CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4. Đánh giá chung hoạt động quản lý chất thải rắn trên địa bàn nghiên cứu
3.4.1. Ưu điểm
- Công tác thu gom diễn ra thường xuyên, kịp thời đảm bảo cho các khu vực trên địa bàn nghiên cứu ln được sạch sẽ, thơng thống mọi lúc, mọi nơi, khơng có tình trạng ứ đọng rác gây ơ nhiễm và mất mỹ quan.
- Công tác vận chuyển kịp thời khơng để tồn đọng rác q 24h, tránh tình trạng phân hủy các chất hữu cơ bởi các vi sinh vật gây mùi hôi thối làm ô nhiễm môi trường. - Chất lượng vệ sinh tại điểm tập kết rác: sạch sẽ, khơng có rác vương vãi xung quanh, khơng có nước rỉ rác, ít mùi hơi. Tại điểm tập kết, sau khi xe cuốn ép đến lấy
rác thì cơng tác vệ sinh được thực hiện, khơng có tình trạng nước rỉ rác hay rác cịn sót lại gây ơ nhiễm và mất mỹ quan.
- Hộ gia đình đánh giá cao cơng tác vệ sinh trên đường, cơng tác thu gom rác và có tính tự giác tốt trong việc giữ gìn vệ sinh tại hộ gia đình và vệ sinh chung trên vỉa hè và đường phố.
- Qua điều tra, có 100% ý kiến hộ gia đình cho là được thường xuyên tuyên truyền, vận động giữ gìn vệ sinh mơi trường chợ thơng qua các hình thức như là tuyên truyền trên loa phóng thanh, có cán bộ tuyên truyền trực tiếp…Điều đó đã góp phần nâng cao ý thức và thói quen giữ gìn vệ sinh mơi trường của các hộ gia đình.
- Cùng với sự vận hành đúng cách, đúng kỹ thuật, tính chun hóa cao thì cơng tác quản lý này đã thật sự phát huy giá trị của nó: gần như tồn bộ lượng chất thải rắn phát được thu gom triệt để, lượng rác sau thu gom đều được quản lý đúng kỹ thuật và không gây ô nhiễm môi trường.
- Công tác quản lý chất thải rắn khơng địi hỏi trình độ quản lý q cao, điều mà gần như mặt bằng chung của cả nước không thể áp dụng được.
- Công tác quản lý chất thải rắn này có thể tiếp nhận sự tham gia đóng góp của tất cả mọi thành phần xã hội, do vậy đây có thể nói là cơng tác quản lý chất thải rắn giúp cho việc tiếp nhận và phản hồi rất hiệu quả các luồng thông tin khác nhau, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thực tế xã hội.
- Hệ thống trang thiết bị không quá phức tạp, đắt tiền, dễ vận hành, dễ bảo dưỡng, sữa chữa.
- Công tác quản lý chất thải rắn thu hút nhiều nhân cơng, có thể giải quyết tình trạng khan hiếm việc làm đang trở thành phổ biến trên phạm vi cả nước.
- Quản lý chất thải rắn là cơng tác khép kín và khơng sinh ra ơ nhiễm thứ cấp là một ưu điểm nổi trội có thể dễ dàng nhận thấy.
- Công tác quản lý này nếu làm tốt khâu phân loại tai nguồn thì cơ hội để phát triển ngành cơng nghiệp tái chế sẽ rất có triển vọng. Mở ra các hướng phát triển khác nhau cho các ngành công nghiệp khác nhau.
- Các trạm trung chuyển đều vận hành đơn giản với hiệu quả và cơng suất tối đa. Quy trình vận chuyển bằng các phương tiện cơ giới đều rất chuyên nghiệp, hiệu quả và an toàn.
3.4.2. Tồn tại
3.4.2.1. Tồn tại trong công tác quản lý
- Hiện tượng phế thải xây dựng đổ bừa bãi còn diễn ra phổ biến gây mất mỹ quan và tốn kém chi phí khắc phục.
- Cơng tác tuyên truyền về vệ sinh đô thị chưa được đầu tư thích đáng . - Thiếu kinh phí cho cơng tác quản lý chất thải rắn.
3.4.2.2. Tồn tại trong nhận thức của người dân
- Một số bộ phận dân cư chưa có ý thức đầy đủ trong công tác vệ sinh môi trường.
- Ý thức trách nhiệm chi trả tiền thu gom chất thải rắn trong một bộ phận dân cư cơ quan doanh nghiệp còn thấp.
3.4.2.3. Tồn tại trong việc phân loại chất thải rắn
- Hiện nay chất thải rắn đơ thị trên địa bàn nói riêng và của thành phố Đà Nẵng nói chung chưa được phân loại tại nguồn phát sinh.
- Phân loại chất thải rắn tại nguồn là công việc cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong quá trình xử lý chất thải rắn nhưng chưa được triển khai thực hiện trên toàn thành phố tuy có thực hiện thí điểm ở Phường Nam Dương nhưng hiệu quả công tác chưa cao và chưa triển khai trên khắp thành phố.
3.4.2.4. Tồn tại trong việc tái chế và tái sử dụng chất thải
- Trong hệ thống quản lý chất thải rắn chưa đề cập đến lĩnh vực thu hồi và tái chế chất thải, xem đó là một hoạt động hoàn toàn độc lập của một bộ phận tư nhân năng động.
- Hoạt động thu hồi và tái chế các phế liệu là việc làm tự phát, khơng có tổ chức, chưa có một cơ quan nào của thành phố chịu trách nhiệm quản lý toàn diện việc thu hồi và tái sử dụng chất thải nên hiệu quả kinh tế chưa cao.
- Hầu hết các cơ sở sản xuất tái chế phế liệu đều là loại hình tư nhân, cá thể. Cơ sở vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu, các phương pháp tái chế cịn q thơ sơ nên thành phẩm có giá trị chưa cao.
- Điều kiện làm việc của công nhân trong các cơ sở chế biến phế thải còn rất nặng nhọc, vất vả, không vệ sinh gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động và môi trường xung quanh khu vực.
- Cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu, các phương pháp tái chế cịn thơ sơ nên việc tái chế phát sinh ra nhiều chất ô nhiễm hơn.
Từ việc chỉ ra thực trạng của chất thải rắn như đã trình bày ở phần trên, ta thấy rằng chất thải rắn hiện đang là vấn đề nổi trội của thành phố, là mối quan tâm hàng đầu củ a các nhà quản lý. Theo đà phát triển của thành phố, lượng chất thải rắn sẽ còn tiếp tục tăng cao, nên hơn hết ngay từ bây giờ ta cần phải nhìn nhận vấn đề này một cách nghiêm túc.
CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN 5 PHƯỜNG THUỘC QUẢN LÝ CỦA
XÍ NGHIỆP MƠI TRƯỜNG HẢI CHÂU I