Tình cảm cá nhân trong sáng tác của Tố Hữu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dấu ấn thi pháp văn học dân gian trong thơ tố hữu (qua một tiếng đờn và ta với ta) (Trang 60 - 64)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

2.2. 1 Quan niệm nghệ thuật về con người

2.2.3. Tình cảm cá nhân trong sáng tác của Tố Hữu

Trong các sáng tác trước đây của Tố Hữu hầu như không nhắc đến cái tôi đời tư, cái tôi cá nhân. Trong 5 tập thơ đó, Tố Hữu đã viết về nhiều cung bậc tình cảm: tình cảm chị em, anh em, mẹ con… nhưng tất cả đều được hòa quyện vào cái ta chung, cái ta của cả dân tộc. Đến thời kì hòa bình thì cái ta chung dần dần nhường chỗ cho cái tôi cá nhân. Thơ Tố Hữu giờ viết nhiều hơn về những con người gần gũi, gắn bó với ông trong cuộc sống hàng ngày. Ông dành những dòng viết cho những người nghệ sĩ, những người bạn tri âm, tri kỉ.

Khi viết về Lê Văn Lương, người giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt trong Ban chấp hành Trung ương Đảng những năm tháng kháng chiến chống Mỹ, nhân dịp 5 năm ngày mất của ông, nhà thơ Tố Hữu hồi tưởng lại quãng thời gian tù đày bên người bạn đường đã biết bao gắn bó:

Đi thật rồi sao? Một bạn đường

Năm năm thương nhớ lắm, anh Lương! Ba Son, bốc vác, hồn vô sản

Côn Đảo, xiềng gông, chí đại dương! Hư vị, hư danh, không vướng bận

Trung kiên, trung thực, vẫn khiêm nhường Thủy chung tình bạn, lòng thanh bạch Sáng mãi đời Anh, một tấm gương. (Nhớ anh Lê Văn Lương, 2000)

Trong những bài thơ viết về Quảng Trị, Tố Hữu đã dành 3 bài thơ để viết về Chế Lan Viên và cố Tổng bí thư Lê Duẩn. Bài thơ gồm 212 câu, ghi lại những mốc son lịch sử trong cuộc đời của cố Tổng bí thư từ khi còn là người con nghèo của chợ Sãi ra đi, vượt qua hàng ngàn gian khó, ra Bắc vào Nam, bất chấp mọi khó khăn gian khó để hi sinh cho Tổ quốc thân thương. Cuộc đời của cố Tổng bí thư được coi là nơi tiền tuyến, gắn với

những chiến công vang dội của lịch sử ta. Cho đến tận giờ phút cuối cùng khi tiễn biệt cuộc đời, tình cảm của ông dành cho đất nước, dân tộc vẫn còn vẹn nguyên và để lại cho nhà thơ Tố Hữu những cảm xúc nghẹn ngào, xót xa:

Xin hôn cánh tay Anh Cánh tay của người Anh Cánh đại bàng Việt Nam Của ngày mai Cộng Sản!

(Nhớ về Anh, 1987)

Hay như lúc sinh thời, nhà thơ Tố Hữu rất quý trọng lão hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh nổi tiếng về tranh lụa. Kỷ niệm lần thứ 80 ngày sinh của hoạ sĩ, nhà thơ đã gửi tặng hoạ sĩ một bài thơ thể hiện lòng mến yêu của mình tới họa sĩ:

Tám mươi mà vẫn xuân xanh Nâu sồng mà lại nên tranh yêu đời.

Trăm năm đẹp ở tình người Trăng lu, trăng tỏ càng tươi nét thần. (Mừng thọ bác Nguyễn Phan Chánh, 1979)

Đây là sự cảm thông giữa hai tâm hồn nghệ sĩ, giữa một nhà thơ và một họa sĩ đều cống hiến hết mình cho nghệ thuật.

Với ông hoàng thơ tình Xuân Diệu, Tố Hữu còn dành những lời thơ ngưng đọng để diễn tả cảm xúc của người đọc với những vần thơ có cá tính mạnh mẽ đến mạnh liệt, thể hiện một bản lĩnh sống và viết độc đáo, tự tin, sáng tạo:

Một tiếng thơ rơi, ngàn lệ thấm Vắng Anh, người bớt ấm bao nhiêu! Thời gian ơi, nhớ chàng Xuân Diệu Dào dạt tình dâng nhịp thủy triều. (Gửi theo anh Xuân Diệu, 1986)

Thực ra đặc điểm cá nhân của Tố Hữu được bộc lộ rất rõ qua việc thể hiện những tình cảm cá nhân trong thơ. Nếu như trong sáng tác của Nguyễn Bính, Nguyễn Duy – những nhà thơ mang đậm dấu ấn thi pháp văn học dân gian trong sáng tác thì tình yêu là tình cảm cá nhân thể hiện mãnh liệt và mang lại thành công cho các nhà thơ nhiều nhất, tạo nên sự hấp dẫn, gợi sự đồng điệu trong tâm hồn con người nhất thì với Tố Hữu, tình cảm đó chính là tình cảm giữa những con người có chung niềm vui, lí tưởng cuộc đời. Riêng hơn một chút là những con người đã từng có sự gắn bó thân thiết với nhà thơ như chúng ta vừa thấy ở trên. Chặng đường hòa bình, Tố Hữu đã dành một phần cho tình yêu đôi lứa thắm thiết, đó là một nét chuyển biến trong thơ ông. Đó là cảm nhận trong trẻo về một tình yêu đã đồng hành với ông, đi qua “gió mưa” cuộc đời.

