Lợi ích chiến lược của các nước ASEAN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tranh chấp trên biển Đông dưới góc nhìn địa chính trị (Trang 54 - 56)

Chƣơng 2 TRANH CHẤP ĐỊA CHÍNH TRỊ TRÊN BIỂN ĐÔNG

2.1. Vai trò của Biển Đông trongchiến lƣợc phát triển của các

2.1.3. Lợi ích chiến lược của các nước ASEAN

Đối với ASEAN, các nước có lợi ích trực tiếp tại vùng Biển Đông, trong tình thế tranh chấp như hiện nay, nó không chỉ liên quan trực tiếp đến lợi ích an ninh và phát triển của mỗi thành viên, mà còn là phạm vi địa chính trị của tổ chức này. Với tư cách là một cộng đồng khu vực, trung tâm kết nối tạo nên một cấu trúc an ninh mới tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, điều này được chế định bởi việc nhiều quốc gia Đông Nam Á nằm bao quanh vùng biền này và có yêu sách đòi chủ quyền và chia sẻ lợi ích chiến lược, nhất là trong tự do thương mại và an ninh quốc phòng, lợi ích của các nước ASEAN nằm đan xen với lợi ích chiến lược của các nước lớn, bởi vậy việc dung hòa lợi ích của quốc gia với lợi ích của các nước lớn trên trường quốc tế, để tạo một môi trường ổn định, hòa bình và hợp tác là một vấn đề luôn được các nước ASEAN quan trọng, nhằm tìm kiếm một môi trường hòa bình, ổn định và phát triển.

Ngay từ khi ra đời, ASEAN đã thể hiện tham vọng của mình là tạo dựng một môi trường hòa bình và ổn định, phát triển thịnh vượng tại khu vực Đông Nam Á, điều này thể hiện khá rõ rang trong hầu hết các văn kiện của ASEAN đặc biệt là Hiến chương ASEAN đã đi vào hiện thực năm 2008.

Việc bảo vệ vững chắc chủ quyền của mình trên vùng biển này, trước hết tạo một môi trường ổn định chính trị trong nước về vấn đề chủ quyền quốc gia (một vấn đề hết sức thiêng liêng đối với bất kì quốc gia nào), từ đó tạo sự an toàn về quốc phòng cho các nước ASEAN, thứ hai là giải quyết vấn đề lợi ích kinh tế biển với các quốc gia này trong các lĩnh vực dầu khí, giao thông hàng hải và đánh bắt hải sản.

Việt Nam là quốc gia sản xuất dầu lớn trong khu vực, với việc công ty dầu quốc doanh PetroVietnam sản xuất 24,4 triệu tấn, chiếm 26% tổng lượng sản xuấtdầu của Việt Nam từ 3 mỏ dầu tại Biển Đông. Với sản xuất tại những mỏ đã được khai thác giảm, PetroVietnam đã ký kết 60 hợp đồng khai thác và sản xuất dầu khí với nhiều công ty nước ngoài khác nhau trong nỗ lực khai thác những mỏ dầu mới. Tuy nhiên những mỏ dầu mới này không mang lại kỳ vọng bù đắp nguồn dầu bị giảm. Khi Việt Nam nỗ lực khai thác những mỏ dầu mới, có khả năng sẽ làm tái bùng lên những xung đột với Trung Quốc, quốc gia kiên quyết phản đối nỗ lực của Việt Nam ký kết hợp đồng khai thác dầu với các công ty dầu quốc tế tại Biển Đông[63].

Cũng như Việt Nam các quốc gia trong khu vực cũng đang có kế hoạch nâng cao khả năng khai thác và sản xuất dầu của mình, nhưng cả Việt Nam và các quốc gia khác trong vực có yêu sách trên vùng biển này đều vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phia Trung Quốc, Trung Quốc liên tục đe dọa các công ty dầu khí nước ngoài có hợp đồng khai thác với các quốc gia ASEAN, phát lệnh cấm đánh bắt cá một cách vô lý trên vùng Biển Đông khiến cho việc nâng cao các hợp đồng kinh tế, cũng như khai thác dầu khí của các quốc gia ASEAN gặp nhiều khó khăn, nếu như không bảo vệ được vững chắc chủ quyền trên vùng biển này, các quốc gia có yêu sách khó có thể thực hiện được mục tiêu của mình cả về an ninh lẫn kinh tế. Giải pháp hòa bình, gác tranh chấp để cùng khai thác được các quốc gia này đưa lên hàng đầu.

Trên thực tế, ASEAN và nhiều nước thành viên đã phản ứng khá xây dựng trong vấn đề Biển Đông. Trước sự hiện diện lần đầu tiên của hải quân Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa vào cuối những năm 80 và việc Mỹ rút khỏi các căn cứ quân sự quan trọng của họ ở Philippines vào đầu những năm 90, ASEAN đã thông qua “Tuyên bố ASEAN về Biển Đông” vào năm 1992, trong đó nhấn mạnh rằng “mọi diễn biến bất lợi ở Biển Đông ảnh hưởng trực tiếp đến hòa bình và ổn định của khu vực.”[64]. Đến năm 1995, sau khi Trung Quốc chiếm một số bãi đá thuộc dãy đảo Vành Khăn, ASEAN đã phản ứng

một cách quyết liệt và tuyên bố rằng, “ASEAN sẽ tìm kiếm một giải pháp sớm và hòa bình cho tranh chấp Biển Đông và sẽ tiếp tục tìm kiếm các biện pháp

và cách thức để ngăn ngừa xung đột và thúc đẩy hợp tác ở Biển Đông”[65].

Tiếp đến vào năm 2002, ASEAN đã cùng Trung Quốc thông qua “Tuyên bố

chung về cách ứng xử của các bên về Biển Đông” (DOC). Đây là một nỗ lực

tập thể không mệt mỏi của ASEAN trong thương lượng với Trung Quốc trên mặt trận chính trị-ngoại giao nhằm từng bước hướng tới “Bộ quy tắc ứng xử

Biển Đông” trong tương lai. Tuy nhiên, việc thực thi DOC, bao gồm cả việc

thông qua “Bản Quy tắc Hướng dẫn DOC” sau đó chưa có hiệu quả cao. Thực tế căng thẳng ở Biển Đông vẫn chưa có hồi kết. Điều này chứng tỏ rằng, sự tham gia và vai trò của ASEAN trong ngăn ngừa, hòa giải tranh chấp ở Biển Đông, tuy có những bước tiến và hiệu quả nhất định, nhưng chưa tương xứng với lợi ích và trách nhiệm của một trung tâm, động lực thúc đẩy hòa bình và hợp tác tại khu vực, một thành tố quan trọng cấu thành trật tự quyền lực tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Với tư cách là các nước nhỏ, quyền lợi địa chính trị đan xen với quyền lợi của các nước lớn trên vùng Biển Đông, Nhưng nhiều nước ASEAN có chủ quyền trực tiếp trên vùng biển này, nên hơn ai hết ASEAN thứ nhất muốn bảo vệ vững chắc chủ quyền của mình dựa trên nguyên tắc tìm kiếm một giải pháp hòa bình, tránh xung đột, và làm cầu nối cho các nước lớn trong việc thương lượng giải quyết tranh chấp, tránh một “thảm họa địa chính trị” hay một Palextin tại khu vực Biển Đông như nhiều chuyên gia đã nhận định.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tranh chấp trên biển Đông dưới góc nhìn địa chính trị (Trang 54 - 56)