Ý thức người dân về phân loại rác tại hộ gia đình
- Có 154/194 hộ gia đình (chiếm 79,38%) đồng ý phân loại rác theo từng loại và bỏ vào các bao theo quy định.
- Có 34/194 hộ gia đình (chiếm 17,53%) không đồng ý phân loại rác theo từng loại và bỏ vào các bao theo quy định.
- Có 6/194 hộ gia đình (chiếm 3,09%) ý kiến khác.
Kết quả được thể hiện trong biểu đồ 4.1 dưới đây:
79% 18%
3%
Đồng ý phân loại rác theo từng loại và bỏ vào các bao theo quy định tại hộ gia đình
Không đồng ý phân loại rác theo từng loại và bỏ vào các bao theo quy định tại hộ gia đình Ý kiến khác
Biểu đồ 4.1. Ý kiến của các hộ gia đình về ý thức phân loại rác tại hộ gia đình
Theo kết quả của phiếu thăm dò các hộ gia đình thì 79,38% hộ gia đình cho rằng việc Công ty TNHH MTV Môi trường Đô Thị Đà Nẵng tiến hành phân loại rác tại từng hộ gia đình là hợp lý và phù hợp với yêu cầu phát triển của thành phố Đà Nẵng.
Số hộ gia đình còn lại (17,53%) cho rằng việc phân loại rác trên là việc làm quá rắc rối, phức tạp.
Đa số các hộ gia đình yêu cầu cung cấp thùng đựng rác công cộng theo từng loại rác và bao ni lông chuyên dụng để tiện cho việc phân loại chất thải rắn tại hộ gia đình và khu dân cư.
Ý thức người dân về phân loại rác tại nơi công cộng
- Có 183/194 hộ gia đình (chiếm 94,33%) đồng ý bỏ đúng từng loại rác vào thùng theo quy định.
- Có 11/194 hộ gia đình (chiếm 5,67%) không đồng ý bỏ đúng từng loại rác vào thùng theo quy định.
Kết quả được thể hiện trong biểu đồ 4.2 dưới đây:
94% 6%
Đồng ý bỏ đúng từng loại rác vào thùng theo quy định. Không đồng ý bỏ đúng từng loại rác vào thùng theo quy định.
Biểu đồ 4.2. Ý kiến của các hộ gia đình về ý thức phân loại rác nơi công cộng
Qua 194 hộ được khảo sát ta thấy tỷ lệ đồng ý phân loại chất thải rắn tại hộ gia đình chiếm 79,38% và tỷ lệ đồng ý phân loại rác tại nơi công cộng chiếm 94,33%. Điều đó cho thấy, người dân đã có cái nhìn tích cực hơn trong vấn đề môi trường. Và đây cũng là dấu hiệu đáng mừng trong việc nhận thức của ngừoi dân đã ngày nâng cao hơn. Vì vậy, khi thành phố thực hiện chương trình phân loại rác tại nguồn là khả thi. Tuy nhiên cũng có một số hộ dân là chưa có thái độ tích cực đối với chương trình này.
Theo kết quả của phiếu thăm dò các hộ gia đình thì 172/194 hộ gia đình (chiếm 88,66%) chấp nhận nộp phạt và 22/194 hộ gia đình (chiếm 11,34%) không chấp nhận
nộp phạt khi bỏ rác sai quy định. Cho thấy người dân thực sự hưởng ứng và tham gia chương trình này một cách triệt để.
Qua kết quả thống kê cho thấy, hầu hết các hộ gia đình đều quan tâm đến vấn đề vệ sinh môi trường, tính tự giác giữ gìn vệ sinh tại mỗi hộ gia đình là tốt, họ nhận thức được rằng vệ sinh môi trường là một trong những vấn đề sống còn của thành phố và sự sống của mỗi người, góp phần phát triển thành phố Đà Nẵng.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng đã đa ̣t những thành tựu quan tro ̣ng trong 10 năm qua, tình tra ̣ng môi trường cải thiện hơn trướ c, ta ̣o được cảnh quan chung cho thành phố. Hoa ̣t động quản lý chất thải rắn sinh hoạt của Thành phố được thực hiện khá tốt và đồng bộ (đối với khâu thu gom, lưu giữ và vận chuyển), tỷ lệ thu gom hiện nay đa ̣t hơn 92%, trang thiết bi ̣ được đầu tư khá hiện đại, hoàn toàn đáp ứng với nhu cầu thực tế. Tuy nhiên so với các Thành phố khác, Đà Nẵng vẫn chưa có phương cách quản lý tổng hợp, đó là: huy động nguồn lực tham gia quản lý chất thải rắn từ cộng đồng và tư nhân nhằm giảm lượng chất thải rắn phải chôn lấp vào bãi rác một cách tối đa thông qua các biện pháp: phân loại ta ̣i nguồn, tái chế và tái sử dụng rác thải trong nhân dân.
