Yếu tố bất biến và yếu tố khả biến của Việt Nam trong bức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tranh chấp trên biển Đông dưới góc nhìn địa chính trị (Trang 95 - 107)

Chƣơng 2 TRANH CHẤP ĐỊA CHÍNH TRỊ TRÊN BIỂN ĐÔNG

3.4. Lựa chọn cho Việt Nam trong tình thế dịch chuyển địa chính

3.4.3. Yếu tố bất biến và yếu tố khả biến của Việt Nam trong bức

tranh địa chính trị trên Biển Đông

Các yếu tố bất biến:

Cái bất biến ở đây của Việt Nam trước hết là kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền quốc gia trên biển của mình. Nếu kiên quyết bảo vệ chủ quyền đối với toàn bộ Trường Sa thì cả Việt Nam cũng như Trung Quốc đều gặp phải những trở ngại mặc dù phía Việt Nam có ưu thế hơn. Dù cho tình hình tranh chấp trên Biển Đông có diễn biến phức tạp thế nào, đối với chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa về lâu dài chúng ta vẫn luôn phải kiên trì một nguyên tắc: chủ quyền lãnh thổ là thiêng liêng, là bất biến. Chúng ta nhất định không bao giờ nhân nhượng về chủ quyền, không bao giờ thừa nhận sự chiếm đóng trái phép của bất kỳ nước nào khác trên hai quần đảo này. Việc làm này phải thực hiện nhất quán trong tất cả các nghành các cấp, từ Trung ương đến địa phương và phải được chỉ đạo, quản lý sát sao.

Cái bất biến thứ 2 là dựa trên luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước luật biển quốc tế năm 1982, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chiếm giữ tích cực các đảo hơn là mối liên hệ lịch sử hay quyền đầu tiên phát hiện ra, nhà nước Việt Nam đã liên tục duy trì hoạt động quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, một cách hòa bình trong một thời gian liên tục kéo dài, phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế. Quan điểm thực tiễn quản lý chủ quyền càng được khẳng định mạnh mẽ hơn qua Luật Biển của Việt Nam ngày 21 tháng 6 năm 2012.

Cái bất biến thứ 3 của Việt Nam đó là giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng phương pháp hòa bình, không kèm theo bất kỳ lời đe dọa nào. Quan điểm của Việt Nam khác hoàn toàn với Trung Quốc vì trong mỗi lần tuyên bố về giải quyết tranh chấp Biển Đông, Trung Quốc đều kèm theo đe dọa sử dụng vũ lực. Sự khác biệt này không chỉ là sách lược nhất thời mà nó còn mang tính chất truyền thống đối ngoại. Điều này đều bắt nguồn từ vị thế tương quan địa chính trị giữa hai nước như đã phân tích.

Các yếu tố khả biến:

Cái khả biến trong xử lý tranh chấp trên Biển Đông thể hiện ngày một mạnh mẽ và rõ nét. Chuyển biến đầu tiên mang tính cốt lõi đó là việc chuẩn bị nội lực cho những diễn biến xấu trong tranh chấp Biển Đông, Việt Nam cần tăng cường sức mạnh quốc gia nói chung và sức mạnh của quân đội nói riêng, nhất là không quân và hải quân. Qua thực tế đã cho chúng ta nhận thấy rằng, các nước lớn, có sức mạnh về kinh tế, về quân sự thì sẽ có tiếng nói, có quyền lực trên trường quốc tế. Lịch sử cách mạng nước ta cũng đã chứng minh sự đúng đắn của đường lối “tự lực tự cường”, chỉ có chúng ta mới cứu được chúng ta mà thôi. Vì vậy, trong công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích trên Biển Đông, chúng ta phải xây dựng được thực lực quốc gia mạnh. Muốn được như vậy, chúng ta cần đầu tư phát triển kinh tế, tạo lực đẩy cho các lĩnh vực khác cùng phát triển như giáo dục, khoa học công nghệ, quốc phòng…vv. Từ việc xây dựng được thực lực quốc gia mạnh, lúc đó chúng ta mới có đủ khả năng để đương đầu với những thách thức lớn, mới có cơ sở để đấu tranh bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích của chúng ta trên Biển Đông.

Chuyển động thứ 2, chính là việc Việt Nam ngày càng nhận thức rõ

ràng và đúng đắn hơn bản chất đối ngoại của Trung Quốc, mục tiêu hay tham vọng địa chính trị của Trung Quốc tại Biển Đông, các thủ đoạn và phương pháp nhằm độc chiếm Biển Đông từ phía Trung Quốc. Vấn đề Biển Đông đã trở thành vấn đề nóng trên các mặt báo của nước ta, việc chính phủ và các tổ chức chính trị xã hội, tăng cường tuyên truyền giáo dục về chủ quyền biển, đảo của tổ quốc đã khơi dậy lòng yêu nước cao cả trong từng con người Việt Nam được bộc lộ rõ ràng hơn.

