CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
3.1. Thể thơ dân tộc và những biến thể
Theo nghiên cứu của GS. Nguyễn Xuân Kính thì “thể thơ lục bát có vai trò đặc biệt quan trọng và có sức sống mạnh mẽ, lâu bền” [20, tr. 215].
Thể thơ lục bát:
Tố Hữu có tiếp thu những tinh hoa của phong trào Thơ mới, nhưng ông đặc biệt thành công khi vận dụng những thể thơ truyền thống của dân tộc. Những bài thơ lục bát mang cả sắc thái lục bát ca dao và lục bát cổ điển, dạt dào những âm hưởng nghĩa tình của hồn thơ dân tộc. Thơ lục bát chủ yếu xuất hiện trong các tập thơ trước của Tố Hữu, trong hai tập thơ này vẫn tiếp tục được sử dụng với tần suất lớn.
Trong tập thơ “Một tiếng đờn”, lục bát là thể loại chủ đạo đã được nhà thơ sử dụng. 30/72 bài thơ được viết theo thể lục bát. Trong tập thơ “Ta với ta” có 8 bài được viết theo thể lục bát. Khi thống kê số liệu, chúng tôi đã tìm hiểu và ghi lại những bài thơ có sử dụng thể thơ lục bát trong hai tập thơ “Một tiếng đờn” và “Ta với ta”. Sau đó, chúng tôi đã có sự đối chiếu với các tập thơ trước của nhà thơ. So với những tập thơ trước đó thì đây là
tỉ lệ tương đối lớn. Ở tập thơ “Từ ấy”, có 7 trên tổng số 72 bài thơ được làm theo thể lục bát; ở tập thơ “Việt Bắc” có 5 trên tổng số 27 bài; ở tập “Gió lộng” có 2 trên số 25 bài; đến “Ra trận” thì tập thơ có 7 bài trong số 34 bài; trong tập “Máu và hoa” thì có 3 trên tổng số 13 bài. Nhưng ở tập thơ “Một tiếng đờn” thì tổng số bài thơ sử dụng thể lục bát là 30 trên 72 bài, ở tập thơ “Ta với ta” là 8 trên tổng số 50 bài. Cụ thể như sau:
STT Tập thơ Tổng số bài thơ Số bài lục bát Tỉ lệ
1. Từ ấy 72 7 9,7% 2. Việt Bắc 27 5 18,5% 3. Gió lộng 25 2 8% 4. Ra trận 34 7 20,5% 5. Máu và hoa 13 3 23% 6. Một tiếng đờn 72 30 41,6% 7. Ta với ta 50 8 16%
Việc sử dụng thể thơ lục bát đã chứng minh được tính ưu việt của thể thơ này trong việc diễn tả tâm tư, tình cảm của tác giả. Đặc biệt ở hai tập thơ sau cùng, nhà thơ sử dụng thể thơ lục bát với tần số lớn bởi chính trong giai đoạn này, sau cách mạng thành công, đất nước hoàn toàn độc lập, nhà thơ vui với niềm vui chung của đất nước, của dân tộc, những vần thơ cũng mang theo giai điệu của quê hương, đất nước. Những tiếng thơ tựa như tiếng lòng, thấm đượm tình quê hương đất nước, được gửi gắm qua những dòng thơ lục bát là đặc trưng trong thơ Tố Hữu từ những ngày đầu tiên mới bắt đầu con đường cách mạng. Có tiếng thơ âm thầm, nhẹ nhàng mà sâu lắng tình cảm của đứa con khi nhớ về người mẹ trong bài thơ “Việt Bắc”:
Bầm ơi, có rét không bầm? Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn.
(Bầm ơi - Việt Bắc)
Có bài thơ là lời cảm thương sâu sắc, trân trọng tài năng của Nguyễn Du như Tố Hữu đã từng viết:
Tiếng thơ ai động đất trời
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày.
(Kính gửi cụ Nguyễn Du - Ra trận)
Sang đến thời kì sau, trong hòa bình, những dòng thơ lục bát vẫn chiếm ưu thế khi diễn tả những dòng cảm xúc tinh tế của đời sống. Tố Hữu đã từng diễn tả cảm xúc bâng khuâng:
Tưởng đâu quên mất Thơ rồi Tạm yên chút việc, lại ngồi với Thơ…
Mùa đông hết tự bao giờ Mải mê ngày tháng, ai ngờ đã xuân!
(Phút giây, 1979)
Đặc biệt, chùm thơ viết về xứ Thanh (Bài “Hà Trung”, “Luy Lây”, “Cẩm Thủy”, “Ngọc Lặc”, “Như Xuân”, “Nông Cống”, “Tĩnh Gia”, “Hoằng Hóa”…), nơi gắn bó thiết tha, ân tình với nhà thơ cũng đã được ông thể hiện tình yêu mến qua những vần thơ lục bát ngọt ngào.
Chiều thu về lại Tĩnh Gia Đêm rằm sáng quá, như là chiêm bao
Qua đây lại nhớ năm nào Xé trời đạn lửa, bom đào, đất rung.
