CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
3.4. Thời gian, không gian nghệ thuật
3.4.1. Thời gian nghệ thuật
Là phương thức tồn tại của vật chất, thời gian đi vào tác phẩm văn học, được nhào nặn theo chủ quan nhà văn. Từ đó, thời gian không còn đơn thuần là chiều thứ tư của vật lý, mà đã hóa thành chiều thứ năm sâu thẳm của tâm hồn. Thời gian là một phương tiện quan trọng của nghệ thuật. Hay nói đúng hơn, thời gian nghệ thuật chính là có cái nhìn thế giới của nhà văn. Nghiên cứu thời gian nghệ thuật là khám phá một khía cạnh quan trọng của thi pháp, giúp ta cảm thụ tác phẩm trong cái cụ thể - sáng tạo của nó.
Thời gian trong thơ của ông cũng hướng đến thời gian tương lai. Nó được thể hiện và gắn bó với hình ảnh mùa xuân tràn ngập trong các tập thơ. Mùa xuân đích thực là mùa xuân của tương lai: viễn cảnh thành công của cách mạng, của chủ nghĩa xã hội, của chủ nghĩa cộng sản. Ánh sáng rực rỡ
của mùa hạ (Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lý chói qua tim)
đã dẫn đường cho nhà thơ đi đến mùa xuân.
Nếu ở“Từ ấy”, mùa xuân mới “phảng phất hương”, mới “tới tới
gần” (Xuân nhân loại) thì ở “Gió lộng”, mùa xuân đã đến:
Xuân đã đến rồi. Hối hả tương lai Thêm một ngày xuân đến. Bình minh (Bài ca mùa Xuân 1961 – Gió lộng)
Từ “Gió lộng”, mùa xuân mơ ước đã trở thành hiện thực. Điều này
giải thích vì sao sau “Gió lộng”, mùa xuân có nội dung phong phú hẳn lên. Mùa xuân thực sự sinh động như một con người. Và bắt đầu từ đây, nhà thơ gọi mùa xuân bằng tiếng “em” trìu mến:
Xuân ơi Xuân, em mới đến dăm năm Mà cuộc sống đã tưng bừng ngày hội (Bài ca mùa Xuân 1961 – Gió lộng)
Song “Ra trận” được sáng tác trong một giai đoạn lịch sử khác với “Gió lộng”. Đó là giai đoạn bắt đầu chiến tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam và bảo vệ chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Đế quốc là lực lượng
thù địch với mùa xuân. Ở miền Bắc, mùa xuân đứng trước đe dọa bị thui chột. Ở miền Nam, mùa xuân lại bị ám sát:
Hãy trông những người con gái ấy Người ta yêu khuôn mặt trái xoan Một sáng sớm mùa xuân thức dậy Bỗng dội tràn bom cháy thành than!
(Miền Nam – Ra trận)
Những gì tươi đẹp nhất trong cuộc đời đều được hiện lên qua ngòi bút của nhà thơ Tố Hữu. Ông đã từng cảm nhận:
Ta vẫn là xuân, xuân vĩnh viễn Bác Hồ vẫn sống giữa nhân gian Năm châu đang dậy, cùng nhau tiến Tự hào thay, Tổ quốc Việt Nam!
(Ta vẫn là xuân, 1997)
Bất chấp tuổi tác, bất chấp mọi khó khăn gian khổ trong cuộc sống, nhà thơ vẫn hướng nhìn về tương lai, với khát vọng một ngày mai tươi sáng. Tác giả khẳng định cuộc đời mình chính là một mùa xuân vĩnh viễn, điều đó dường như đã trở thành chân lí, tựa như cảm xúc của muôn triệu con tim về Bác Hồ luôn luôn sống mãi trong lòng người dân Việt Nam.