Với những thành tựu đạt được và sự nỗ lực không ngừng của xí nghiệp và công ty đã góp phần làm cho quận Hải Châu và thành phố Đà Nẵng ngày càng trở nên xanh - sạch - đẹp. Tự hào hơn là Đà Nẵng là thành phố đầu tiên của cả nước xây dựng thành phố môi trường, được Bộ Tài nguyên và Môi trường trao tặng giải thưởng Môi trường Việt Nam và vinh dự là thành phố duy nhất của Việt Nam được trao tặng danh hiệu
“Thành phố bền vững về môi trường Asean trong năm 2011”. Trong đó nhất là vấn đề thu gom, vận chuyển và xử lí chất thải rắn đạt mức cao, quá trình thu gom được cơ giới hóa, lượng chất thải rắn ra đường hạn chế ở mức thấp nhất, các trạm trung chuyển hoạt động khép kín giúp giảm bớt chi phí vận chuyển rác. Nhưng do điều kiện còn hạn chế nên công việc của công ty còn gặp nhiều khó khăn trong nhiều khâu. Hy vọng trong tương lai không xa những hạn chế dần được khắc phục để công tác bảo vệ môi trường quận Hải Châu nói riêng, thành phố Đà Nẵng, cũng như trên cả nước nói chung ngày càng hoàn thiện hơn, góp phần vào việc bảo vệ, nâng cao chính cuộc sống của bản thân mỗi con người.
2. Kiến nghị
thành phố Đà Nẵng, góp phần phấn đấu xây dựng “Đà Nẵng - Thành phố môi trường” vào năm 2020 và phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
1. Xây dựng Kế hoa ̣ch quản lý tổng hợp chất thải rắn quận Hải Châu nói riêng, thành phố Đà Nẵng nói chung nhằm quản lý chất thải rắn một cách bền vững thông qua việc tăng cườ ng giảm thiểu ta ̣i nguồn; tái chế và tái sử du ̣ng hợp lý và thân thiện môi trườ ng.
2. Thực hiện thu gom rác thải theo giờ trên toàn đi ̣a bàn thành phố Đà Nẵng nhằm hạn chế trên 50% số lượng các thùng rác đặt trên các đường phố khu nội thi ̣ và hạn chế tối đa 80% việc đặt thùng rác trên đường phố chính.
3. Xây dựng và kiện toàn các chính sách, văn bản pháp luật về quản lý chất thải rắn thực hiện trên địa bàn quận Hải Châu nói riêng, thành phố Đà Nẵng nói chung.
4. Xây dựng và triển khai mô hình phân loa ̣i chất thải ta ̣i nguồn, tuyên truyền, vận động 100% phụ nữ ta ̣i 6 quận/huyện tham gia vào mô hình phân loa ̣i rác thải ta ̣i nguồn.
5. Nâng cấp và mở rộng các tra ̣m trung chuyển đa ̣t yêu cầu kỹ thuật và đáp ứng nhu cầu hiện ta ̣i và trong tương lai. Xây dựng và đưa vào vận hành các nhà máy tái chế bằng công nghệ hiện đa ̣i. Tăng cường tái chế, tái sử du ̣ng chất thải rắn (ví du ̣ xỉ than, vỏ ha ̣t điều).
6. Thí điểm thực hiện phân loa ̣i rác ta ̣i nguồn và và thu gom rác theo giờ ta ̣i 6 quận nội thành và tại các cơ sở công nghiệp và cơ sở y tế.
7. Xây dựng và phát triển mô hình “Tổ dân phố không rác” ta ̣i 6 quận/huyện của thành phố Đà Nẵng. Lồng ghép tuyên truyền việc thực hiện mô hình vào chương trình xây dựng nông thôn mới.
8. Nâng cao nhận thứ c cộng đồng: về chương trình 3R, bảo vệ môi trường, giảm thiểu phát thải chất thải rắn ta ̣i nguồn, đặc biệt là túi Nylon ...
