CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
2.3. Phong cách thơ Tố Hữu trong hai tập thơ Một tiếng đờn và Ta với ta
ta.
Phong cách nhà thơ là một quá trình vận động, phát triển không ngừng qua mỗi giai đoạn sáng tác. Mặc dù vậy, cái riêng của mỗi tác giả, đặc trưng độc đáo có giá trị thẩm mỹ ở trong điều kiện và hoàn cảnh nào cũng ổn định và thống nhất. Nó được lặp đi lặp lại và bị chi phối bởi cái nhìn độc đáo của tác giả.
Tố Hữu là nhà thơ cách mạng, nhà thơ chiến sĩ. Ông làm thơ trước hết là phục vụ cho sự nghiệp cách mạng, cho lí tưởng của Đảng. Thơ ông đã kế tục dòng thơ cách mạng đầu thế kỉ XX nên có một phong cách đa dạng và khá hấp dẫn. Trong suốt chặng đường sáng tác của mình gần 60 năm, Tố Hữu đã thể hiện phong cách thơ đúng như Xuân Diệu đã khẳng định “Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình”, vì vậy, Tố Hữu xứng đáng là thi sĩ của nhân dân, là “lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam”.
Thơ Tố Hữu là thơ trữ tính chính trị, đó là nguyên nhân của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn rất đẹp trong thơ ông. Những vấn đề chính trị quan trọng như lòng yêu nước, lí tưởng cộng sản, tình cảm đồng bào, đồng chí, tình yêu nhân dân, đất nước… đã trở thành nguồn cảm hứng chân thành sâu xa và trở thành lẽ sống, niềm tin. Với Tố Hữu, những vấn đề chính trị đã trở thành cái riêng tư và được ông diễn đạt bằng ngôn ngữ tâm tình, ngôn ngữ của tình yêu, tình bè bạn, tình mẹ con một cách tự nhiên không chút gượng ép.
Thơ Tố Hữu ít quan tâm đến mặt đời tư mà thường quan tâm và thể hiện những vấn đề như lẽ sống lớn, tình cảm lớn của cách mạng: lẽ sống
cộng sản, lẽ sống dân tộc, niềm say mê lí tưởng, niềm vui chiến thắng, ân nghĩa cách mạng, lòng kính yêu Đảng, lãnh tụ, tình cảm quốc tế…
Vì vậy, đối với Tố Hữu, thơ trước hết phải là phương tiện đắc lực phục vụ cho sự nghiệp cách mạng, cho những nhiệm vụ chính trị được hình thành trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau. Với ông, thơ chính trị đã trở thành thơ trữ tình sâu sắc.
Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi. Cảm hứng lớn nhất trong thơ Tố Hữu là cảm hứng lịch sử, dân tộc, những vấn đề được nhà thơ quan tâm và phản ánh trong thơ luôn là những vấn đề lớn lao của vận mệnh cộng đồng có tính chất toàn dân (cái “tôi” công dân, về sau là cái “tôi” dân tộc. Nhân vật trữ tình trong thơ Tố Hữu là những con người đại diện cho phẩm chất dân tộc, thâm chí mang tầm vóc lịch sử, thời đại như anh giải phóng quân, anh Trỗi, chị Trần Thị Lý…). Những sự kiện lịch sử, những vấn đề chính trị quan trọng có tác động lớn tới vận mệnh dân tộc thông qua trái tim nhạy cảm của nhà thơ đều có thể trở thành đề tài và cảm hứng nghệ thuật thực sự (Huế tháng Tám, Việt Bắc). Thơ Tố Hữu ít thể hiện những tâm tư tình cảm riêng tư mà thường hướng tới những tình cảm lớn, lẽ sống lớn của cách mạng và con người cách mạng (Việt Bắc, Bác ơi, tiếng ru...). Đến “Một tiếng đờn” và “Ta với ta”, những cảm hứng đó vẫn được thể hiện rõ qua những
Thơ Tố Hữu luôn tràn đầy cảm hứng lãng mạn khi hướng người đọc tới tương lai tươi sáng, khơi gợi niềm vui, lòng tin tưởng, niềm say mê với con đường cách mạng, ca ngợi nghĩa tình cách mạng, con người cách mạng. Khuynh hướng cảm hứng ấy càng có tác động mãnh mẽ tới tâm hồn, tình cảm con người khi thể hiện bằng giọng điệu tâm tình, ngọt ngào tha thiết. Giọng điệu đặc biệt này không chỉ thừa hưởng từ điệu hồn của con người xứ Huế mà còn xuất phát từ quan niệm của Tố Hữu về thơ: Thơ là chuyện đồng điệu, là tiếng nói của một con người đến với những người nào có có sự cảm thông trong thơ Tố Hữu, sự cảm thông thường xuất hiện trong những tâm tình, nhắn nhủ, ngọt ngào, thương mến:
Con người muốn sống con ơi Phải yêu đồng chí yêu người anh em
Thể hiện cuộc sống bằng cảm quan ấy, thế giới hình tượng trong thơ Tố Hữu là thế giới của sự cao cả, lí tưởng, của ánh sáng, gió lộng, niềm tin.
Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc trong cả nội dung và hình thức thể hiện. Về nội dung, thơ ông thường ghi lại hiện thực của đời sống cách mạng, những tình cảm chính trị, đạo lý cách mạng qua cảm nhận của Tố Hữu đã hòa nhập, gắn bó với truyền thống tinh thần, tình cảm, đạo lý của dân tộc và làm phong phú thêm truyền thống ấy. Về nghệ thuật, thơ Tố Hữu nghiêng về tính truyền thống hơn là khuynh hướng hiện đại, đổi mới. Tố Hữu đặc biệt thành công trong các thể thơ dân tộc như lục bát, ngũ ngôn, thất ngôn. Tố Hữu thường sử dụng lối mới, cách diễn đạt, những phương thức chuyển nghĩa quen thuộc của thơ ca dân gian, thơ ông thường xuất hiện những ngôn từ giản dị, những thi liệu truyền thống “…”. Tố Hữu có biệt tài sử dụng từ láy, phối hợp âm, thanh, vần.. tạo ra nhạc tính thể hiện cảm xúc dân tộc, tâm hồn dân tộc…
Các thể thơ truyền thống và thi liệu quen thuộc được sử dụng nhuần nhuyễn, ngôn ngữ giản dị, vần điệu phong phú, nhạc tính dồi dào. Thể thơ lục bát kết hợp với giọng cổ điển và dân gian thể hiện những nội dung cách mạng, làm phong phú cho thể thơ lục bát; thể thơ thất ngôn vừa trang trọng, cổ điển vừa biến hóa, linh hoạt, diễn tả được nhiều trạng thái cảm xúc.
Tố Hữu sử dụng từ ngữ lời nói quen thuộc với dân tộc, thậm chí cả những ước lệ, những so sánh ví von truyền thống nhưng dùng để biểu hiện nội dung mới của thời đại.
Về nhạc điệu thơ: Thơ Tố Hữu rất giàu nhạc điệu. Ông có biệt tài trong việc sử dụng các từ láy, dùng các vần phối hợp với thanh điệu… kết hợp với nhịp thơ, tạo thành các nhạc điệu phong phú cho các câu thơ, diễn tả được cảm xúc của dân tộc, tâm hồn dân tộc.
Tính dân tộc còn được biểu hiện ở thế giới hình tượng mang đậm đà bản sắc quê hương, con người rất đỗi Việt Nam.
Nhiều vấn đề chính trị, cách mạng đã được thể hiện như những vấn đề của tình cảm muôn đời (biểu hiện rõ nhất là qua cách xưng hô, trò chuyện, tâm sự với đối tượng…). Giọng tâm tình, tiếng nói tình thương này
có liên quan đến chất Huế của hồn thơ Tố Hữu, nhưng chủ yếu là do quan hệ giữa nhà thơ và bạn đọc; do quan niệm của Tố Hữu về thơ.
Ngoài sự tiếp nối đó, trong hai tập thơ “Một tiếng đờn” và “Ta với ta” có những đặc điểm thay đổi về phong cách. Bên cạnh những cảm hứng chủ đạo của các tập thơ trước, đã chen vào giọng “đơn ca” và cả “độc ca”. Những năm cuối đời, thơ Tố Hữu buồn và cô đơn tuy ông vẫn gắng sức trong nhiều câu thơ để tìm lại không khí náo nức ngày xưa. Càng về sau, giọng thơ Tố Hữu càng buồn bã hơn và pha cả sự cay đắng trong khi xã hội ngày càng giàu có hơn, văn minh hơn và dân chủ hơn. Bởi có lẽ lúc đó, Tố Hữu mới có thời gian để suy ngẫm về kiếp người nhiều hơn bao giờ hết. Nhiều bài thơ ông viết trong thời gian đó không còn vui như trước nữa. Đấy là một thay đổi rất khác biệt trong thơ ông. Những câu thơ buồn và phảng phất sự hoang mang chính là một cuộc “cách mạng” của tâm hồn ông, của phong cách trong thơ ông.
Hình ảnh anh sáo mù ám ảnh trong thơ Tố Hữu, mang một nỗi buồn da diết. Phải chăng đây là nỗi buồn cho số phận, cho cuộc đời của mình hay đây chính là nỗi buồn của nhà thơ khi thu hẹp mình trước cuộc đời.
Chợt nghe ai thổi sáo như ru Ôi, tiếng lòng anh nghệ sĩ mù Da diết sáu câu ca vọng cổ Nỗi sầu bao kiếp, tự thiên thu!
