Cảm hứng về Bác Hồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dấu ấn thi pháp văn học dân gian trong thơ tố hữu (qua một tiếng đờn và ta với ta) (Trang 47 - 51)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

2.1. Cảm hứng chủ đạo trong hai tập thơ “Một tiếng đờn” và “Ta với ta”

2.1.4. Cảm hứng về Bác Hồ

Thơ Tố Hữu mang đậm dấu ấn thời gian, là bản hùng ca anh hùng cách mạng. Trong thơ Tố Hữu trước đây, ông đã dành phần nhiều để viết về Đảng, đấu tranh và suy nghĩ, thể hiện cảm xúc cũng trong vai trò của người chiến sĩ cách mạng và viết về chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là một trong những nét tiêu biểu trong thơ Tố Hữu. Từ những tập thơ đầu tiên, hình ảnh Bác Hồ đã xuất hiện trong thơ ông với những nét đẹp bình dị, thân thương. Sau khi đất nước độc lập, hình ảnh Bác vẫn hiện lên trong thơ Tố

Hữu với những cảm xúc trân trọng, thiêng liêng. Hình ảnh thơ Tố Hữu không tìm kiếm sự mới mẻ, cầu kì mà thường giản đơn, chân thực diễn tả những suy tư của mình. Hình ảnh trong thơ ông cũng là những hình ảnh chân thực của đời sống.

Cho đến sau này, khi chiến tranh đã lùi xa, đất nước đã bước vào chặng đường lịch sử mới, trong những vần thơ hòa bình, Tố Hữu vẫn không quên hướng về Bác như một niềm tri ân luôn luôn thổn thức:

Nước độc lập, tự do, dân no ấm học hành Một đời Bác, chỉ lòng ham muốn ấy Có lẽ hôm nay, giữa giấc yên lành

Người vẫn nghĩ... Như Người hằng sống vậy (Một khúc ca, 1979)

Tám mươi mốt năm... Trưa ấy, trưa gì? Từ thành phố này Người đã ra đi

Ôi! Câu hát tự hào, cao vút lương tri mà làm ta rơi lệ. (Trưa tháng Tư, Sài Gòn, 1992)

Từ những vần thơ trên, có thể thấy được sự chuyển biến trong nhận thức và cách nhìn của Tố Hữu về Bác từ những lần đầu gặp gỡ, đến khi được gần bên Bác và rồi tiễn đưa Bác. Trong thơ Tố Hữu, Bác rực rỡ một “mặt trời cách mạng” nhưng gần gũi hơn, Bác là ngọn gió xuân ấm áp. Bác là người chiến sĩ kiên cường, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và Người cũng là Cha, là Bác, là Anh... Cứ thế người anh hùng vĩ đại nhất của dân tộc cũng là con người gần gũi nhất với mọi người. Bác đã đi xa, nhưng những hình ảnh về Bác, nỗi nhớ thương về Bác, lòng biết ơn sâu sắc về những gì Bác đã dành cho dân tộc của Tố Hữu thì mãi vẫn còn, nó in đậm trên mỗi bước đường tìm về cội nguồn của dân tộc. Hình ảnh Bác Hồ còn sống mãi trong trái tim mỗi người dân Việt Nam.

Đêm khuya Hà Nội… Trên Lăng

Một vầng trời sáng như trăng đêm rằm Bống nghìn năm, bốn mươi năm

(Đêm xuân 85)

Bác là mặt trời, mặt trăng tỏa sáng xuống trần gian, soi tỏa con đường đi của cả dân tộc. Bốn nghìn năm là chặng đường dài của lịch sử dân tộc, bốn mươi năm là cuộc đời con người. Ở đây, Tố Hữu đã làm nổi bật cuộc đời vĩ nhân của Bác với nhân loại.

Có một điều mà chắc chắn rằng người đọc ai cũng phải công nhận trong thi ca Việt Nam, không có nhà thơ nào viết về Bác Hồ xúc động bằng Tố Hữu. Ở các chặng đường trước giải phóng, hình tượng Bác Hồ hiện lên trong thơ Tố Hữu vừa giản dị, vừa thiêng liêng biết bao. Cái “tôi” Tố Hữu ở đây là cái tôi ngợi ca, ngợi ca vẻ đẹp của vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, ngợi ca vẻ đẹp giản dị của một vĩ nhân trong cuộc sống đời thường.

