2.1. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1.1. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn 5 phường: phường Hải Châu I, phường Hải Châu II, phường Thanh Bình, phường Thuận Phước và phường Thạch Thang của quận Hải Châu, thuộc quản lý của Xí nghiệp mơi trường Hải Châu I, thành phố Đà Nẵng.
- Đưa ra các giải pháp để cải thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn 5 phường của quận Hải Châu, thuộc quản lý của Xí nghiệp mơi trường Hải Châu I, thành phố Đà Nẵng.
2.1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích vừa nêu trên, trong quá trình nghiên cứu đề tài cần thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Tìm hiểu thực trạng cơng tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn 5 phường của quận Hải Châu.
- Đưa ra các giải pháp để cải thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn 5 phường của quận Hải Châu.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Chất thải rắn trên địa bàn 5 phường của quận Hải Châu.
- Cán bộ quản lý ở các Đội môi trường và Xí nghiệp mơi trường Hải Châu I. - Khu dân cư, khu công cộng, chợ, trung tâm thương mại…
- Công nhân vệ sinh môi trường.
Phạm vi nghiên cứu là trên địa bàn trên địa bàn 5 phường: phường Hải Châu I, phường Hải Châu II, phường Thanh Bình, phường Thuận Phước và phường Thạch Thang thuộc quản lý của Xí nghiệp mơi trường Hải Châu I, thành phố Đà Nẵng.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin
Tôi tiến hành điều tra, thu thập số liệu thực tế trên địa bàn 5 phường của quận Hải Châu, đồng thời tơi có tìm kiếm và tập hợp được các bài viết, các cơng trình nghiên cứu của các tác giả đi trước, cũng như số liệu thu thập tại Xí nghiệp mơi trường Hải Châu I, Công ty TNHH MTV Môi trường Đơ thị Đà Nẵng.
2.3.2. Phương pháp phân tích tổng hợp
Sau khi tiến hành thu thập tài liệu, số liệu từ các phiếu điều tra, tôi tiến hành thống kê và xử lý số liệu bằng các phần mềm như: Word, Exel,… kết quả của quá trình này được trình bày trong bài luận.
2.3.3. Phương pháp khảo sát thực địa
Tôi đã quan sát và ghi lại thói quen hằng ngày của các hộ gia đình, trường học, khu cơng cộng, chợ… về lưu trữ và thải bỏ rác cũng như ý thức của họ về vấn đề vệ sinh mơi trường. Bên cạnh đó, tơi cũng đã khảo sát lại cách thức thu gom, vận chuyển rác của các đội vệ sinh môi trường cũng như là kiểm tra lại những số liệu đã thu thập được về chất thải rắn.
2.3.4. Phương pháp điều tra xã hội học
Sử dụng phiếu điều tra được thiết kế theo bảng hỏi với nội dung đề cập đến vấn đề quản lý chất thải rắn trên địa bàn 5 phường của quận Hải Châu. Và vấn đề về nhận thức, thói quen của hộ gia đình, trường học, khu cộng cộng, chợ… đối với chất thải rắn tại khu vực nghiên cứu. Nội dung phiếu điều tra, số lượng phiếu điều tra, các nhóm đối tượng được phát phiếu được thiết lập trên cơ sở các thông tin đã thu thập được từ quá trình khảo sát thực địa và thu thập các nguồn thông tin.