Chuyển biến thứ 3 là việc, Việt Nam ngày càng đẩy mạnh nghiên cứu

các cơ sở luật pháp và lịch sử chiếm hữu trên cấp độ quản lý nhà nước đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam đã từng bước quốc tế hóa vấn đề Biển Đông thông qua các diễn đàn đối thoại đa phương nhằm thức tỉnh

dư luận quốc tế, kêu gọi sự đồng tình ủng hộ của quốc tế trong vấn đề tranh chấp dựa trên luật pháp quốc tế. Việt Nam cũng đã tổ chức được nhiều hội thảo quốc tế lớn về Biển Đông với vấn đề chung là làm rõ sự phi lý bản đồ hình “đường lưỡi bò” của Trung Quốc, khẳng định chủ quyền hợp pháp của Việt Nam trên hai quần đào Hoàng Sa và Trường Sa.

Cuối cùng là Việt Nam cần trù tính các giải pháp cho mình trong giải quyết tranh chấp, đối phó với các chiêu bài cả về kinh tế lẫn chính trị từ đối phương của mình. Trước hết là quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, liên minh, liên kết với các nước trong khu vực nhằm đảm bảo an ninh cho hiện trạng Biển Đông. Việt Nam có thể áp dụng đồng thời việc hợp tác khai thác dầu khí trên Biển Đông với các công ty từ nước ngoài như Mỹ, Ấn Độ, Nga, Nhật Bản song song với việc hợp tác về an ninh - quốc phòng, nâng cao vị thế chiến lược đặc biệt của mình trong khu vực.

Trước hết Việt Nam cần vạch ra sách lược ngăn chặn âm mưu tạo ra tình trạng “da báo” trên Biển Đông của Trung Quốc nhằm cô lập hóa quần đảo Trường Sa đẩy ta vào tình trạng không đánh mà thua. Thứ hai về chiến lược ngoại giao cần xây dựng một liên minh địa chính trị với nòng cốt là nước ASEAN để tạo thành một thế liên hoành, chống lại chính sách “trục nan hoa” bẻ gãy từng chiếc đũa của Trung Quốc.

Vấn đề then chốt trong tranh chấp Biển Đông lúc này là phải tái tạo sự cân bằng chiến lược trên Biển Đông, điều mà các quốc gia Đông Nam Á đã không làm được, lúc này vai trò của các nước lớn cần được coi trọng, có như vậy thì một trật tự đa phương – lưỡng cực mới thật sự hình thành, đem lại sự hòa bình và ổn định lâu dài cho Biển Đông.

Với sự triển khai đồng bộ các giải pháp trên Việt Nam chắc chắn sẽ có đủ thế và lực để đảm bảo vững chắc chủ quyền quốc gia trên Biển.

* Tiểu kết chƣơng 3

Trong tình thế chuyển động của các hệ hình địa chính trị trên Biển Đông như hiện nay, Việt Nam cần lựa chọn và có những bước đi đúng đắn cả về mặt chính trị lẫn ngoại giao của mình. Vấn đề hoạch định chính sách tại Biển Đông hiện nay cần dựa trên những yếu tố bất biến và khả biến mà Việt Nam cần nắm bắt, từ đó có thể chống lại được những âm mưu từ phía Trung Quốc đang thực hiện nhằm độc chiếm Biển Đông. Việt Nam có thể tăng cường các hoạt động liên minh liên kết cả về kinh tế lẫn an ninh – quốc phòng với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới nhưng không nhằm mục đích đối đầu quân sự với Trung Quốc vì xét cả về địa chính trị cũng như kinh tế vào thời điểm này, Việt Nam sẽ gặp rất nhiều bất lợi trong tình huống này. Lúc này phía Việt Nam theo đuổi chính sách hòa bình, giải quyết tranh chấp bằng con đường ngoại giao, đưa vấn đề tranh chấp ra bàn đám phán đa phương, để nhận sự ủng hộ của các cường quốc cũng có chung lợi ích tại khu vực Biển Đông. Có như vậy mới mong giữ được hòa bình và ổn định lâu dài tại khu vực này. Mặc dù có nhiều xu hướng chuyển dịch khác nhau nhưng Việt Nam với tư cách là nước không chỉ có lợi ích trực tiếp mà còn là một nước có chủ quyền trên Biển Đông cần bám sát tình hình và sự chuyển dịch trong chính sách đối ngoại của các nước lớn về khu vực Biển Đông để từ đó đưa ra những sách lược cụ thể, tùy vào từng thời điểm để giữ vững chủ quyền quốc gia, bảo vệ được lợi ích cốt lõi của mình trên khu vực Biển Đông.