Chỉ biết vậy, từ khi ta có Bác Đảng cùng ta, như cội liền cành Là mùa xuân vô tận, lá tươi xanh Một lá rụng, lại trăm mầm lộc mới.

(Một nhành xuân, 1980)

Cuộc đời cách mạng từ khi có Bác, từ khi có Đảng đã bước sang trang sử vẻ vang, lịch sử cách mạng hào hùng. Điều đó đã in sâu trong các sáng tác của Tố Hữu. Dùng hình ảnh so sánh “Đảng và ta” với “cội liền cành”, với “mùa Xuân vô tận” đã thể hiện sự gắn bó hết sức tự nhiên, là cội nguồn của cuộc sống và cũng là niềm tin vào tương lai của Đảng, của Bác dẫn đường.

Đó chính là lí do vì sao trước đó, trong tập thơ “Ra trận”, Tố Hữu đau xót biết bao trước sự mất mát quá lớn của cả dân tộc, nỗi đau thương như không còn gì đau đớn hơn thế:

Suốt mấy hôm rồi đau tiễn đưa Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa… Chiều nay con lại về thăm Bác Ướt lạnh vườn rau, mấy gốc dừa!

(Bác ơi, 1969)

hình ảnh Bác Hồ vẫn còn sống mãi trong trái tim của mỗi người dân Việt.

Nước độc lập, tự do, dân ấm no học hành Một đời Bác, chỉ lòng ham muốn ấy Có lẽ hôm nay, giữa giấc yên lành

Người vẫn nghĩ… Như Người hằng sống vậy. (Một khúc ca, 1979)

Để đến “Huế lại huy hoàng”, nhà thơ nhắc nhở lại hình ảnh của Bác:

Trên kia, ai vẫy ngọn Kỳ đài

Lụa hồng, năm cánh Sao Vàng bay Bỗng nghe giọng Bác rung thành quách Tưởng Người về lại Huế hôm nay.

(Huế lại huy hoàng, 1995)

Tố Hữu ca ngợi hình tượng người anh hùng dân tộc, vĩ nhân của mọi thời đại. Qua đó, biểu hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với người đã khai sáng ra con đường cách mạng, dẫn dắt Việt Nam từ bùn lầy, đen tối ra ánh sáng chân lý. Đến thăm chùa Hương, khu di tích lịch sử xưa, nơi địa linh, cảnh chùa Hương đẹp lại gợi cho nhà thơ một thời Bác về thăm.

Và một hôm nào…sáng tháng năm Rừng mơ ríu rít. Bác về thăm

Dấu hương Người quyện sương Hương Tích Ngân tiếng chuông đồng, vọng tiếng tâm.

(Chùa Hương, 1992)

Bác đã không còn nữa nhưng nỗi nhớ về Bác, lòng biết ơn sâu sắc về những gì Bác dành cho dân tộc của Tố Hữu thì mãi vẫn còn, nó in đậm trên mỗi bước đường tìm về cội nguồn của dân tộc của ông. Bác đã đi nhưng Bác vẫn còn sống mãi trong lòng mỗi người dân đất Việt. Tố Hữu đại diện cho dân tộc nói lên tình cảm thương nhớ, kính yêu vô bờ bến với vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc:

Hai mươi sáu năm rồi, vắng Bác Người đi… mà cứ ngỡ bây giờ Bác đang ngồi đọc thầm trên gác

Bên ngọn đèn con, nghĩ tứ thơ. (Thăm Bác chiều đông, 1996)

Về lại chiến khu xưa, thăm những địa danh mà Bác đã từng dừng chân, từng sống và làm việc, một nỗi nhớ khôn nguôi về Bác. Lòng biết ơn sâu sắc về lãnh tụ của dân tộc đã tiếp thêm sức mạnh cho người thanh niên cách mạng thuở nào bước tiếp chặng đường khó khăn, vất vả trước mặt. Lời di chúc của Bác như nguồn cổ vũ lớn lao, mãi thêm ý chí cho lòng người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dấu ấn thi pháp văn học dân gian trong thơ tố hữu (qua một tiếng đờn và ta với ta) (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)