kiện lớn của dân tộc, những vấn đề có ý nghĩa lịch sử, khát vọng về ngày mai tươi sáng. Tiêu biểu như sự kiện cây cầu mới được xây dựng bắc qua sông Bến Hải, nằm ở phía Tây cây cầu Hiền Lương, nhà thơ ngậm ngùi khi nhớ tới quá khứ xưa về cầu Hiền Lương , biểu tượng của nỗi đau chia cắt Việt Nam thành hai quốc gia trong suốt 21 năm (1954 – 1975).
Qua cầu mới, nhớ cầu xưa Cầu Hiền Lương ấy, lưỡi cưa xé lòng
Cây cầu sắt, cắt ngang sông Bóng đen in xuống, đục dòng nước xanh
Cây cầu Hiền Lương đã đi vào lịch sử, được tác giả gọi tên mà trong lòng nặng trĩu nỗi xót xa: “Một cây cầu nhỏ, mà đau một đời!” bởi chỉ một cây cầu ấy thôi, nó cắt ngang sông, chia đôi nước Việt Nam ta lúc bấy giờ. Nó gợi cho tất cả những người dân về ngày hôm qua của dân tộc, đau thương, xót xa. Nhưng giờ đây, trong niềm vui đất nước đổi mới, những cây cầu mới bắc qua sông được xây dựng, cầu qua sông Bến Hải cũng đã được xây mới nhưng con người vẫn giữ một thái độ trân trọng với quá khứ đau thương của dân tộc.
Ngày vui, ai nỡ quên thời nhớ thương Hai mươi năm ấy, Hiền Lương…
(Cầu Hiền Lương, 2000)
Hình ảnh trở đi trở lại trong thơ của Tố Hữu là hình ảnh của đất nước, đã từng được nhà thơ gọi đó là “chú khổng lồ”, “chàng trai vạm vỡ”. Trong thơ, đất nước mang hơi hướng của của người anh hùng làng Gióng, từ nhỏ đã vươn vai trở thành tráng sĩ, góp sức mình cho đất nước, cho quê hương.
Tự hào thay! Việt Nam ta đang có mặt trên đời Đẹp như một chàng trai vạm vỡ
Đánh giặc suốt ba mươi năm, đã toàn thắng, chẳng bao giờ run sợ
Có thể nào quên? Mới đó hai nhăm năm
Gột sạch bùn và máu, ta đứng lên từ nghèo đói, tối tăm (Cảm nghĩ đầu xuân 2002)
Trong muôn ngàn nguồn thi liệu mà Tố Hữu đem đến cho nền thi ca, người ta không thể không nhắc đến tình cảm yêu mến của nhà thơ dành cho mùa Xuân, mùa đẹp nhất trong năm, trẻ trung, tràn đầy nhựa sống.
Trong thời kì mới, cả dân tộc bắt tay vào công cuộc vừa dựng xây dựng, vừa kiến thiết đất nước, Tố Hữu đã viết về những con người với niềm tin tất thắng:
Đời vui thế, khi ta làm chủ Anh em ơi, đồng chí mình ơi! Trẻ lại rồi, thế kỉ 20
Và trẻ mãi, mỗi người Một nhành xuân, của Đảng.
(Một nhành xuân, 1980)
Và có khi, mùa xuân đến bất ngờ khiến nhà thơ thấy mình bỡ ngỡ. Những hình ảnh lộc non, lá biếc mở ra một không gian tràn ngập sắc xuân:
Bài thơ chưa kịp viết. Mùa xuân Đã đến quanh ta. Khác mọi lần
Như tự lòng người, xanh lộc mới Đất trời phơi phới sắc thanh tân. (Bài thơ đang viết, 1981)
Vẻ đẹp của đất nước thanh bình được Tố Hữu khám phá ở trong sự thay đổi về đời sống sinh hoạt của con người. Nhìn thuyền bè trôi trên sông, ông thấy những bãi bờ xanh ngắt trải dài, cuộc sống mới như thu hút lòng người:
Đường lên Cẩm Thủy, trung du Xe lăn chầm chậm, gió thu ru mình
Nắng vờn núi gấm chênh chênh Sóng dờn sông Mã lượn quanh hàng đồi
Thuyền chài thôi kiếp dạt trôi Thong dong bè nứa, quẫy đuôi cá lồng
Đôi bờ xanh nõn ngô đông Chè nương, bãi lạc, lúa đồng sum suê
(Cẩm Thủy, 1986)
Và chính trong giai đoạn hòa bình, Tố Hữu cũng không quên những năm tháng gian khổ, chiến tranh, để từ đó trân trọng hơn những vẻ đẹp của đất nước hiện tại.
