Quan niệm về thơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dấu ấn thi pháp văn học dân gian trong thơ tố hữu (qua một tiếng đờn và ta với ta) (Trang 58 - 60)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

2.2. 1 Quan niệm nghệ thuật về con người

2.2.2. Quan niệm về thơ

Tố Hữu là nhà thơ hay nhà cách mạng khi ông luôn tự nhận mình là nhà cách mạng (nhà cách mạng làm thơ) bởi ông đã từng ở trong Bộ Tham mưu tối cao – tham gia hoạch định, những chiến lược cách mạng. Thế nhưng, sự nhất quán trong cuộc đời của ông, sự kết hợp và cách kết hợp cũng như tính chất của các hoạt động đã khiến cho người đọc biết đến Tố Hữu như một nhà thơ cách mạng rất điêu luyện với tất cả tài năng và tâm huyết, nói cách khác, cũng rất “chuyên nghiệp”. Bản thân nhà thơ Tố Hữu khi tham gia hoạt động cách mạng, được soi sáng bởi lí tưởng cộng sản thì đó đã là lúc dấn thân trên con đường gian khó. Sự kết hợp giữa con đường thơ và con đường cách mạng đòi hỏi bản lĩnh vững vàng ở cả hai cương vị. Thế nhưng, Tố Hữu ít có những câu thơ thể hiện quan điểm của mình về thơ. Chính vì thế, sáng tác của ông thường ra đời rất nhanh, khi trào dâng

cảm xúc và thường là kết quả của những căm thù hay yêu thương mãnh liệt.

Tuy không trực tiếp nói ra nhưng con đường thơ của Tố Hữu chính là sự tiếp thu những yếu tố tích cực của Thơ mới lãng mạn. Cùng thế hệ thi sĩ cách mạng, Tố Hữu một chiến sĩ tiên phong có công lớn góp phần mở đột phá khẩu, “đặt nền móng cho văn thơ cách mạng Việt Nam” (Võ Nguyên Giáp). Tuy nhiên, cái vất vả công phu hơn là xây dựng và phát huy được một bản lĩnh nghệ thuật mà trước tiên là sự nuôi dưỡng những ý tưởng cách mạng, sáng tạo nghệ thuật thường xuyên. Đó là cái gốc của mọi đổi mới.

Thực ra Tố Hữu không nói nhiều về quan niệm thơ, cũng không nói toàn diện các phạm trù (thơ, nhà thơ, nghề thơ) mà ông thường chỉ thể hiện nó qua những dòng viết của mình. Thơ ông chứa chan tình người sau những câu chữ chuẩn mực và những thể tài, thể loại, giọng điệu… mẫu mực. Thơ ông mang một phong cách lớn, có giá trị thẩm mỹ cao, trong đó nỗi bật nét chủ đạo sử thi – trữ tình - dân tộc.

Qua thơ ông, người ta nhận thấy muốn có thơ hay, trước hết, phải tạo lấy tình. Nhà thơ chân chính phải không ngừng phấn đấu, tu dưỡng về lập trường tư tưởng; xác định thật rõ ràng tầm nhìn, cách nhìn. Tự nguyện gắn bó chân thành là yêu cầu cao nhất đối với người nghệ sĩ trong quan hệ với đất nước, với nhân dân. Ngoài ra, các nhà thơ Cách mạng còn phải kiên quyết đấu tranh, không khoan nhượng trước những biểu hiện lệch lạc, với cái xấu, cái ác. Tóm lại, phải xứng đáng là người chiến sĩ xung kích trên mặt trận văn hóa tư tưởng.

Ngoài ra, Tố Hữu thể hiện rõ quan niệm văn học không chỉ là văn chương mà thực chất là cuộc đời. Văn chương sẽ không là gì cả nếu không vì cuộc đời mà có. Cuộc đời là nơi xuất phát, cũng là nơi đi tới của văn học. Với Tố Hữu, thơ là “Tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí”; làm cho người ta không còn thấy giới hạn của câu chữ, khi cái tình thật mãnh liệt. Màu sắc dân tộc đậm đà cũng là yêu cầu hàng đầu đối với thơ

hay, cả về nội dung tư tưởng lẫn hình thức nghệ thuật đảm bảo tính dân tộc mà hiện đại, hiện đại trên cơ sở dân tộc, truyền thống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dấu ấn thi pháp văn học dân gian trong thơ tố hữu (qua một tiếng đờn và ta với ta) (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)