9. Huy động mọi nguồn lực tham gia vào công tác đầu tư xây dựng hệ thống QLTHCRT (NGOs, cộng đồng....): trang bi ̣ các phương tiện phu ̣c vu ̣ công tác thu gom theo giờ kết hợp với phân loa ̣i ta ̣i nguồn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Tài nguyên và Môi trườ ng, “Báo cáo Môi trường Quốc gia 2010: Tổng quan Môi trườ ng Việt Nam”, phần CTR, 2010.
[2]. Bộ Xây dựng, “Báo cáo Xây dựng chiến lược quốc gia về Quản lý tổng hợp CTR đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050”, 2009.
[3]. Công ty TNHH MTV Môi trườ ng Đô thi ̣ Đà Nẵng,“Báo cáo Kết quả phân tích mẫu rác thải của Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thi ̣ thành phố Đà Nẵng năm 2008, 2009 và 2010”.
[4]. GS. TS. Trần Hiếu Nhuệ, TS. Ứng Quốc Dũng, TS. Nguyễn Thị KimThái, Quản lý CTR đô thị, Nhà xuất bản Xây Dựng Hà Nội – 2001.
[5]. GVC.TS. Trần Thị Mỹ Diệu, Giáo trình Quản lý chất thải rắn sinh hoạt, trường Đại học Văn Lang, khoa Công nghệ và Quản lý môi trường.
[6]. Phùng Khánh Chuyên và Ngô Vân Thuỵ Cẩm, "Nghiên cứu xây dựng mô hình phân loại rác tại nguồn trong trường học tại thành phố Đà Nẵng", Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng - Số 5(40).2010.
[7]. Phòng Công nghệ môi trường, công ty Môi trường đô thị Đà Nẵng “Niên giám thống kê 2011-2013”.
[8]. Phòng Công nghệ môi trường, công ty Môi trường đô thị Đà Nẵng “Báo cáo: Tình hình quản lý chất thải rắn trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng”.
MỞ ĐẦU ... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT ... 10
1.1. Tổng quan về chất thải rắn ... 10 1.1.1. Khái niệm ... 10 1.1.2. Thành phần ... 10 1.1.3. Phân loại ... 10 1.1.3.1. Theo vị trí hình thành ... 11 1.1.3.2. Theo thành phần vật lý và hóa học ... 11
1.1.3.3. Theo quan điểm thông thường ... 11
1.1.3.4. Theo bản chất nguồn phát sinh ... 12
1.1.3.5. Theo mức độ nguy hại ... 13
1.2. Chất thải rắn sinh hoạt ... 13
1.2.1. Khái niệm ... 13
1.2.2. Nguồn phát sinh ... 13
1.2.3. Thành phần ... 14
1.2.3.1. Thành phần vật lý ... 15
1.2.3.2. Thành phần hóa học ... 16
1.3. Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn ... 16
1.3.1. Tác động đến môi trường nước ... 16
1.3.2. Tác động đến môi trường đất ... 17
1.3.3. Tác động đến môi trường không khí ... 18
1.3.4. Tác động đến cảnh quan và sức khỏe con người ... 18
1.4. Hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt ... 19
1.4.1. Tồn trữ tại nguồn ... 20
1.4.2. Thu gom ... 20
1.4.3. Trung chuyển và vận chuyển ... 21
1.4.4. Tái sinh, tái chế và xử lý ... 21
1.5. Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Đà Nẵng ... 22
1.5.1. Công tác thu gom ... 22
1.5.2. Công tác vận chuyển ... 24
1.5.3. Công tác xử lý ... 24
1.5.4. Hoạt động tái chế và tái sử dụng ... 25
1.6. Tổng quan về Xí nghiệp môi trường Hải Châu I ... 26
1.6.1. Giới thiệu chung ... 26
1.6.2. Chức năng và nhiệm vụ ... 27
1.6.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động ... 27
1.6.3.1. Lực lượng nhân viên ... 27
1.6.3.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức ... 28
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 29
2.1. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ... 29
2.1.1. Mục đích nghiên cứu ... 29
2.1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ... 29
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 29
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu... 29
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ... 29
2.3. Phương pháp nghiên cứu ... 30
2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin ... 30
2.3.2. Phương pháp phân tích tổng hợp ... 30
2.3.3. Phương pháp khảo sát thực địa ... 30
2.3.4. Phương pháp điều tra xã hội học ... 30
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ... 31