3.4.2. Không gian nghệ thuật
Theo như Trần Đình Sử đã nhận định trong “Thi pháp thơ Tố Hữu” thì “Không gian nghệ thuật chính là hình thức tồn tại chủ quan của hình tượng. Con người trong ca dao xưa chủ yếu gắn với đình làng, bờ ao, cây đa, giếng nước, bờ ruộng, lũy tre… Trong không gian làng quê ấy xuất hiện biết bao nhân vật, gần gũi, mộc mạc: cô thôn nữ, anh trai cày…”
Và chính tác giả cũng cho rằng: “Tố Hữu là nhà thơ xây dựng sắc nét hình tượng nghệ thuật về sự đối lập hai thế giới, hình tượng con đường cách mạng, đem vào thơ Việt Nam một không gian xã hội sôi động những sự biến lịch sử.”
Tố Hữu đã hoàn thành xuất sắc vai trò hình thành các tượng trưng mới của thơ trữ tình chính trị Việt Nam (Tổ quốc, Nhân dân, Dân tộc, Giai cấp, Đảng, Lãnh tụ, xã hội cụ, xã hội mới, cuộc đấu tranh, con người mới, thời đại mới…)
Không gian trong “Ra trận”, “Máu và hoa” là con đường ra trận, con đường của tình nghĩa, con đường sáng tạo, con đường của ông cha, con đường thắng lợi. Đó không chỉ là con đường của ta mà còn là con đường của mọi người. Không chỉ là đường sang nước bạn mà còn là đường ra thế giới.
Đặc biệt phải nói đến là không gian công cộng, không gian cộng đồng, nhân dân trong thơ Tố Hữu. Đó là nét đặc trưng quen thuộc của thi pháp văn học dân gian. Đến hai tập thơ “Một tiếng đờn” và “Ta với ta”, người đọc vẫn dễ dàng nhận thấy không gian quen thuộc đó nhưng mang màu sắc mới. Nó không còn là sự nhẹ nhàng, mộc mạc đơn thuần của làng quê mà đã có phần hiện đại hơn. Nhưng trong thơ, không gian nghệ thuật mà Tố Hữu sử dụng vẫn giữ được những nét quen thuộc của từng vùng, miền trải dài theo chiều dài đất nước.
Từ tận cùng của Tổ Quốc, Tố Hữu cảm nhận vẻ đẹp của đất nước Việt Nam. Ông đã khẳng định dù ở đâu cũng mến thương vùng đất sông nước, với những con người chất phác, chân thật nơi đây. Khung cảnh quen thuộc của dừa nước, của rừng đước dường như đã đem đến cho con người một trạng thái nhẹ nhàng, êm dịu, cảm giác tựa như “ru”, như “say”.
Đi đâu cũng nhớ quê hương
Ở đâu lòng cũng mến thương đất này Bồng bềnh sông dợn trời mây
Gió ru dừa nước, đước say bãi bồi (Một thoáng Cà Mau, 1991)
Xuất hiện nhiều lần trong thơ của ông là hình ảnh của xứ Huế, khúc ruột miền Trung của cả nước, nơi chôn rau, cắt rốn của nhà thơ. Chính vì vậy trên trục không gian trải dài theo chiều dài chữ S, người đọc không thể nào không nhớ tới một xứ Huế đẹp vô cùng:
Huế lại huy hoàng, tháng Tám xanh Hương Giang dìu dịu áo thiên thanh Quê mình lặng lẽ tươi duyên thế Như chẳng bao giờ biết chiến tranh… (Huế lại huy hoàng, 1995)
Ngược từ mũi đất Cà Mau, đến Huế, đến Hoa Lư, nhà thơ đã reo lên khi thấy cảnh:
Chiều hè Hoa Lư Nắng vàng lúa chín …
Ôi! Chú bé anh hùng
Nghìn năm xưa, không đợi tuổi Phất cờ lau một vùng
(Hoa Lư, 2001)
Vùng đất Hoa Lư, Ninh Bình đã được ghi dấu trong thơ ông với hình ảnh của Đinh Bộ Lĩnh, người anh hùng cờ lau tập trận mà dẹp loạn mười hai sứ quân. Đó là niềm tự hào, vinh quang cho quê hương, đất nước, dân tộc và cũng đã được coi như biểu tượng của tinh thần yêu nước quật cường của nhân dân Việt Nam cũng như Hưng Đạo Vương là tên tuổi anh hùng đã gắn với vùng đất Nam Định. Tên tuổi của các vị anh hùng cũng như những gì mà họ đã hi sinh cho đất nước, cho dân tộc sẽ còn được lưu dấu mãi muôn đời.
