CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
3.2. Ngôn ngữ, nhạc điệu
Ngôn ngữ là công cụ, chất liệu của văn học. Vì vậy, văn học được gọi là loại hình nghệ thuật ngôn từ và chính nhà văn nổi tiếng M.Gorki đã khẳng định: “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học”.
Ngôn ngữ nhân dân là cội nguồn của ngôn ngữ văn học: được chọn lọc, rèn giũa qua lao động nghệ thuật của nhà văn, đến lượt mình, nó lại góp phần nâng cao, làm phong phú ngôn ngữ nhân dân.
Khi nghiên cứu tác phẩm, ngôn ngữ văn học là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn. Ngôn ngữ văn học có các thuộc tính: chính xác, hàm súc, đa nghĩa, tạo hình và biểu cảm.
Ngôn ngữ thơ ca mà Tố Hữu quan niệm phải là ngôn ngữ của đời sống “nó không chỉ là chữ a, chữ b mà là cái tiếng vang lên trong chữ, tiếng vang của cả khoảng cách giữa những chữ, những dòng”. Ngôn ngữ thơ ca phải là ngôn ngữ hàm súc nhất để chứa đựng nội dung phong phú, sâu sắc. Thơ dung nạp nhiều vốn từ vựng thuần Việt, tiếp biến sinh động các biện pháp tu từ thường thấy được sử dụng trong ngôn ngữ văn học dân gian.
Trong thơ của Tố Hữu, biểu hiện trước tiên của tính dân tộc là việc sử dụng khéo léo những từ láy của ngôn ngữ Tiếng Việt.
Bàng hoàng nghe Mác gọi xung thiên
Sang sảng Lê-nin… Giành lấy chính quyền! Tưng bừng trái đất hồi sinh
Mở bình minh
Dáng Liên Xô lồng lộng
Và nhân loại đang rần rần chuyển động (Một nhành xuân, 1980)
sảng”, vóc dáng “lồng lộng” kết hợp với hai từ láy “tưng bừng” và “rần rần”, nhà thơ đã gợi ra khí thế của đoàn quân lên đường, đang rạo rực nhịp bước trong thời đại mới
Một trong những minh chứng cho việc sử dụng ngôn ngữ dân gian: gần với lời ăn tiếng nói của con người, ngôn ngữ bình dị trong thơ Tố Hữu chính là việc sử dụng các cụm từ quen thuộc: ai, nhớ ai, ta về,… và việc trở đi trở lại của cặp từ mình – ta, ai. Đây chính là lối đối đáp, xưng hô quen thuộc trong ca dao truyền thống, đã để lại dấu ấn sâu đậm trong sáng tác của tác giả:
Người ơi? Người ở đừng về
Bâng khuâng giã bạn, tái tê mạn thuyền. Ai về, ai nhớ, ai quên
Mình về đến hẹn lại lên cùng người. (Đêm thu quan họ, 1986)
Tình cảm sắt son giữa những con người gặp gỡ nhau trong đêm quan họ đã được gắn bó bởi lời hẹn ước “đến hẹn lại lên”. Nơi gặp gỡ nhau được gợi ra như không gian quen thuộc của ca dao xưa với những lời gửi trao tha thiết “Người ơi, người ở đừng về”. Lối nói quen thuộc của ca dao, dân ca đã tái hiện lại đêm hội giao duyên, giây phút chia tay “giã bạn” đầy lưu luyến. Những lời nhắn nhủ “Ai về, ai nhớ, ai quên” như để bày tỏ tình cảm thiết tha của người ở lại.
Ngỡ là cỏ dại, tràm hoang Ai hay chín rộ mùa vàng đồng xuân
Ngỡ là phèn nặng trắng chân Ai hay ngọt đất, quây quần dòng kênh.