(Tĩnh Gia, 1986)
Viết về chợ Đồng Xuân vào thời điểm năm 1991, tác giả đã dành cho nơi đây tình cảm yêu mến lạ kì:
Dẫu còn bao nỗi gian lao
Đắng cay mấy, vẫn ngọt ngào lòng ta! Chợ mình đẹp lắm hàng hoa Hoa thơm, hoa tỏa hương ra xa gần.
(Chợ Đồng Xuân, 1991)
Là khu chợ có lịch sử lâu đời tại Hà Nội, mang những đặc trưng của dân cư buôn bán, nhưng Tố Hữu lại gửi gắm, trông đợi ở nơi đây những hoa thơm, trái ngọt cho đời. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, Đồng Xuân cũng được coi là một chứng nhân lịch sử, đồng hành với năm tháng, thời gian. Viết về khu chợ, với những đổi thay về đời sống tinh thần của người
Hà Nội, với những bán mua, với những tính toán mưu sinh, vậy mà Tố Hữu vẫn giữ con mắt nhìn ấm áp, thân tình. Cùng với đó, giọng thơ lục bát khiến cho nhắc đến chợ phố, chợ thành thị mà cảm giác cứ như chợ quê, gần gũi, mộc mạc như chính dấu ấn quen thuộc của các vùng nông thôn.
Hay khi đọc bài thơ “Đồng Tháp Mười”, người đọc tựa như lạc trong không gian quen thuộc của làng quê Việt Nam. Những dấu ấn của thi pháp văn học dân gian vẫn còn in đậm trong những dòng thơ gợi ra khoảng không mênh mông mang mang tựa như:
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.
(Ca dao Việt Nam)
Thì giờ đây, trong thơ Tố Hữu gợi ra cả đồng lúa mênh mông ngút trời
Ai trông lên đó mà trông
Mênh mông Đồng Tháp, mênh mông mùa vàng Bưng biền, kênh rạch dọc ngang
Dòng sông Hồng Ngự mỡ màng phù sa. (Đồng Tháp Mười, 1991)
Ngoài ra, khi tìm hiểu và thống kê số lượng các sáng tác của nhà thơ, chúng tôi nhận thấy một phần không nhỏ trong thơ của Tố Hữu đó là việc sử dụng chêm, xen những dòng thơ lục bát giữa các dòng thơ thất ngôn hay lục ngôn.
Sử dụng nhuần nhuyễn thể thơ lục bát dân tộc kết hợp với những lời thơ, nhạc điệu là một trong những thế mạnh làm cho thơ Tố Hữu có sức sống lâu bền trong lòng công chúng. Tựa như Tố Hữu, cũng đã có nhiều nhà thơ lựa chọn cho mình hình thức thơ ca này để góp phần tạo nên sức sống trường tồn cho tác phẩm như Nguyễn Bính, Nguyễn Duy nhưng trong thơ ca mỗi người lại mang màu sắc, âm điệu, bản sắc riêng. Thơ Nguyễn Duy đã từng được ví như chiếc áo dài quốc phục của Việt Nam, duyên dáng và giữ được nét cổ xưa, nhưng không kém phần hấp dẫn bởi những cách tân kì lạ. Và đó chính là điều đã giúp Nguyễn Duy ở thời kì sau thành công rực rỡ trong việc phát huy thể thơ truyền thống của dân tộc. Có thể thấy được tình yêu đặc biệt của nhà thơ với thể loại này khi khảo sát trong
tuyển tập thơ vừa xuất bản của ông: có đến 152 bài thơ lục bát trong tổng số 280 bài thơ. Tỉ lệ này còn cao hơn so với tỉ lệ thơ lục bát trong thơ của Tố Hữu. Không chỉ có vậy, chúng ta dễ dàng nhận thấy là những câu thơ “chìm nổi với đám đông” của nhà thơ rất gần gũi với ca dao, hay nói đúng hơn là hồn vía ca dao nhập cả vào thơ của Nguyễn Duy:
Thơ ơi ta bảo thơ này Để ta đi cấy đi cày nuôi em (Thơ thời bao cấp)
Mượn một tứ thơ cũ để diễn đạt một điều rất mới là tài năng của Nguyễn Duy. Vừa quen thuộc, vừa thân quen nơi chốn đồng quê dân dã, vừa mang một nét gì đó sinh động, mới mẻ, hấp dẫn, chứa chan tình:
Bồng bồng cái ngủ trên tay Nghe trong gió có gì say lạ lùng Chừng như cây lúa đơm bông
Chừng như trái bưởi vàng đung đưa cành. (Lời ru mùa thu)
Mỗi bài thơ lục bát của Nguyễn Duy đều gợi ra những góc nhìn mới mẻ, những suy nghĩ sâu sắc về lẽ đời:
Ta đi trọn kiếp con người Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru. (Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa)
