0
Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng sinh tổng hợp bacteriocin của chủng L4BN

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TỔNG HỢP BACTERIOCIN CỦA VI KHUẨN LACTIC (Trang 57 -59 )

- Từ kết quả trên cho thấy chủng L4BN sinh trưởng, phát triển và khả

3.4.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng sinh tổng hợp bacteriocin của chủng L4BN

ảnh hưởng một số yếu tố như nhiệt độ, nguồn nitơ vô cơ, nguồn hydratcacbon đến khả năng sinh tổng hợp bacteriocin của chủng L4BN.

3.4. KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH TỔNG HỢP BACTERIOCIN CỦACHỦNG L4BN CHỦNG L4BN

Sau khi chọn chủng L4BN tiến hành nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh tổng hợp bacteriocin với chủng chỉ thị là E.coli.

3.4.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng sinh tổng hợp bacteriocincủa chủng L4BN của chủng L4BN

Tiến hành nuôi ủ chủng L4BN trong 100ml dung dịch MRS ở nhiệt độ

25oC, 30oC, 37oC, 44oC, 48oC với tỉ lệ phối giống là 0.01% .Kiểm tra khả năng sinh bacteriocin sau 4giờ, 8 giờ, 12 giờ, 16 giờ, 20 giờ, 24 giờ, 28 giờ. (Kết quả phân tích qua các lần đo được thể hiện ở phụ lục 3). Kết quả khảo sát ở nhiệt độ 25oC, 30oC, 37oC, 44oC, 48oC được thể hiện ở đồ thị 3.13.

Hình 3.13. Biểu diễn khả năng sinh tổng hợp bacteriocin của chủng L4BN ở 25oC, 30oC, 37oC, 44oC, 48oC.

Từ đồ thị cho thấy khả năng sinh tổng hợp bacteriocin của chủng L4BN ở 25oC bắt đầu xuất hiện sau 12 giờ nuôi cấy với số lượng là 20AU/ml và ở 16 giờ thì lượng bacteriocin là không thay đổi. Lượng bacteriocin sinh ra ở 20giờ, 24 giờ, 28 giờ là như nhau (40AU/ml). Điều này chứng tỏ sau 20 giờ nuôi ủ lượng bacteriocin không sản sinh ra nữa.

Khác với khi nuôi ủ ở 25oC khả năng sinh tổng hợp bacteriocin khi nuôi ủ ở 30oC mạnh hơn gấp hai lần. Lượng bacteriocin đạt cực đại là 80AU/ml sau thời gian nuôi 24 giờ và sau đó lượng bacteriocin không tăng lên nữa. Khả năng sinh tổng hợp bacteriocin cũng chỉ xuất hiện sau 12 giờ nuôi ủ nhưng với lượng rất thấp 20AU/ml. Tiếp đến lượng bacteriocin tăng lên 40AU/ml sau 20 giờ nuôi ủ. Qua khảo sát ở hai chế độ nhiệt trên ta thấy nhiệt độ ảnh hưởng đến khả năng sinh tổng hợp bacteriocin. Lượng bacteriocin thay đổi khi nuôi ở các chế độ nhiệt khác nhau. Tiếp tục khảo sát khả năng sinh tổng hợp bacteriocin ở nhiệt độ 37oC, 44oC, 48oC.

Từ đồ thị trên cho thấy khi nuôi ủ ở 37oC lượng bacteriocin sinh tổng hợp là nhiều nhất (160AU/ml). Khả năng sinh tổng hợp bacteriocin cũng xuất hiện sau 12 giờ nuôi ủ giống với khi nuôi ủ ở chế độ nhiệt 25oC và 30oC. Sau đó lượng bacteriocin tăng lên 40AU/ml sau 16 giờ và 80AU/ml sau 20 giờ. Sau 24 giờ nuôi ủ thì lượng bacteriocin không sản sinh ra nữa. Điều này chứng tỏ khả năng sinh tổng hợp bacteriocin không phụ thuộc vào thời gian nuôi ủ. Khả năng sinh tổng hợp bacteriocin cao ở 37oC cũng phù hợp với tốc độ sinh trưởng và phát triển cũng như khả năng axit hoá môi trường của chủng L4BN theo nghiên cứu trên. Ở bất kỳ chế độ nhiệt nào thì khả năng sinh tổng hợp bacteriocin chỉ xảy ra trong vòng 24 giờ đối với chủng L4BN.

Ở nhiệt độ 44oC khả năng sinh tổng hợp bacteriocin chậm hơn chỉ xuất hiện sau 16 giờ nuôi ủ và đạt cực đại là 80AU/ml sau 24 giờ nuôi ủ.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TỔNG HỢP BACTERIOCIN CỦA VI KHUẨN LACTIC (Trang 57 -59 )

×