- Từ kết quả trên cho thấy chủng L4BN sinh trưởng, phát triển và khả
3.4.2. Ảnh hưởng của nguồn nitơ vô cơ đến khả năng sinh tổng hợp bacteriocin
L4BN không có khả năng sinh tổng hợp bacteriocin. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phát triển của chủng L4BN. Ở nhiệt độ 48oC chủng L4BN phát triển rất yếu và hoàn toàn không thích hợp với nhiệt độ này.
Từ những nghiên cứu trên dẫn đến một số kết luận sau:
- Khả năng sinh tổng hợp bacteriocin của chủng L4BN là cao nhất khi nuôi ủ ở 37oC.
- Khả năng sinh tổng hợp bacteriocin chỉ xảy ra sau 12 giờ nuôi ủ (theo khoảng thời gian nghiên cứu) và dừng lại sau 24-28 giờ.
- Ở nhiệt độ 48oC trở lên chủng L4BN không sinh tổng hợp bacteriocin
3.4.2. Ảnh hưởng của nguồn nitơ vô cơ đến khả năng sinh tổng hợpbacteriocin bacteriocin
Nitơ vô cơ là một trong những thành phần dinh dưỡng quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loại vi sinh vật trong đó có vi khuẩn lactic. Nguồn nitơ vô cơ dễ hấp thụ nhất đối với vi sinh vật là muối amôn. Hầu như các loại vi sinh vật đều có khả năng đồng hoá muối amôn. Do vậy chúng tôi tiến hành khảo sát ảnh hưởng của một số muối amôn đến khả năng sinh tổng hợp bacteriocin. Các loại muối được chọn: NH4Cl, NH4H2PO4, NH4C2O4 và (NH4)2SO4.
Chủng L4BN được tiến hành nuôi tĩnh ổn nhiệt trên môi trường dịch thể MRS với tỉ lệ phối giống là 0.01% có bổ sung các nguồn nitơ vô cơ 0.1%. Tiến hành nuôi ở 37oC trong 24 giờ. Kết quả xác định khả năng sinh tổng hợp bacteriocin được trình bày ở hình 3.14. (Kết quả phân tích qua các lần đo thể hiện ở phụ lục 3)
Hình 3.14. Ảnh hưởng của nguồn nitơ vô cơ đến khả năng sinh tổng hợp bacteriocin
Từ đồ thị nhận thấy khi bổ sung vào môi trường một lượng nitơ định trước đã có ảnh hưởng đến sinh tổng hợp bacteriocin của chủng L4BN. Muối amoni photphat là nguồn nitơ thích hợp cho sự sinh tổng hợp bacteriocin của chủng L4BN, lượng bacteriocin đạt đến 320 AU/ml cao hơn hẳn so với khi môi trường không bổ sung nitơ vô cơ đồng thời lượng bacteriocin sinh ra cao hơn so với các muối khác. Với NH4Cl và NH4C2O4 lượng bacteriocin sinh ra chỉ 160AU/ml, còn với (NH4)2SO4 lượng bacteriocin sinh ra chỉ 40AU/ml. Nguyên nhân gây ra sự khác nhau này có thể do gốc photphat có tính đệm cao và tính axit yếu nên không làm giảm pH của môi trường nhiều như các gốc khác. Đối với các muối khác sau khi đồng hoá gốc amôn, môi trường sẽ tích luỹ các gốc anion vô cơ như Cl-, SO42- làm giảm pH của môi trường. Đối với vi khuẩn lactic thì đây là điểm quan trọng vì quá trình sinh trưởng của chúng phụ thuộc rất nhiều vào pH.
Như vậy việc bổ sung nguồn muối khoáng đặc biệt là amoni photphat là một trong những yếu tố làm tăng khả năng sinh tổng hợp bacteriocin của chủng L4BN.