0
Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian đến khả năng axit hoá môi trường của chủng L4BN

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TỔNG HỢP BACTERIOCIN CỦA VI KHUẨN LACTIC (Trang 55 -56 )

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1.PHÂN LẬP, TUYÊN CHỌN VI KHUẨN LACTIC

3.3.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian đến khả năng axit hoá môi trường của chủng L4BN

trường của chủng L4BN

Tiến hành nuôi ủ chủng L4BN trong 100ml dung dịch MRS ở các dãy nhiệt độ 25oC, 30 oC, 37 oC, 44 oC, 48 oC với tỉ lệ phối giống là 0.01%. Kiểm tra khả năng sinh axit bằng cách sử dụng pH kế để kiểm tra sự thay đổi pH của môi trưòng sau 4giờ, 8 giờ, 12 giờ, 16 giờ, 20 giờ, 24 giờ, 28 giờ. Kết quả được thể hiện ở hình 3.12 (Kết quả phân tích qua các lần đo thể hiện ở phụ lục 3)

Hình 3.12. Biểu diễn ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng sinh axit của chủng L4BN

Nhiệt độ không chỉ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển mà còn ảnh hưởng đến khả năng sinh axit của chủng L4BN.

Đồ thị 3.12 cho thấy khả năng sinh axit của chủng L4BN ở 37 C là cao nhất sau 24 giờ nuôi, pH môi trường hạ xuống giá trị thấp nhất là 3.1. Kéo dài thời gian nuôi đến 28 giờ thì pH môi trường không giảm nữa. Khả năng sinh axit ở nhiệt độ 30oC gần như tương đương với khả năng sinh axit ở nhiệt độ 37oC. pH giảm nhanh trong khoảng 0-12 giờ từ 5.6 đến 3.48 (ở 30oC), từ 5.6 đến 3.29 (ở 37oC). Ban đầu sử dụng các chất dinh dưỡng làm cơ chất cho quá trình lên men nên lượng axit sinh ra nhiêu sau đó pH giảm chậm dần từ 16-28 giờ, pH giảm từ 3.40 đến 3.23 (ở 30oC) và từ 3.19 đến 3.1 (ở 37oC). Trong thời gian sau do nồng độ axit môi trường tăng lên sự phát triển của vi sinh vật bị ức chế, đồng thời lượng cơ chất của quá trình lên men giảm nên quá trình chuyển hoá thành axit cũng diễn ra ở mức độ thấp. Từ đường cong đồ thị cho thấy chủng L4BN có khả năng sinh axit mạnh nhất trong khoảng nhiệt độ 30- 37oC.

Ở nhiệt độ 48oC, pH của môi trường giảm rất chậm và gần như không thay đổi, pH giảm từ 5.6 đến 4.89 sau 28 giờ nuôi. Điều này chứng tỏ đây là nhiệt độ không thích hợp cho quá trình lên men tạo axit. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu về sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phát triển ở trên.

Ở nhiệt độ 25oC và 44oC sự thay đổi pH cũng theo nguyên tắc giảm nhanh trong 0-12 giờ đầu và giảm chậm từ 16-28 giờ tiếp theo. pH ở 25oC giảm xuống thấp nhất là 3.37, còn ở 44oC pH thấp nhất là 3.73. Điều này chứng tỏ khả năng axit hoá môi trường của chủng L4BN ở hai chế độ nhiệt này không mạnh bằng khi nuôi ủ trong khoảng 30-37oC.

Kết luận:

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TỔNG HỢP BACTERIOCIN CỦA VI KHUẨN LACTIC (Trang 55 -56 )

×