3.1. Kết quả khảo sát hiện trạng về chất thải rắn trên địa bàn 5 phường quận Hải Châu .. 31
3.1.1. Nguồn phát sinh ... 31
3.1.2. Thành phần ... 31
3.1.4. Công tác phân loại rác tại nguồn, tái chế và tái sử dụng ... 33
3.1.4.1. Hiện trạng phân loại chất thải tại nguồn ... 33
3.1.4.2. Tái chế, tái sử dụng chất thải ... 33
3.2. Kết quả khảo sát hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn trên địa bàn 5 phường của quận Hải Châu ... 35
3.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp ... 35
3.2.1.1. Lực lượng nhân viên ... 35
3.2.1.2. Công tác quản lý của các Đội môi trường ... 35
3.2.2. Lao động và phương tiện lao động... 36
3.2.2.1. Lực lượng lao động ... 36
3.2.2.2. Phương tiện thu gom ... 37
3.2.3. Tổ chức và phương thức thu gom ... 40
3.2.3.1. Thời gian và lượng chất thải thu gom ... 40
3.2.3.2. Phương thức thu gom chất thải rắn ... 42
3.2.4. Công tác thu gom và vận chuyển rác tại trạm trung chuyển chợ Đầu Mối ... 44
3.3. Kết quả khảo sát, đánh giá công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt qua phiếu điều tra ... 45
3.3.1. Kết quả khảo sát về mặt vệ sinh môi trường ... 45
3.3.2. Kết quả khảo sát về mặt kinh tế ... 50
3.3.3. Kết quả khảo sát về mặt xã hội ... 51
3.4. Đánh giá chung hoạt động quản lý chất thải rắn trên địa bàn nghiên cứu ... 52
3.4.1. Ưu điểm ... 52
3.4.2. Tồn tại ... 54
3.4.2.1. Tồn tại trong công tác quản lý ... 54
3.4.2.2. Tồn tại trong nhận thức của người dân ... 54
3.4.2.3. Tồn tại trong việc phân loại chất thải rắn ... 54
CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN 5 PHƯỜNG THUỘC QUẢN LÝ CỦA XNMTHC I ... 56
4.2. Giải pháp về tổ chức quản lý ... 56
4.2.1. Tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và quản lý đô thị ... 56
4.2.2. Quản lý chất thải rắn trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng ... 57
4.2.3. Xã hội hóa (tư nhân hóa) công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn dưới sự kiểm tra giám sát của các cơ quan nhà nước ... 58
4.2.4. Đào tạo nguồn nhân lực quản lý môi trường ... 59
4.2.5. Lồng ghép mô hình quản lý chất thải rắn vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố ... 59
4.3. Giải pháp về mặt kinh tế ... 59
4.4. Chính sách 3R ... 60
4.5. Phân loại chất thải rắn tại nguồn ... 62
4.5.1. Xây dựng mô hình phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn ... 62
4.5.2. Phương pháp thực hiện mô hình phân loại và thu gom chất thải rắn ... 65
4.5.3. Đánh giá ý thức về phân loại rác tại nguồn ... 67
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ... 70
1. Kết luận ... 70
2. Kiến nghị ... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 72
PHỤ LỤC
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN
VỀ VIỆC ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN XÍ NGHIỆP MÔI TRƯỜNG HẢI CHÂU I, TP. ĐÀ NẴNG Xin Ông/ Bà vui lòng cho biết một số thông tin sau
I. Thông tin về người được phỏng vấn
1. Họ và tên: ...Nam/Nữ:...Tuổi:... 2. Vị trí nhà: Mặt đường Trong kiệt
II. Đánh giá của người dân về công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn Xí nghiệp
Môi trường Hải Châu I
Câu 1: Nơi gia đình bạn ở có đặt thùng rác công cộng không?
Có Không
Câu 2: Nếu không có thùng rác công cộng bạn và gia đình xử lý rác thải như thế nào?
Tự xử lý Chờ công ty đến thu gom
Câu 3: Thời gian đổ rác nào trong ngày là hợp lý với gia đình bạn ?
Sáng Trưa
Chiều tối Bất kể thời gian nào
Câu 4: Theo bạn công nhân quét rác có làm tốt trách nhiệm của mình để đảm bảo đường phố sạch sẽ và rác được thu gom đúng giờ không?
Có Không
Câu 5: Bạn có đồng ý với ý kiến cho rằng: Rác thải là những thứ cần bỏ đi, không thể
tái sử dụng được nữa?
Có Không
Câu 6: Hiện tại gia đình bạn có chôn hay bỏ rác thải tại nơi không đúng quy định khi
rác thải chưa được thu gom kịp không?