0
Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Ảnh hưởng của một số loại đường đến khả năng sinh tổng hợp bacteriocin

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TỔNG HỢP BACTERIOCIN CỦA VI KHUẨN LACTIC (Trang 61 -62 )

- Từ kết quả trên cho thấy chủng L4BN sinh trưởng, phát triển và khả

3.4.3. Ảnh hưởng của một số loại đường đến khả năng sinh tổng hợp bacteriocin

bacteriocin

Các cacbohydrat là thành phần dinh dưỡng quan trọng trong sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật. Chủng L4BN có khả năng lên men một số loại đường theo nghiên cứu trên. Ở đây chúng tôi chỉ khảo sát sự ảnh hưởng của glucose, sacharose, lactose, mannose và arabinose đến khả năng sinh tổng hợp bacteriocin của chủng L4BN.

Chủng L4BN được tiến hành nuôi tĩnh ổn nhiệt trên môi trường dịch thể MRS với tỉ lệ phối giống là 0.01% có bổ sung đưòng với tỉ lệ 1%. Tiến hành nuôi ở 37oC trong 24 giờ. Kết quả xác định khả năng sinh tổng hợp bacteriocin được trình bày ở hình 3.15 (Kết quả phân tích qua các lần đo thể hiện ở phụ lục 3)

Hình 3.15. Ảnh hưởng của một số loại đường đến khả năng sinh tổng hợp bacteriocin

Từ đồ thị nhận thấy khi bổ sung vào môi trường một nguồn cacbohydrat đã có ảnh hưởng đến sinh tổng hợp bacteriocin của chủng L4BN. Tất cả các loại đường trên đều làm tăng khả năng sinh tổng hợp

bacteriocin hơn so với khi nuôi ủ trong môi trường đơn thuần. Glucose là nguồn cacbohydrat thích hợp cho sự sinh tổng hợp bacteriocin của chủng L4BN, lượng bacteriocin đạt đến 640 AU/ml cao hơn hẳn so với khi môi trường không bổ sung đường đồng thời lượng bacteriocin sinh ra cao hơn so với các loại đường khác. Điều này dễ lý giải bởi trong tất cả các loại đường, glucose là loại đường mà vi sinh vật dễ đồng hoá nhất do đó giai đoạn vi sinh vật phát triển tốt nhất đã sử dụng nhanh, mạnh lượng glucose đó cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến khả năng sinh tổng hợp bacteriocin là cao nhất. Với lactose, sacharose, mannose lượng bacteriocin sinh ra chỉ 320AU/ml, còn với arabinose lượng bacteriocin sinh ra chỉ 160AU/ml. Một trong những loại đường mà vi sinh vật khó đồng hóa là arabinose vì vậy thực nghiệm cho thấy việc sử dụng đường arabinose của chủng L4BN là hạn chế, đây có thể là nguyên nhân dẫn đến khả năng sinh tổng hợp bacteriocin không cao.

Như vậy việc bổ sung thêm cacbohydrat đặc biệt là glucose với tỉ lệ 1% là một trong những yếu tố làm tăng khả năng sinh tổng hợp bacteriocin của chủng L4BN.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TỔNG HỢP BACTERIOCIN CỦA VI KHUẨN LACTIC (Trang 61 -62 )

×