Nam Định, sáng tinh sương Quảng trường mát rượi Hưng Đạo Vương
Tượng đồng cao vời vợi
(Trước tượng Trần Hưng Đạo, 2001)
Không chỉ yêu vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước Việt Nam mà nỗi nhớ nước Nga thường trực trong tâm trí nhà thơ, để những dòng thơ về nước Nga yêu dấu lại trở lại trong sáng tác của ông :
Bâng khuâng ta lại nhớ Những mùa đông nước Nga Mạc Tư Khoa
Trắng tuyết.
(Người đứng đó, Lê nin, 1993)
Như vậy, người đọc có thể dễ dàng nhận thấy không gian nghệ thuật trong thơ Tố Hữu khá đa dạng và mở rộng từ mọi miền của Tổ quốc tới những bến bờ xa, không gian gắn từ làng quê thân thuộc tới thành thị - nơi đang từng ngày, từng giờ đổi mới. Không gian mới mẻ trong những năm cuối thế kỉ XX và những năm đầu của thế kỉ XXI đã đi vào thơ ông và đem đến cái nhìn mới cho những độc giả thơ ông.
3.5. Các hình ảnh, biểu tƣợng quen thuộc của thi pháp văn học dân gian
Những hình ảnh, biểu tượng của ca dao đã được nhà thơ Tố Hữu sử dụng trong thơ, tạo nên dấu ấn của thi pháp văn học dân gian đậm nét. Đặc biệt cần lưu ý, biểu tượng được hình thành trong một quá trình lâu dài, có tính ước lệ, bền vững và cơ sở để tạo nên các biểu tượng là hiện thực khách quan. Thế giới tự nhiên, động vật, thực vật thường xuyên được sử dụng làm biểu tượng trong thơ ca. Bên cạnh đó còn có sự xuất hiện của các vật thể nhân tạo như đồ dùng cá nhân, đồ dùng sinh hoạt hay các công trình kiến trúc, công cụ sản xuất… cũng được sử dụng để bày tỏ tình cảm của con người.
Trong thơ ca, ẩn dụ là một phương thức xây dựng hình tượng, đồng thời thể hiện cảm xúc của con người về thế giới hiện thực. Ẩn dụ có nhiệm vụ truyền tải nhận thức, suy nghĩ, tình cảm của nhà thơ thông qua cách nói hình tượng. Vì thế, nó không đơn giản là sự sao chép hiện thực mà qua đó để thể hiện những suy ngẫm, những cung bậc khác nhau trong tâm hồn. Ẩn dụ thường thiên về gợi hơn tả.
Trên cơ sở các tác giả đã từng nghiên cứu về ẩn dụ trong thơ Tố Hữu, người đọc có thể thấy ẩn dụ tu từ xuất hiện nhiều trong thơ ông với tần số xuất hiện không dồng đều. Nhưng trong số đó, những ẩn dụ được sử
dụng với tần suất cao đã trở thành điểm nhấn nghệ thuật đặc sắc. Đó là các hình ảnh: mặt trời, mùa Xuân, ngày mai, vườn hoa lá, thiên đường, lửa.
Qua khảo sát 2 tập thơ “Một tiếng đờn” và “Ta với ta”, chúng tôi đã ghi nhận được rất nhiều những hình ảnh ẩn dụ về tình yêu quê hương đất nước, qua đó thể hiện tình cảm với nhân dân, đất nước, với tấm lòng sâu sắc. Các hình ảnh đó là dòng đời, nắng mưa, cỏ dại, bình minh, hoàng hôn nói về sự trải nghiệm cuộc sống. Hàng loạt ẩn dụ về tình yêu cách mạng được sử dụng trong thơ tạo nên tác động trực tiếp đến người đọc. Ta như cảm nhận được khí thế sục sôi của dân tộc, ý chí chiến đấu và dòng máu lí tưởng sục sôi.