Để ngợi ca những mảnh đất đổi mới, Tố Hữu đã sử dụng những hình ảnh hết sức chân thật, được lặp đi lặp lại nhiều lần. Đó chính là hình ảnh ngói mới đỏ tươi, cánh đồng lúa chín, ngô khoai xanh biếc, cây chồi vàng ươm…Những hình ảnh này mang dấu hiệu của cuộc sống mới đang trên đà đổi thay.
Khi viết về những mảnh đất lịch sử trong thời kì đất nước đổi mới, Tố Hữu thường có sự đối chiếu giữa xưa và nay, giữa quá khứ và hiện tại, giữa cái gian khổ và thanh bình, giữa thiên nhiên hoang vu và trù phú. Chính vì vậy, trong thơ của Tố Hữu, người đọc dễ dàng cảm nhận được vẻ đẹp của đất nước thời kì hòa bình. Cảm hứng tự hào về đất nước khi bước vào giai đoạn đổi mới đã mang đến cho thơ ông hơi thở, sức sống mới:
Muôn nghìn sức mạnh,
Như hôm qua lao vào trận đánh Ta sẽ đi.
Đi tới những ngày mai Như một đoàn quân Bước thẳng, đường dài.
(Một khúc ca, 1979)
Hay lời ca vang mãi trong ngày hội xuân, ngày hội chung của dân tộc và cũng là ngày hội riêng trong lòng mỗi người:
Lòng sẵn mở. Và chân sẵn bước Cho sáng mai nay, rộn ràng cả nước Mở hội mừng Xuân. Mừng bạn. Mừng ta.
(Mừng bạn, mừng ta, 1979)
Mùa xuân đến còn mang theo hơi ấm của tình người, trong không khí rộn ràng của đất trời, của mùa xuân đã tràn ngập nắng, của xuân phơi phới niềm tin.
Đã chắc cầm tay, mùa gặt mới Bởi Xuân lên nắng, ấm tình người Bởi đời ta với Xuân đi tới
Phơi phới. Xuân vui với cuộc đời. (Xuân đấy, 1984)
Mùa xuân trong cảm nhận của nhà thơ không phải chỉ là cảm nhận riêng, mà nó đã là mùa xuân chung của dân tộc, và nó có phải là xuân hay không chính bởi mọi người đang chung tay góp sức xây dựng.
Bài thơ đang viết… Biết chưa xong Cuộc sống đang dâng tràn mênh mông Bài thơ của mọi người đang viết
Cho những mùa xuân sáng Lạc Hồng! (Bài thơ đang viết, 1981)
Nếu như các nhà thơ nhìn thấy mùa xuân với chồi non, lá biếc thì Tố Hữu còn nhìn thấy cả sự vận động của mùa xuân, khi đất trời đang vẽ
những nụ mầm non, những dáng tơ vào đầu xuân mới.
Sáng đầu năm. Cao hứng làm thơ Mênh mông trời nắng trắng phơ phơ Như tờ giấy mới… Xuân đang vẽ Những nụ mầm non, những dáng tơ.
(Sáng đầu năm, 1982)
Để rồi nhà thơ phải thốt lên:
Nước mình đẹp thật. Mấy nghìn xuân Dòng máu hồng tươi mãi nghĩa nhân Nam ấm thương hoài ngoài Bắc rét Mai đào cùng nở, nhớ người thân.
(Ta vẫn là xuân, 1997)
Hình ảnh quê hương, đất nước, mùa xuân đã trở đi trở lại quen thuộc trong thơ Tố Hữu, tạo thành một thế giới vô cùng sống động trong thơ ông. Tất cả mọi thứ đều khoác lên mình chiếc áo mới khi đến độ xuân sang, với niềm tin yêu và hi vọng về một ngày mai tươi sáng, về tình cảm ấm áp, yêu thương giữa người với người.
Từ xa xưa, làng quê đã trở thành dấu ấn sâu đậm của chủ đề đất nước, dân tộc. Không gian làng quê là không gian gần gũi quen thuộc trong thơ, nơi có cây đa, bến nước, con đò, ruộng lúa, các phong tục, hội hè mang đậm dấu ấn bản sắc dân tộc Việt Nam. Một mùa xuân mới của đất nước đã về, khắp nơi cảm nhận màu sắc xuân cây lá và trong không gian, mọi vật đều khoác lên mình chiếc áo mới. Nhưng niềm vui ấy cũng là niềm vui đến từ những gì thân thương:
Có gì hớn hở ở bàn tay
Vun xới vồng khoai, khóm lúa này Sương giá đã thơm mùa gặt hái Riêng chung cùng một trái tròn đầy.