(Anh sáo mù, 1991)
Nỗi cô đơn đến với tác giả tựa như một điều hết sức tự nhiên. Còn gì đớn đau hơn trái tim tự xát muối cô đơn. Nó khiến tác giả khổ đau và nỗi khổ đau đó dường như đã được đẩy lên đến đỉnh điểm. Tự trái tim tìm đến nỗi cô đơn cho chính mình, tự giày vò nỗi cô đơn đó và tự cảm cho mình nỗi khổ đau trong đêm lạnh.
Có khổ đau nào đau khổ hơn Trái tim tự xát muối cô đơn
Em ơi, nghe đó… Trong đêm lạnh Đằm thắm bên em, một tiếng đờn!
Phảng phất nỗi buồn trong thơ ông là hoài niệm xót xa về ngày xưa, nỗi nhớ và hồi ức xa xăm về nơi đã ghi dấu những tháng ngày chiến tranh ác liệt.
Sông Gianh xanh tận biển trời
Mênh mông sóng dợn, nhớ người, nhớ ta Xe ra tuyến lửa, chật phà
Đạn bom gào rú, máu pha đỏ dòng Trưa nay, cầu vút qua sông
Chợt nghe ai gọi bên lòng: “Phà ơi!”. (Sông Gianh , 2000)
Nhưng hơn ai hết, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, Tố Hữu vẫn khẳng định tấm lòng của mình mãi thủy chung, son sắt với con đường cách mạng, với Đảng, với lí tưởng của Bác Hồ tựa như năm mươi năm về trước.
TIỂU KẾT
Với mạch nguồn về vẻ đẹp Tổ quốc, quê hương, con người ; khát vọng cống hiến cho đất nước ; niềm tin vào Đảng, vào con đường Cách mạng ; về Bác Hồ và cảm hứng về thế sự nhân sinh thì hai tập thơ "Một tiếng đờn" và "Ta với ta" đã nối tiếp những chặng đường trước, nhưng mở rộng hơn về phương thức biểu hiện trong các sáng tác. Đặc biệt hơn cảm hứng chủ đạo về thế sự, nhân sinh dường như đã khiến cho hai tập thơ mang cái tôi thế sự khá rõ. Nó là sự biểu hiệu sự thấu hiểu tình đời, lẽ đời của một tâm hồn thơ đẹp, yêu và trân trọng những giá trị văn hóa tinh thần cao đẹp của con người Việt Nam. Chính vì vậy mà trong thơ Tố Hữu, người đọc dễ dàng cảm nhận hơi ấm chứa chan tình người.
Cũng trong hai tập thơ, nhà thơ đã thể hiện những quan niệm nghệ thuật sâu sắc. Con người trong thơ Tố Hữu với những nét đẹp tiêu biểu của một dân tộc anh hùng đã giúp cho những vần thơ của ông vừa có nét gần gũi, quen thuộc với đời sống, vừa có tính khái quát cao. Những con người xuất hiện trong thơ ông thời điểm này là những người anh hùng trên một trận chiến mới, đang cống hiến hết mình cho sự nghiệp dựng xây đất nước,
bảo vệ thành quả của cách mạng. Và đây cũng là một minh chứng, dù ở bất cứ thời kì nào thì những con người mang nét đẹp của nhân dân sẽ còn trường tồn mãi với thời gian. Với chương 2, việc tìm hiểu phong cách thơ Tố Hữu trong hai tập thơ "Một tiếng đờn" và "Ta với ta" để một lần nữa khẳng định thơ Tố Hữu đã thể hiện rõ những đặc điểm của thi pháp văn học dân gian khi các sáng tác đậm đà tính dân tộc trong cả nội dung và hình thức: ở thể thơ truyền thống, thi liệu, nhạc điệu, thế giới hình tượng, giọng điệu thơ.
CHƢƠNG 3: NHỮNG DẤU ẤN CỦA THI PHÁP VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG “MỘT TIẾNG ĐỜN” VÀ “TA VỚI TA”
Sáng tác thơ ca của Tố Hữu mang đậm dấu ấn của thi pháp văn học dân gian, đặc biệt là dấu ấn của thi pháp ca dao. Ca dao là hình thức thơ ca dân gian Việt Nam được truyền miệng dưới dạng những câu hát không theo một điệu nhất định, thường phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộc. Ca dao xuất hiện khoảng cuối thế kỉ XV và gắn bó với đời sống của nhân dân lao động. Chính vì vậy, ca dao từ xưa đã đi vào tiềm thức của con người Việt Nam như một lẽ tự nhiên. Đọc ca dao, mỗi con người lại bắt gặp chính mình qua những dòng viết. Được sống trong bầu không khí của ca dao từ khi còn nhỏ và tiếp thu truyền thống gia đình, Tố Hữu đã vận dụng sáng tạo những đặc điểm của ca dao, để những sáng tác của ông mang đậm dấu ấn của thi pháp văn học dân gian và đặc biệt là dấu ấn của ca dao dân tộc.