(Đồng Thoại Sơn, 1991)
Tố Hữu thường sử dụng những từ ngữ và cách nói quen thuộc với lời ăn tiếng nói của dân tộc. Đặc biệt thơ Tố Hữu phát huy cao độ tính nhạc phong phú của tiếng Việt, nhà thơ sử dụng rất tài tình các từ láy, các thanh điệu, các vần thơ tạo nên giọng điệu thơ dân dã.
thuật của văn học. Theo như từ điển thuật ngữ Văn học: “Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa, gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm… và “Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mỹ của tác giả, có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc, thiếu một giọng điệu nhất định, nhà văn chưa thể viết ra tác phẩm mặc dù đã có đủ tài liệu và sắp xếp xong hệ thống nhân vật”.
Theo GS. Trần Đình Sử: “Giọng điệu nhà thơ biểu thị lập trường, tư tưởng, cảm xúc chủ thể, là nguyên tắc lí giải và chiếm lĩnh hiện thực của thi nhân. Giọng điệu gắn với các hình tượng ngôn ngữ được biểu hiện qua lời văn nghệ thuật. Nhưng về bản chất đó là hiện tượng siêu ngôn ngữ, nó không tồn tại riêng lẻ ở một yếu tố cô lập nào mà “toát ra từ bản thân tác phẩm và mang nội hàm tư tưởng thẩm mỹ”.
Thời kì này, giọng điệu thơ của Tố Hữu cũng mang những nét đặc trưng rõ rệt của thi pháp dân gian với những sáng tác mang âm điệu hào hùng của thời đại, hào khí dân tộc đang trong công cuộc dựng xây cuộc sống mới.
Trong thơ, Tố Hữu gửi vào đó những bước đi của năm tháng, đặc biệt là những vui buồn gắn với những năm tháng ấy. Sự chiêm nghiệm về cuộc đời, về nhân tình thế thái, đặc biệt là khi gắn với sự kiện Liên Xô và hệ thống các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, Tố Hữu đã trở về với giọng trầm mang nỗi buồn, nỗi cô đơn mang tính thời đại, là nỗi buồn của con người. Giọng điệu thơ tâm tình, giàu trải nghiệm và có màu sắc cá nhân rõ rệt. Nhịp thơ thôi thúc giờ dã trở nên nhẹ nhàng hơn.
Có một nét đẹp trong thơ Tố Hữu mà các nhà nghiên cứu đã thừa nhận, đó là thơ ông rất dễ cảm, bởi nó có một điều gì đó rất quen thuộc, một chất Huế riêng. Người ta đã nhận ra rằng, bản thân xứ Huế mộng mơ, với những vẻ đẹp dịu dàng đã là nguồn nuôi dưỡng cho hồn thơ Tố Hữu. Hồn thơ của Tố Hữu được nuôi dưỡng từ tiếng ru của người mẹ, từ những
lời ca Huế trên sông nước cho đến vẻ đẹp của những vườn quê xanh tươi và đặc biệt là dòng sông Hương thơ mộng. Mảnh đất quê hương tuy còn nghèo và có lúc khổ đau nhưng đã vượt lên để đến với cuộc sống mới, giành lấy tương lai tươi đẹp. Huế đẹp bởi cảnh sắc nên thơ, bởi con người cũng dịu dàng, nhân hậu. Huế đẹp với những điệu hò đầy mầu sắc, với nền văn hóa lâu đời, đậm chất dân gian. Và thơ ca cũng là một bông hoa đẹp trong chùm hoa nhiều màu sắc hương của Huế.
Nhưng khác với những nhà thơ khác, Tố Hữu không chỉ muốn ghi lại những nét đẹp thơ mộng của Huế mà còn muốn lưu lại trong thơ ca mình hình ảnh của một xứ Huế với nhiều cảnh đời, nhiều số phận rất đáng cảm thương và quần chúng cách mạng đang theo dòng chảy của thời gian mà góp phần làm nên lịch sử bởi ông gắn bó yêu thương những người lao khổ và dửng dưng với những giả dối phù phiếm xa lạ.
Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ, Tố Hữu xa quê hương và gửi nỗi nhớ vào những vần thơ. Nhớ đến Huế cũng là nỗi nhớ mẹ. Hai hình ảnh thân yêu gắn bó với nhau. Những câu thơ gợi cảm lại kỉ niệm thân thiết xa xôi như một giấc chiêm bao đẹp không bao giờ còn trở lại.
Năm tháng trôi qua, những câu thơ về Huế trong thơ Tố Hữu vẫn tràn ngập cảm xúc riêng đằm thắm, dịu dàng mà không kém phần sâu sắc. Trên hành trình “nước non ngàn dặm”, Tố Hữu thấy Huế trong tầm nhìn của một khoảng trời xa và lòng tác giả lại quặn thắt:
Hồn thơ Tố Hữu ngay từ tuổi thơ đã được nuôi dưỡng trong lời ru của mẹ, trong tiếng hò, tiếng hát của những điệu hò sông nước, trong ngôn ngữ ngọt ngào gợi cảm của quê hương. Tác giả đã tiếp nhận tất cả để vận dụng có hiệu quả trong thơ khiến thơ ông mang giọng điệu buồn của Huế, nỗi buồn man mác, sâu lắng và thi vị.
Ngôn ngữ trong thơ Tố Hữu là tiếng nói thi ca giàu nhạc điệu, đẹp, mang tính chuẩn mực. Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng thêm những tiếng địa phương của Huế để gợi cảm và tạo thêm màu sắc cho văn cảnh. Ngôn ngữ
Huế có những từ đặc biệt, nói như nhà thơ: Ngọt ngàotiếng “dạ” cứ như
cho. Ngọt ngào cũng là đặc điểm dễ thấy trong thơ ông.
Trong thơ Tố Hữu, nhạc điệu được thể hiện ở những dòng thơ. Mặc dù là một nhà thơ thường xuyên sử dụng dấu chấm giữa dòng tạo cảm giác thơ mang phong cách lời nói hàng ngày, nhưng nó vẫn tạo ra những hiệu quả nghệ thuật nhất định. Sự kết hợp giữa từ ngữ gợi hình ảnh dàn trải khắp trong bài thơ tạo cho người đọc một không gian mở rộng:
Sáng đầu năm. Cao hứng làm thơ Mênh mông trời nắng trắng phơ phơ Như tờ giấy mới… Xuân đang vẽ Những nụ mầm non, những dáng tơ.
(Sáng đầu năm, 1982)
Trong bài thơ “Đêm thu quan họ”, giọng điệu thiết tha, ân tình được thể hiện trong thơ ông bằng những lời hẹn ước, bằng những từ ngữ níu bước chân người đi. Ba từ “ai” được nhắc đi nhắc lại, như một nỗi khắc khoải, nhớ mong. Ai là ai, là người đi hay kẻ ở, là người nhớ hay người quên, chỉ biết rằng sau giờ phút giã bạn ấy là cảm xúc “tái tê” đã lan tỏa khắp không gian và chờ đợi đến mùa hẹn ước. Đêm thu quan họ ấy đã làm lưu luyến lòng biết bao con người, giờ đây, nó cũng khiến cho nhà thơ cảm thấy bồi hồi, xao xuyến như thưở đôi mươi.
Người ơi? Người ở đừng về Bâng khuâng giã bạn, tái tê mạn thuyền
Ai về, ai nhớ, ai quên
Mình về, đến hẹn lại lên cùng người. (Đêm thu Quan họ - Một tiếng đờn)
Ngôn ngữ dân gian đặc trưng được thể hiện trong thơ ông với những từ ngữ địa phương đặc trưng của mỗi vùng dân tộc. Trong một tình huống vừa gần gũi, vừa thân quen, giữa người bán – người mua, ấy vậy mà cứ nghe giọng quê hương thân quen, gần gũi thì dường như mọi thứ trở nên đơn giản đến vô cùng.
