Cảm hứng về thế sự, nhân sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dấu ấn thi pháp văn học dân gian trong thơ tố hữu (qua một tiếng đờn và ta với ta) (Trang 51 - 54)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

2.1. Cảm hứng chủ đạo trong hai tập thơ “Một tiếng đờn” và “Ta với ta”

2.1.5. Cảm hứng về thế sự, nhân sinh

Trong thơ Tố Hữu chứa đựng rất nhiều triết lí sống và những lời khuyên để con người có được cuộc sống tốt đẹp hơn, xây dựng con người nhân văn, nhân ái hơn. Và một lần nữa, Tố Hữu đã có dịp bộc bạch những tâm tình, cảm nhận của mình về lẽ đời qua hai tập thơ cuối. Sự trẻ trung, sôi nổi theo năm tháng qua đi, nhưng những gì còn lại trong thơ Tố Hữu chính là những chiêm nghiệm và suy ngẫm sâu sắc về cuộc đời trong giai đoạn này. Nhà thơ nhìn nhận, đúc kết những kinh nghiệm sống, về nhân tình, thế thái. Nhưng có một điều nhất quán ở thơ ông là niềm tin vào lẽ sống của con đường đi mà suốt cuộc đời tác giả đã gắn bó, vào chữ nhân cũng như đức tin ở con người. Trong hai tập thơ, nhà thơ đã thể hiện những tâm tình mang dấu ấn của thời gian nhưng vẫn đậm nét trẻ trung.

Trong thơ Tố Hữu giai đoạn này cái tôi thế sự được thể hiện khá rõ. Đó là cái tôi hướng về cuộc sống hiện tại với những ngỡ ngàng, trăn trở, băn khoăn, đau đớn, lo lắng trước những đổi thay của đời, của thời đại. Có lẽ chính bởi sự thay đổi quá nhanh đó mà thơ Tố Hữu giai đoạn này mang cái tôi cô đơn, đầy tâm trạng. Cuộc đời trong thơ Tố Hữu những năm tháng đã qua là những con người ân tình, ân nghĩa, thủy chung, là cuộc sống lầm than, bần hàn, nghèo đói nhưng có sự sẻ chia, gắn bó giữa chiến tranh. Trở về với thời bình, thời kì dựng xây và phát triển kinh tế thì việc thay đổi trong cách ứng xử hàng ngày, trong mối quan hệ vốn thân tình ngày xưa, trong việc làm ăn buôn bán với những điều quá mới mẻ … khiến ông cảm thấy lạc lõng giữa cuộc đời. Thời kì này, thơ Tố Hữu dường như là niềm

hoài cổ, mang đầy tâm trạng. Thường trực trong thơ ông là hoài niệm về những ngày đã cũ. Trong thơ Tố Hữu, ông nhắc đến hình ảnh:

Nhiều đêm trằn trọc… Tiếng còi xa Gọi chuyến tàu vào, gọi chuyến ra Lại tưởng mình trên toa máy mới Sáng ngày chạy tới một sân ga.

(Tiếng còi xa, 1995)

Từ cuộc đời chung, rộng lớn, Tố Hữu trở về với cuộc đời riêng, nhỏ bé, ông nhìn thấu những góc khuất nơi xã hội, và nhà thơ trăn trở, xót xa:

Xóm thợ trên đó lều tre ổ chuột

Làng quê nghèo xơ xác cháo cầm hơi

Những nghịch cảnh giàu nghèo trong xã hội cũng khiến cho nhà thơ thấy day dứt, xót xa:

Ôi thị trường cũng chiến trường thắng lợi Còn chỗ chăng, cho tình thương lẽ phải

(Du xuân, 1999)

Có một Tố Hữu khác, đau đớn, phẫn nộ trước bao nhiêu cảnh khổ đau, bất công, nghịch cảnh. Chính vì thế, đã có lúc ông cảm thấy đau đớn, xót xa khi thấy hiện thực cuộc sống không còn sự thẳng thắn, nghĩa tình mà còn ẩn chứa những sự đổi thay trong lòng người, khiến con người trở nên tha hóa.

Ôi! Đời vẫn còn rơi bao nước mắt Bao bất công còn đau thắt lòng ta Sao lắm kẻ gian tà giấu mặt

Vàng đầy kho, ngạo nghễ xa hoa!

