Kết quả khảo sát hiện trạng về chất thải rắn trên địa bàn 5 phường quận Hải Châu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn của Xí nghiệp môi trường Hải Châu I thành phố Đà Nẵng. (Trang 31 - 32)

Châu

3.1.1. Nguồn phát sinh

Đà Nẵng hiện là một trong 3 đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương của Việt Nam. Là trung tâm công nghiệp – thương mại – du lịch và dịch vụ của khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Sự phát triển kinh tế - xã hội cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá với tốc độ cao đã đặt ra cho thành phố một áp lực lớn về mặt môi trường. Hàng năm, môi trường thành phố Đà Nẵng phải tiếp nhận một lượng khá lớn nước thải và chất thải rắn, với quy mô năm sau cao hơn năm trước. Theo thống kê sơ bộ, mỗi ngày Đà Nẵng thải ra không dưới 1.350 tấn rác và không ngừng tăng lên.

Với diện tích 0,9181 km2, dân số 14.618 người, mật độ dân số 15.922 người/km2. Do các hoạt động kinh tế - xã hội ngày càng diễn ra sôi động, trao đổi buôn bán hàng hóa, thể thao, giao thông đi lại… Vì vậy, nguồn rác phát sinh ra ngày càng nhiều tại địa điểm khác nhau: các nơi họp chợ, khu vui chơi, giải trí các hộ dân, các nhà máy, xí nghiệp, cơ quan, công sở… và thành phần chất thải rắn cũng đa dạng: hữu cơ, vô cơ…

Tại quận Hải Châu chất thải rắn chủ yếu phát sinh từ các hộ gia đình, các cơ chợ, các cơ quan xí nghiệp, nhà hàng, khách sạn… bất kì một hoạt động sống nào của con người tại nhà, công sở hay trên đường đi, những nơi công cộng… đều sinh ra một lượng chất thải rắn khác cao. Do vậy, cần phải tiến hành xử lý để bảo vệ môi trường sống khỏi bị ô nhiễm.

3.1.2. Thành phần

Đối với chất thải rắn đô thị thành phố Đà Nẵng nói chung và chất thải rắn tại phường Hải Châu I nói riêng thì thành phần có nguồn gốc hữu cơ chiếm tỉ lệ cao, rác có độ ẩm khá cao.

Bảng 3.1. Thống kê tỉ lệ thành phần chất thải rắn của Thành phố Đà Nẵng

STT Loại chất thải Tỉ lệ %

1 Giấy và bìa carton 5,16

2 Thực phẩm thừa và chất thải từ quá trình làm vườn 74,65

3 Gỗ 0,67 4 Vải và các sản phẩm dệt may 3,18 5 Da 0,83 6 Cao su 1,29 7 Nhựa PET 0,07 8 Nhựa PVC 0,62 9 Bao bì nylon 11,58 10 Nhựa đa thành phần 0,42

11 Kim loại đen 0,18

12 Kim loại màu 0,01

13 Xà bần 0,55

14 Thủy tinh 0,74

15 Chất thải nguy hại dùng trong gia đình (pin, bình ắc quy, bình xịt muỗi, bóng đèn …)

0,03

16 Chất thải y tế (kim tiêm, thuốc quá hạn sử dụng...) 0,02

Tổng cộng 100

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn của Xí nghiệp môi trường Hải Châu I thành phố Đà Nẵng. (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)