(Bài thơ đang viết, 1981)
Trong chùm thơ viết về xứ Thanh, hình ảnh của lúa chín, của lạc chen xanh đồi, của tôm cá mùa nước mới đã đem đến cho thơ Tố Hữu âm
điệu ngọt ngào tựa như tiếng hát tuổi xuân. Trời đất hòa chung tiếng hát, sự đổi thay của cuộc sống con người đã làm diện mạo quê hương thay đổi. Những dòng thơ với màu sắc xanh tươi của sự sống, màu vàng của lúa chín, màu xanh của lạc phủ kín đồi được ngân nga cùng với tiếng hát vang xa.
Bây giờ đất lặng trời yên
Vàng đồng lúa chín, lạc chen xanh đồi Ngọt ngào tôm cá biển khơi Phố làng ngói mới, mặt người thanh tân Vui sao tiếng hát tuổi xuân
Trăng thu vằng vặc, trong ngần Tĩnh Gia (Tĩnh Gia, 1986)
Đặc trưng của làng quê Việt Nam còn được hiện lên thật đẹp trong thơ Tố Hữu với hình ảnh những cây mơ, cây hồng, bưởi vàng, vải thiều cho đến những loại cây bình dị như chuối, ổi xanh, nhót, hồng xiêm. Tất cả trở nên thật duyên dáng trong thơ, dịu dàng e ấp và mang một dáng vẻ thật đáng yêu. Một bài thơ ngắn mà gợi ra trước mắt người đọc một khu vườn um tùm tươi tốt với cây mơ đang ngóng chờ mua xuân, những cây đào mời gọi chim đến rúc rích trên cây. Theo bước chân vào nhà là hồng quê, bưởi trĩu gọi mùa thu đến. Thơ Tố Hữu dường như có sự chuyển động khi lần theo các câu thơ là nhịp bước thời gian đang biến chuyển nhẹ nhàng từ xuân sang hạ, tới thu.
Vườn còn mấy gốc hồng xiêm
Quanh năm ủ mật, hết chiêm đến mùa Đáng yêu cây táo già nua
Cũng dâng đôi chút ngọt chua cho người. (Vườn nhà, 1987)
Hình ảnh vườn cam Tường Lộc cũng theo vào thơ ông, trái cam, trái quýt với vị ngọt chua nhưng tình cảm thì đậm đà một sắc. Nó tựa như bữa cơm thân mật, gần gũi, thiết tha của những người đồng chí.
Cành la, cành ngọn đung đưa trĩu cành! Đường xa bạn đến thăm anh
Mời nhau mấy đĩa cam sành mát thơm Ấm lòng sao, một bữa cơm
Món quê đậm vị, ngon hơn hàng quà. (Vườn cam Tường Lộc, 1991)
Hình ảnh ao sen, cánh đồng quê Đồng Tháp Mười thời kì đổi mới, hình ảnh những cánh cò bước ra từ câu ca dao xưa phủ kín những dòng thơ.
Đất vui mới bấy nhiêu ngày
Sen đâu nghe thoảng hương bay ngát đồng! (Đồng Tháp Mười, 1991)
Tố Hữu không ngần ngại gói vào trong câu thơ của mình sự e ấp, duyên dáng của những nghề vườn quen thuộc. Trong thơ ca, là vùng trồng dâu, nuôi tằm, nhưng cũng là bao khó nhọc của người làm vườn ngày ngày chăm bón.
Trồng dâu, nuôi tằm Bồi hồi, anh lại lên thăm
Một vùng dâu mới, bao năm mong chờ! Một nong tằm là năm nong kén
(Tằm tơ Bảo Lộc, 1991)
Quê hương đất nước thường được ca ngợi qua vẻ đẹp của phong cảnh làng quê, lễ hội. Càng yêu quê hương bao nhiêu, những vần thơ của Tố Hữu càng đậm đà, thắm thiết tình cảm bấy nhiêu.
Cũng chung cảm hứng về quê hương, đất nước, con người như Tố Hữu, Nguyễn Bính và Nguyễn Duy được đánh giá là những tác giả xuất sắc trong việc thể hiện cảm hứng đó với những nét đặc trưng của thi pháp dân gian. Tuy nhiên, trong sáng tác của các tác giả, nó lại được biến đổi muôn hình vạn trạng. Các nhà thơ đều chủ yếu sử dụng những hình ảnh quen