(Cho xuân hạnh phúc đến muôn đời, 1997)

Nghịch lí trong cuộc đời, sự phân biệt giàu – nghèo, gian – chính cũng là điều Tố Hữu suy tư. Cuộc sống còn đầy bất công mà người chứng kiến nước mắt không thể không tuôn rơi, lòng người không thể không quặn thắt, người nghèo thì cái khó đeo bám, kẻ gian tà thì cứ việc xa hoa.

với biết trải nghiệm qua những thăng trầm của cách mạng, mới có thể viết:

Sao lắm kẻ xưng danh đồng chí Nhạt lương tâm, lạnh ngắt đồng tiền Gian tà dám bán rao đạo lý

Tham nhũng leo thang bậc cửa quyền (Chào xuân 99)

Không ngại phiền chi, Tố Hữu viết về những thói hư, tật xấu trong xã hội đương thời, những kẻ lợi dụng chức quyền, những kẻ mang danh xưng “đồng chí” – con người của cách mạng nhưng lương tâm đã đổi khác, tình nghĩa đã đánh đổi bởi đồng tiền. Viết như vậy, Tố Hữu đang trực tiếp vạch mặt những kẻ đã lợi dụng danh nghĩa để trục lợi cho mình. Sự thẳng thắn này có lẽ cũng chỉ có ông mới thể hiện trực tiếp qua những vần thơ của mình.

Đặc biệt trong tập thơ “Một tiếng đờn” và “Ta với ta” có những kỉ niệm của cá nhân tác giả. Từ tấm lòng nhân hậu và tràn ngập tình yêu thương, Tố Hữu đã thể hiện những ước mong gần gũi, đầy tình người.

Được làm cây lúa vàng thơm hạt Làm tiếng chim thanh hót sớm chiều Làm đường gạch lát đường thôn mát Tri kỷ, tri âm, chẳng đợi nhiều.

(Tiếng còi xa, 1995)

Quy luật cuộc sống được đúc kết trong những vần thơ, tuy giản dị nhưng lấp lánh niềm tin yêu cuộc đời. Từ hoa kết trái, từ cay đắng mới có ngày mai thành công rạng rỡ, sáng ngời. Và con người cũng như cuộc sống, phải trải qua bão giông mới nhìn thấy mặt trời sáng tươi. Những hình ảnh thơ gần gũi mà tiêu biểu cho những suy ngẫm trong đời thơ Tố Hữu.

Quả nào không kết nụ từ hoa?

Có chua đắng mới ra đường mật ngọt Cuộc sống đâu chỉ hương thơm chim hót? Bão giông qua, trời đất lại tươi màu.

Triết lí sống tình nghĩa của người dân Việt Nam được thể hiện trong thơ Tố Hữu qua rất nhiều sáng tác. Và có lẽ chính bởi thế mà nó đã trở thành niềm tin, hi vọng và thành một vòng quay giúp ông thêm yêu cuộc đời.

A! Cuộc sống thật là đáng sống Đời yêu tôi. Tôi lại yêu đời

Tất cả cùng tôi. Tôi với muôn người Chỉ là một. Nên cũng là vô số!

(Một nhành xuân, 1980)

Triết lí sống là cho cũng theo Tố Hữu đến khi ông đã ngoài 80, trong những lời thơ, ông vẫn truyền lại cho thế hệ trẻ nhiệt huyết của con người đã từng vào sinh ra tử, cống hiến cho cách mạng như một lẽ tự nhiên:

Hãy đi tới. Tự cánh mình bay thẳng Không có gì quý hơn Độc lập, Tự do! Sống, cho mình. Và sống cũng là cho.

(Chào năm 2000!)

Từ những nỗi lo chung của dân tộc thời kì kháng chiến, giải phóng đất nước, trở về với nỗi âu lo thường ngày, Tố Hữu không quên nhắc nhở con người những lẽ sống chân thành, tình nghĩa, yêu thương. Thơ ông vẫn tạo nên sự đồng cảm trong lòng người bởi nó chứa đựng nhiều trăn trở ưu tư về con người trong thời kì mới. Cả hai tập thơ “Một tiếng đờn” và “Ta với ta” đều biểu hiện sự thấu hiểu tình đời, lẽ đời của một tâm hồn thơ đẹp, sống đúng đạo lí của dân tộc Việt Nam và nó sẽ là yếu tố quan trọng khiến cho thơ ông mang đậm dấu ấn của thi pháp văn học dân gian.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dấu ấn thi pháp văn học dân gian trong thơ tố hữu (qua một tiếng đờn và ta với ta) (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)