Những hình ảnh ẩn dụ trong thơ Tố Hữu đã lập thành một hệ thống tín hiệu thẩm mĩ để thể hiện vẻ đẹp của lí tưởng cộng sản ở những thời điểm khác nhau trong chặng đường hoạt động cách mạng và sáng tác của ông.
+ Hình ảnh ngƣời mẹ
Hình ảnh người mẹ đã xuất hiện trong thơ Tố Hữu, giờ vẫn là những hình ảnh chủ đạo trong thơ ông. Ông viết về những người mẹ với sự hi sinh cao cả cho đất nước, để Tổ quốc Việt Nam có được nền độc lập, tự do như ngày hôm nay. Tố Hữu là người duy nhất và xây dựng thành công nhất hệ thống tượng đài “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” trên thi đàn văn học Việt Nam. Đó là những bà mẹ anh hùng đã hóa thân vào quê hương đất nước, mang tầm vóc lớn lao.
Các nhà nghiên cứu đã từng lí giải nỗi bất hạnh từ thuở ấu thơ, khi cậu bé Nguyễn Kim Thành mồ côi mẹ. Tuy vậy thì tình mẹ con tha thiết, xót xa vẫn đau đáu một đời trong trái tim nhà thơ. Nỗi xa mẹ, không được hương khói cho mẹ luôn là nỗi ân hận lớn dằn vặt trái tim nhà thơ, để nhà thơ mỗi khi nhớ về mẹ lại bần thần xúc động. Chính vì thế, trong các sáng tác có hình ảnh người mẹ, Tố Hữu đã thể hiện những tình cảm vô cùng chân thật, thiết tha của một người con xa mẹ, xa nhà.
Trong hành trình sáng tác, Tố Hữu đã khắc họa ba thế hệ bà mẹ Việt Nam. Thứ nhất là thế hệ “Bà mẹ cách mạng”, tiếp đó là thế hệ “Bà mẹ thời
kháng chiến chống Pháp” và thế hệ “Bà mẹ thời kháng chiến chống Mỹ”. Và một điều bất ngờ là sự hiện diện của những bà mẹ ở cả ba miền đất nước. Trong những bà mẹ Việt Nam đó, có những người có tên tuổi được vinh danh nhưng có những người vô danh ngã xuống như một anh hùng. Mẹ Diệm, người đã từng vá cờ trong kháng chiến cũng đã đời đời nằm nơi vùng cồn bên bờ Hiền Lương.
Tượng đài bà mẹ Việt Nam anh hùng đã ngự trị trong tâm hồn của bao con người Việt Nam, nó càng có sức ám ảnh mãnh liệt ở trong hoàn cảnh đất nước hòa bình và thống nhất.
Hình ảnh người mẹ trong thơ Tố Hữu có thể là hình ảnh người mẹ thực, cũng có thể là hình ảnh người mẹ đã được nâng tầm cao hơn: người mẹ Đất nước.
Khi viết về người mẹ, Tố Hữu đã viết về những người phụ nữ kiên
cường, bất khuất. Hình tượng người mẹ Việt Nam là nét đẹp của lòng vị tha
nhân hậu, thủy chung, là sự biểu hiện sức sống mãnh liệt, ý chí quật khởi của con người Việt Nam. Sự miêu tả, cảm nhận về hình ảnh bà mẹ qua thơ Tố Hữu xuất phát từ cội nguồn sâu thẳm của truyền thống văn hóa dân tộc, từ nòi giống Lạc Hồng của mẹ Âu Cơ và Lạc Long Quân. Đấy là phẩm chất đẹp đẽ được tinh lọc từ dòng sữa mẹ của hôm qua và hôm nay.
