CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả khảo sát hiện trạng về chất thải rắn trên địa bàn 5 phường quận Hải Châu
Châu
3.1.1. Nguồn phát sinh
Đà Nẵng hiện là một trong 3 đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương của Việt Nam. Là trung tâm công nghiệp – thương mại – du lịch và dịch vụ của khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Sự phát triển kinh tế - xã hội cùng với q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá với tốc độ cao đã đặt ra cho thành phố một áp lực lớn về mặt môi trường. Hàng năm, môi trường thành phố Đà Nẵng phải tiếp nhận một lượng khá lớn nước thải và chất thải rắn, với quy mô năm sau cao hơn năm trước. Theo thống kê sơ bộ, mỗi ngày Đà Nẵng thải ra không dưới 1.350 tấn rác và khơng ngừng tăng lên.
Với diện tích 0,9181 km2, dân số 14.618 người, mật độ dân số 15.922 người/km2. Do các hoạt động kinh tế - xã hội ngày càng diễn ra sôi động, trao đổi buôn bán hàng hóa, thể thao, giao thơng đi lại… Vì vậy, nguồn rác phát sinh ra ngày càng nhiều tại địa điểm khác nhau: các nơi họp chợ, khu vui chơi, giải trí các hộ dân, các nhà máy, xí nghiệp, cơ quan, cơng sở… và thành phần chất thải rắn cũng đa dạng: hữu cơ, vô cơ…
Tại quận Hải Châu chất thải rắn chủ yếu phát sinh từ các hộ gia đình, các cơ chợ, các cơ quan xí nghiệp, nhà hàng, khách sạn… bất kì một hoạt động sống nào của con người tại nhà, công sở hay trên đường đi, những nơi công cộng… đều sinh ra một lượng chất thải rắn khác cao. Do vậy, cần phải tiến hành xử lý để bảo vệ môi trường sống khỏi bị ô nhiễm.
3.1.2. Thành phần
Đối với chất thải rắn đơ thị thành phố Đà Nẵng nói chung và chất thải rắn tại phường Hải Châu I nói riêng thì thành phần có nguồn gốc hữu cơ chiếm tỉ lệ cao, rác có độ ẩm khá cao.
Bảng 3.1. Thống kê tỉ lệ thành phần chất thải rắn của Thành phố Đà Nẵng
STT Loại chất thải Tỉ lệ %
1 Giấy và bìa carton 5,16
2 Thực phẩm thừa và chất thải từ quá trình làm vườn 74,65
3 Gỗ 0,67 4 Vải và các sản phẩm dệt may 3,18 5 Da 0,83 6 Cao su 1,29 7 Nhựa PET 0,07 8 Nhựa PVC 0,62 9 Bao bì nylon 11,58 10 Nhựa đa thành phần 0,42
11 Kim loại đen 0,18
12 Kim loại màu 0,01
13 Xà bần 0,55
14 Thủy tinh 0,74
15 Chất thải nguy hại dùng trong gia đình (pin, bình ắc quy, bình xịt muỗi, bóng đèn …)
0,03
16 Chất thải y tế (kim tiêm, thuốc quá hạn sử dụng...) 0,02
Tổng cộng 100
3.1.3. Khối lượng năm 2013
Kết quả hoạt động năm 2013 Xí nghiệp đạt được các chỉ tiêu lớn như sau:
+ Tổng lượng rác thu gom: 35.000 tấn + Quét thu gom rác chợ: 5.600 tấn
+ Quét rác đường phố thủ cơng: 102.000 km2
+ Duy trì vệ sinh đường phố: 14.500 km + Duy trì dải phân cách: 980 km
3.1.4. Công tác phân loại rác tại nguồn, tái chế và tái sử dụng 3.1.4.1. Hiện trạng phân loại chất thải tại nguồn 3.1.4.1. Hiện trạng phân loại chất thải tại nguồn
Hiện nay, phần lớn chất thải rắn đô thị của Thành phố chưa được phân loại tại nguồn. Do đó, chất thải rắn sinh hoạt thu gom tại phường Hải Châu I chưa được phân loại tại nguồn. Tất cả chất thải rắn được thu gom chủ yếu bằng xe cuốn ép, riêng đối với chợ Đầu Mối được thu gom rồi đưa về trạm trung chuyển ngay tại chợ và được container vận chuyển lên bãi rác Khánh Sơn xử lý.
Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng phối hợp cùng Uỷ ban nhân dân quận Hải Châu thực hiện thí điểm chương trình phân loại rác tại nguồn trên địa bàn quận Hải Châu từ ngày 4/12/2007 đến 16/01/2008. Được sự tham gia chỉ đạo và phối hợp thực hiện tích cực của chính quyền địa phương, các tổ chức, cơ quan ban ngành có liên quan, người dân rất ủng hộ, nhiệt tình tham gia và hiệu quả của dự án thu được rất cao. Tuy nhiên, khi dự án kết thúc thì mọi chuyện lại trở về vị trí ban đầu, chất thải rắn tiếp tục thải ra mà khơng được phân loại. Xét về khía cạnh khác, chương trình đã phần nào nâng cao được ý thức của người dân về công tác phân loại rác tại nguồn cũng như việc bảo vệ môi trường.
Một số lượng lớn các cơ sở công nghiệp và các trung tâm y tế, bệnh viện trên địa bàn thành phố chưa thực hiện tốt công tác phân loại chất thải tại nguồn, nhằm tách các chất thải nguy hại và không nguy hại để xử lý được triệt để nhằm giảm thiểu mức độ nguy hại tới môi trường và sức khỏe con người. Các loại chất thải này được Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Đà Nẵng giao cho các đơn vị khác thu gom riêng.
3.1.4.2. Tái chế, tái sử dụng chất thải
Trong hệ thống quản lý chất thải rắn của Thành phố Đà Nẵng chưa đề cập đến lĩnh vực thu hồi và tái chế chất thải và xem đó là một hoạt động hồn toàn độc lập của
một bộ phận tư nhân năng động. Hiện nay, hoạt động thu hồi và tái chế các phế liệu là việc làm tự phát, khơng có tổ chức, chưa có một cơ quan nào của Thành phố chịu trách nhiệm quản lý toàn diện chất thải nên hiệu quả kinh tế chưa cao.
- Hoạt động thu hồi các phế liệu từ chất thải rắn được tiến hành chủ yếu như sau:
+ Vật liệu phế thải được thu hồi tại nguồn phát sinh bởi người phát sinh chất thải hoặc người nhặt rác. Song song với quá trình thu gom là quá trình thu hồi phế thải từ nguồn chất thải rắn;
+ Thu hồi phế thải tại bãi chôn lấp chất thải rắn Khánh Sơn;
+ Thu hồi phế thải tại các cơ sở sản xuất công nghiệp trong quá trình thu gom rác công nghiệp;
- Thành phần các phế liệu được thu hồi và tái sinh tại thành phố Đà Nẵng chủ yếu là các kim loại, nhựa cứng, cao su, giấy, bìa các tơng, da giày, vải vụn và thực phẩm thừa, rau quả, chất thải từ các cơ sở chế biến hải sản, thực phẩm có thể sử dụng để chăn nuôi gia súc. Tỷ lệ chất thải được thu hồi và tái sử dụng hiện nay vào khoảng từ 7-9% lượng chất thải rắn hàng ngày;
- Sau khi thu hồi tại nguồn phát sinh hoặc ở các vị trí tập trung chất thải rắn, các phế thải được tái sử dụng như sau:
+ Các phế liệu là kim loại như sắt, đồng, nhôm được bán lại cho các cơ sở tái chế kim loại;
+ Các chai thuỷ tinh nguyên vẹn được rửa sạch và bán cho các cơ sở thương nghiệp làm vật liệu chứa các chất lỏng. Thuỷ tinh vỡ bán cho các cơ sở chế biến thuỷ tinh;
+ Cao su phế thải được bán cho các lò gạch làm nguyên liệu đốt lị; + Giấy vụn sạch có thể bán cho các quầy hàng làm giấy gói đồ; + Bìa các tơng và giấy vụn được tái chế thành giấy làm vỏ hộp; + Vải vụn giặt sạch có thể bán cho các cơ sở rửa xe;
Hoạt động thu gom phế thải đã góp phần làm giảm khối lượng rác đưa tới bãi chôn lấp, tạo việc làm, tạo nguồn thu nhập cho những người lao động trong nghề thu gom và tái chế chất thải, tiết kiệm cho xã hội nguồn nguyên liệu có giá trị đáng kể, nhất là các nguyên liệu như nhựa, nhôm, đồng …