Em ơi, đời mấy gió mưa Tình ta vẫn mới như vừa bén duyên.

(Mới, 1991)

Cung bậc của tình yêu còn được thể hiện rất rõ ràng qua lời nhắn nhủ, hẹn ước của đôi trai gái khi phải chia xa:

Người ơi người ở đừng về

Bâng khuâng giã bạn, tái tê mạn thuyền Ai về, ai nhớ, ai quên

Mình về, đến hẹn lại lên cùng người. (Đêm thu quan họ, 1986)

Những lời thơ của Tố Hữu, ngập tràn cảm xúc và đã thể hiện được sự lưu luyến của đôi trai gái khi họ chia tay nhau. Ba từ “ai” phiếm chỉ nhưng dường như ẩn chứa một nỗi niềm sâu lắng. Ngày mai đây, còn ai nhớ, ai quên lời hẹn ước. Một nỗi xúc động trào dâng khi hẹn ước sẽ có ngày gặp lại. Thế nhưng, tình cảm yêu đương, nhớ nhung chỉ là một phần rất nhỏ trong sáng tác của ông, khác hẳn với Nguyễn Bính hay Nguyễn Duy khi người đọc thấy ngập tràn những cung bậc yêu thương, nhớ nhung, hờn giận ở hai nhà thơ này.

- Thôn Đoài ngôì nhớ thôn Đông

Một người chín nhớ mười mong một người

- Gió mưa là bệnh của trời

Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng. (Tương tư - Nguyễn Bính)

Cách so sánh độc đáo "gió mưa là bệnh của trời" với "tương tư là bệnh của tôi yêu nàng" mang âm vang của gió bão, xen lẫn với âm vang của một tấm lòng, phải chăng lòng người cũng đang đầy giông bão. Hai câu thơ không chỉ nói về cái vũ trụ mà còn nói về cái tình trong vũ trụ. Gió mưa của trời, của vũ trụ, luôn gây ra cái cảm giác buồn buồn. Và tương tư là một tính của con người, nhất là đôi trai gái yêu nhau; là một cái vốn tự nhiên.

Cũng có sự gặp gỡ về đề tài như Nguyễn Bính và cũng thể hiện đậm nét dấu ấn của thi pháp dân gian nhưng Nguyễn Duy lại có một cách thức riêng. Thơ Nguyễn Duy khiến người đọc liên tưởng đến lối đáp giao duyên của các đôi trai gái ngày xưa với cách nói vòng vo, hỏi thăm ý chừng như những câu chuyện không đầu không cuối nhưng lại chứa chan tình cảm:

Chờ em từ bấy đến giờ Lại làm ra vẻ tình cờ qua đây Tình cờ gió thổi lá bay

Hóa ra đã hẹn từ ngày chưa quen. (Ca dao vọng về)

Với Nguyễn Duy, người đọc còn dễ nhận ra dấu ấn của văn học dân gian được thể hiện qua cách nhà thơ bắt đầu bài thơ của mình với những câu ca dao quen thuộc hoặc từ những câu đề từ quen thuộc ấy, nhà thơ đã sáng tạo ra các tứ thơ mới. Trước tình yêu, con người không có mẫu số chung nào cả bởi tình yêu nó muôn hình vạn trạng, cách ứng xử của con người cũng trở nên khác biệt:

Không trầu mà cũng chẳng cau Làm sao cho thắm môi nhau thì làm (Được yêu như thể ca dao - Nguyễn Duy)

Những cung bậc tình yêu giản dị, sâu sắc được thể hiện rõ nét trong thơ làm cho thơ Nguyễn Bính trở nên sinh động, những triết lí tình yêu giản dị nhẹ nhàng trong thơ Nguyễn Duy để lại bao ấn tượng trong lòng người đọc. Và với Tố Hữu, chỉ nhẹ nhàng, thoáng qua những cảm xúc ấy thôi, nhưng người đọc có thể hình dung ở ông một trái tim rộng mở, đón nhận tình yêu và luôn trân trọng những giá trị đích thực, bền vững trong tình yêu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dấu ấn thi pháp văn học dân gian trong thơ tố hữu (qua một tiếng đờn và ta với ta) (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)