Hình ảnh người phụ nữ, người mẹ Việt Nam luôn gắn liền cùng những năm tháng kháng chiến,đi xuyên suốt cùng chiều dài, chiều sâu của nền văn hóa Việt Nam. Hình ảnh đó gắn liền, in sâu vào tiềm thức của mỗi con người Việt Nam. Có thể nói, hình tượng người mẹ là một trong những hình tượng nghệ thuật tiêu biểu của thơ ca Việt Nam nói chung và thơ Tố Hữu nói riêng. Hình tượng ấy vừa phản ánh khí thế hào hùng của dân tộc, vừa là biểu trưng của văn hóa truyền thống và hiện đại của nhân dân Việt Nam. Như một nỗi niềm ân nghĩa thiêng liêng, xưa cũng như nay, trong quan niệm về Bà mẹ - Tổ Quốc của người Việt Nam là hướng về cội nguồn, hướng về người mẹ đã sinh ra dân tộc này, con người của đất nước này.
Người mẹ trong thơ Tố Hữu xuất hiện trong nhiều dáng vẻ khác nhau. Mẹ đã mất từ khi Tố Hữu còn nhỏ, vậy mà 80 tuổi về thăm, cảm xúc vẫn nguyên vẹn như xưa:
Con về thăm mẹ, mẹ ơi!
Tám mươi, con vẫn là mười hai thôi Vẳng nghe tiếng mẹ ru hời
Ấm hơi mẹ ẵm, như thời còn thơ… (Nghe cu cườm gáy, 2000)
Một khía cạnh đặc biệt hơn nữa là sự xuất hiện của những người mẹ nuôi trong thơ ông. Hình ảnh người mẹ nuôi, người vốn không có mối quan hệ ruột già với trẻ nhỏ nhưng lại có công nuôi dưỡng các em đã được Tố Hữu xây dựng với hình ảnh thật đẹp:
Càng vui được chăm nuôi Trẻ bụi đời vùi dập
Mấy trăm cháu mồ côi Ngày làm, đêm học tập Nhìn các em mặt tươi Mà mắt ta rớm lệ. Đẹp sao những nụ cười Các con nuôi tặng mẹ! (Người mẹ nuôi, 1997)
Người mẹ nuôi ấy không hiện lên với gương mặt, với nụ cười, với những gì miêu tả bề ngoài mà hình ảnh người mẹ ấy rạng ngời qua niềm vui của con trẻ. Họ đẹp vì tâm hồn trong sáng, vì tình yêu thiết tha dành cho những cảnh đời bất hạnh. Họ chính là những con người đã thổi một luồng gió mới, tạo niềm tin về nhân cách cao cả trong thời đại mới.
Trong thoáng chốc khi nhớ đến Hưng Đạo Vương, Tố Hữu chợt thấy ẩn hiện bên dòng sông Bạch Đằng một người mẹ đã từng sẻ chia để Hưng Đạo Vương đánh giặc, người phụ nữ ấy đẹp hồn hậu:
Trên bờ sông, chợt thấy mái lều nan Quán nước nghèo. Lửa đỏ lò than Một bà lão đang đun sôi nồi chè vối.
Lời của bà cụ đã trở thành bất hủ, để đến khi đã yên bờ cõi, Hưng Đạo Vương lại trở lại nơi đây, không còn thấy dấu tích gì của ngày này năm ấy. Vẫn bờ cỏ xanh ấy, vẫn những bông lau trắng ấy nhưng dường như mọi thứ đều đã biến mất, không ai còn nhớ chút nào. Chính vì thế, Trần
Hưng Đạo đã phải thốt lên: “Ôi, Người là ai, bà mẹ quê ta hay Tiên Phật
hỡi bà!”
Hình ảnh đó đã trở thành bất tử, đã hóa thân vào non sông đất trời, trở thành miếu Vua Bà linh thiêng dưới bóng đa:
Bảy trăm năm… Lịch sử trôi qua Bạch Đằng giang nay dào dạt bến phà
Bờ Hưng Yên, dưới bóng đa, lặng lẽ miếu “Vua Bà”