Trong thơ Nguyễn Duy, thể thơ lục bát đã bị ngắt nhịp ra với những ý đồ khác nhau, nhưng khi đọc thơ Tố Hữu, người ta vẫn thấy nó hồn nhiên, dung dị như chính bản thân nó vẫn thế. Lục bát đúng điệu: dòng trên 6 tiếng, dòng dưới 8 tiếng khác với thơ Nguyễn Duy thường sử dụng cách ngắt nhịp thơ lục bát ít gặp trong các cách ngắt nhịp thông thường và đặc biệt hơn ở lối thơ vắt dòng:
Chiều đang sâu thắm một màu Tự dưng lộp độp ngang đầu - ồ mưa! (Mưa trong nắng – nắng trong mưa)
Đặc biệt sự phá cách ở hình thức lục bát tách dòng, tức là ngắt dòng thơ thành nhiều đoạn nhỏ đã được nhà thơ Nguyễn Duy thể hiện một cách nhuần nhị:
Mai sau Mai sau Mai sau
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh (Tre Việt Nam)
Người đọc có thể dễ dàng nhận thấy 2 hay 3 dòng thơ kết hợp lại ở “Tre Việt Nam” mới tạo thành câu lục hay 2 câu thơ sau kết hợp mới trở thành câu bát như trong “Ải Chi Lăng”:
Gió trên vách đá ù ù Nghe
Tù và dội xuống từ cao xanh… (Ải Chi Lăng)
Sự thay đổi, làm mới với thể thơ dân tộc đã đem đến màu sắc và hiệu quả hấp dẫn cho thơ Nguyễn Duy còn với thơ Tố Hữu thì với lục bát dân tộc, những giá trị nguyên bản của thể thơ dân tộc này còn mãi, còn mãi với thời gian. Tuy nhiên, dường như người đọc cũng có thể nhận thấy rằng, việc quay trở lại với thể thơ lục bát quen thuộc trong thơ Tố Hữu có lẽ cũng là một lẽ tất yếu, sự hướng nội, quay về với những gì thân thuộc của một thi nhân suốt cuộc đời gắn bó với thơ ca. Những hình thức thơ ca sáng tạo trước đây không còn chiếm vị thế lớn trong sáng tác của ông mà trở lại thơ ông là nét dân dã, quen thuộc của những dòng lục bát thể hiện tình yêu tha thiết với thơ ca. Lục bát đã mở ra cho thơ ông những sáng tạo nghệ thuật, giờ đây lại trở thành điểm cuối trong hành trình sáng tác của nhà thơ. Có thể có ý kiến cho rằng việc trở lại với những vần thơ lục bát đó đã thể hiện sức sáng tạo dồi dào trong thơ Tố Hữu đã có những hạn chế nhất định, nhưng không thể phủ nhận rằng việc vận dụng thể thơ dân tộc, với những gì gắn bó thiết tha với tâm hồn người Việt là minh chứng rõ nhất để khẳng
định tình yêu mê say với thơ ca, bất cứ hoàn cảnh nào cũng gắn với thơ như lẽ sống của cuộc đời.
Bên cạnh thể thơ lục bát, tác giả còn sử dụng các thể thơ dân tộc khác trong sáng tác như song thất lục bát (một thể thơ cách luật của Việt Nam, phát triển rực rỡ ở nước ta vào cuối thế kỉ XVIII và có sức sống bền vừng qua các thời kì văn học sau. Thể thơ song thất lục bát gồm có những đặc điểm: mỗi khổ thơ gồm 4 câu, hai câu đầu 7 tiếng, câu thứ 3 có 6 tiếng và câu cuối có 8 tiếng) hay thất ngôn (thể thơ có xuất phát từ thơ Đường trang trọng nhưng không khuôn sáo mà trái lại, hơi thơ rất liền mạch, tự nhiên, diễn tả được hiện thực đa dạng và nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau) và cũng đã thành công với các thể thơ này.
Sự gắn bó với thể thơ truyền thống này khác hẳn với xu hướng thơ ca của thời đại. Đây được coi là thể thơ có khả năng dồi dào trong diễn tả tư tưởng, tình cảm. Nhà thơ đã từng viết:
Không, tôi vẫn làm thơ đấy chứ Dẫu quanh năm không chữ câu nào Mỗi ngày , lòng vẫn xôn xao
Mừng lo, suy tính, biết bao sự tình! (Ngày và đêm, 1982)
như để giãi bày tâm sự của mình khi ngày đêm vẫn nghĩ ngợi việc nước, việc đời, trái tim đầy nhiệt huyết của nhà thơ vẫn sục sôi cống hiến cho Tổ quốc.
Hay cũng có khi thể thơ song thất lục bát đã được biến đổi với hai câu đầu tám chữ để diễn tả những dòng tâm tư tình cảm của tác giả:
Mùa trái chín, cũng là mùa lá rụng Trong giá sương, đông ủ nụ mầm xuân Ngày mai… Ai biết xa gần?
Biển đời sóng gió, mấy thân nổi chìm! (Xuân hành 92)
Nhưng với thể thơ nào thì lục bát vẫn là cốt yếu, chiếm bộ phận tương đối lớn trong thơ ông và đã diễn tả trọn vẹn tình cảm, cảm xúc của tác giả gửi gắm qua những dòng thơ.