Có anh bộ đội sắm đồng hồ Thật giả không rành bụng cứ lo Bèn hỏi cô hàng. Cô tủm tỉm Giả là như thật. Khó chi mô.
(Thật giả, 1987)
Cũng có sự gặp gỡ khi vận dụng linh hoạt những thể thơ dân tộc như Tố Hữu và thể hiện đậm nét dấu ấn của thi pháp dân gian nhưng Nguyễn Bính và Nguyễn Duy lại có một cách thức riêng. Người đọc dễ dàng nhận thấy dấu ấn thi pháp dân gian đặc trưng ở các tác phẩm. Đó là cách dùng từ, là cách phối âm, phối vần, nhịp điệu, là cách sử dụng từ ngữ, là lối ví von, nhưng mỗi tác giả lại có một đặc điểm khác biệt.
Nguyễn Bính là một trong những nhà thơ mới có công hiện đại hoá thể thơ lục bát. Những lời ăn tiếng nói hàng ngày, cách ví von so sánh, lối nói khẩu ngữ, những thành ngữ….đã được Nguyễn Bính đưa vào trong thơ mình một cách tự nhiên, dung dị tạo nên một thế giới thật riêng biệt – thế giới của chân quê. Nguyễn Bính ảnh hưởng từ dân gian lối nói định ước, áng chừng, cảm tính rất đặc trưng của người Việt Nam. Đó còn là sự ảnh hưởng ở lối nói khẩu ngữ rất đậm đặc. Nhà thơ chêm xen rất nhiều những từ thuộc lời nói của miệng của dân quê vào lời thơ cùng với cách tổ chức câu thơ theo cấu trúc ngữ đoạn của khẩu ngữ
Nín đi! Mặc áo ra chào họ Rõ quý con tôi các chị trông!
Với Nguyễn Duy, ông khiến người đọc liên tưởng đến lối đáp giao duyên của các đôi trai gái ngày xưa với cách nói vòng vo, hỏi thăm ý chừng như những câu chuyện không đầu không cuối nhưng lại chứa chan tình cảm:
Chờ em từ bấy đến giờ Lại làm ra vẻ tình cờ qua đây Tình cờ gió thổi lá bay
Hóa ra đã hẹn từ ngày chưa quen. (Ca dao vọng về)
Trong thơ Nguyễn Bính hay Nguyễn Duy, nét duyên thầm vốn đọng trong các sáng tác dân gian thể hiện rất rõ. Với Nguyễn Duy, người đọc còn dễ nhận ra dấu ấn của thi pháp dân gian được thể hiện qua cách nhà thơ bắt đầu bài thơ của mình với những câu ca dao quen thuộc hoặc từ những câu đề từ quen thuộc ấy, nhà thơ đã sáng tạo ra các tứ thơ mới.
Các đại từ nhân xưng thường gặp trong ca dao như mình, ta, người dưng… gắn liền với lời ăn tiếng nói dân gian cũng được đưa vào trong các sáng tác quen thuộc của nhà thơ, làm nên nét chung giữa ba nhà thơ mặc dù giá trị biểu cảm của chúng hoàn toàn khác nhau.
Thôi ta về với mình thôi Chân trời đành để chim trời nó bay (Đường xa – Nguyễn Duy)
Có sự so sánh như vậy trên cơ sở tìm hiểu dấu ấn thi pháp văn học dân gian trong thơ Tố Hữu, người đọc có thể nhận thấy rõ nét đặc trưng trong ngôn ngữ của nhà thơ và thấy được sự khác biệt với các nhà thơ khác. Thơ Tố Hữu thường bộc lộ trực tiếp những suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của nhà thơ trong những thời điểm lịch sử, những mốc cụ thể. Ngôn ngữ thơ ông mang tính chuẩn mực, tiêu biểu cho sự trong sáng của tiếng Việt, diễn tả cả cái nhìn thời đại nhưng không kém phần ý nhị, dung dị và chứa đựng tâm tư, tình cảm của con người.