KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1.PHÂN LẬP, TUYÊN CHỌN VI KHUẨN LACTIC
3.2.1. Thử nghiệm khả năng biến dưỡng một số loại đường của vi khuẩn lactic
năng lên men đường glucose, khả năng di động, phản ứng catalase, gram. Do đó chúng tôi khảo sát một số đăc tính sinh lý, sinh hoá sau: khả năng biến dưỡng đường, khả năng di động, phản ứng catalase, phản ứng gram.
3.2.1. Thử nghiệm khả năng biến dưỡng một số loại đường của vi khuẩnlactic lactic
Khả năng biến dưỡng đường liên quan đến quá trình chế biến các sản phẩm thực phẩm lên men nói chung và nem chua nói riêng. Việc lên men một sối loại đường tạo nên sản phẩm cuối chủ yếu là axit làm giảm pH môi trường. Sự giảm pH môi trường có tác dụng kìm hãm một số vi sinh vật gây thối rữa. Để thử nghiệm khả năng biến dưỡng một số loại đường của chủng L4BN ngoài việc xác định có lên men đường glucose hay không chúng tôi còn chọn thêm những loại đường sau: mannose, manitol, sacharose, lactose, arabinose, cellobiose, xylose, ducitol, rhamnose. Việc lựa chọn các loại đường bao gồm cả những loại đường thuộc nhóm monosaccharide, disaccharđe và carbohydrate khác. Cho một khoen cấy chủng L4BN đã được làm thuần trên môi trường NA vào ống 5ml mỗi loại đường trên vởi chỉ thị màu là phenol red, nuôi ủ ở 37oC trong 24 giờ. Chủng L4BN sẽ phát triển và có khả năng lên men một số loại đường. Kết quả được trình bày trong bảng 3.5.
Bảng 3.5. Khả năng lên men đường của chủng L4BN
Phân loại Các loại đường Kết quả
Monosacharite Rhamnose + Mannose + Glucose + Xylose + Arabinose + Disacharite Saccharos e + Cellobiose + Lactose + Carbohydrate khác Ducitol + Manitol +
+: lên men đường
Chủng L4BN có khả năng lên men tất cả các loại đường trên.