KẾT LUẬN

Biển Đông là một khu vực có vị trí địa chính trị chiến lược quan trọng, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, liên quan đến lợi ích của nhiều quốc gia trên thế giới (đặc biệt là các nước lớn như: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc…vv). Chính vì vậy, vấn đề tranh chấp trên Biển Đông không đơn thuần chỉ là chuyện giữa Trung Quốc, Việt Nam và các quốc gia ven bờ Biển Đông, mà nó vốn dĩ đã là một vấn đề quốc tế kể từ khi phát sinh. Do vậy vấn đề tranh chấp trên Biển Đông không phải là một vấn đề có thể giải quyết dựa trên đàm phán song phương, hay là sự quyết định đơn phương của bất cứ bên nào, mà đó là một vấn đề quốc tế, động chạm đến quyền lợi của nhiều quốc gia, do vậy nó cần giải quyết bằng đàm phán đa phương với nhiều bên tham gia.

Việc Trung Quốc âm mưu độc chiếm hầu như toàn bộ vùng Biển Đông bằng yêu sách bản đồ “đường lưỡi bò”, là một yêu sách phi lý và động chạm đến lợi ích không chỉ các nước trong khu vực mà còn nhiều nước lớn trên thế giới, bởi vậy Trung Quốc đang gặp phải rất nhiều khó khăn trên con đường thực hiện âm mưu bá chủ của mình. Bởi sự trùng lặp về lợi ích chiến lược đã vô tình đưa các nước lớn đến gần hơn với các quốc gia có tranh chấp trên Biển Đông, tạo lợi thế cho các nước Đông Nam Á, có cơ hội tìm kiếm các đồng minh để liên kết, cân bằng lại sức mạnh tại khu vực.

Việc nghiên cứu tranh chấp Biển Đông dưới góc nhìn địa chính trị như một lý thuyết trong việc hoạch định chiến lược của mỗi quốc gia đã chỉ ra rằng, tranh chấp trên Biển Đông đang có sự chồng lấn quyền lợi của nhiều quốc gia, và mỗi quốc gia lại đang có những toan tính hoàn toàn khác nhau để thực hiện những ý đồ riêng của mình tại vùng biển này. Do đó việc hoạch định chính sách của các quốc gia ven bờ Biển Đông cũng cần dựa trên những hệ hình chuyển đông địa chính trị phụ thuộc nhiều vào chiến lược của các nước lớn hiện nay, các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam cần có những biện pháp thay đổi tích cực để nắm bắt được các tình huống có thể xảy

ra trên Biển Đông, cần liên minh, liên kết và có sự thống nhất cao, có như vậy mới mong tìm ra được một tiếng nói chung để chống lại Trung Quốc trong kế hoạch chia để trị của họ.

Về phía Việt Nam cần kiên định lập trường giải quyết tranh chấp bằng con đường ngoại giao hòa bình, và giữ vững chủ quyền bất khả xâm phạm của mình trên Biển Đông. Bên cạnh việc liên minh liên kết với các nước trong khu vực và trên thế giới để tạo sự đồng tình và ủng hộ của các nước trên thế giới, thì Việt Nam cũng cần chủ động phát triển nội lực quốc gia của mình để ứng phó được với bất kỳ tình huống nào có thể xảy ra trên Biển Đông, qua đó bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của mình.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Sách – Tạp chí

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, (2005) Báo cáo Chiến lược phát triển kinh tế

biển và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020, Hà Nội.

2. Bộ Ngoại giao (1998), Các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và luật pháp

quốc tế, Hà Nội.

3. Đỗ Minh Cao (2012), Vấn đề Biển Đông: Quan điểm của Nga, tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 3, 2012.

4. Mahan, Alfred T (2013), Ảnh hưởng của sức mạnh trên biển đối với lịch

sử, 1660-1783, Phạm Nguyên Trường dịch, Nxb Tri Thức, Hà Nội.

5. Lý Thực Cốc (1996), Mỹ thay đổi lớn chiến lược toàn cầu, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

6. Nguyễn Văn Dân (1998) [chủ biên], Vị trí chiến lược vấn đề biển và

luật biển ở khu vực châu Á Thái Bình Dương, Viện Thông tin KHXH,

Hà Nội.

7. Nguyễn Văn Dân (2010), tiến tới xây dựng bộ môn “địa chính trị” ở Việt Nam, tạp chí TTKHXH số 12/2010.

8. Nguyễn Văn Dân (2011), Địa chính trị trong chiến lược và chính sách

phát triển quốc gia, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

9. Lương Văn Kế (2012), “Lợi ích địa chiến lược của các cường quốc ở Biển Đông”, tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội, (12).

10. Lương Văn Kế, (2012) “Chuyển động của các hệ hình địa chính trị ở Biển Đông và sự lựa chọn của Việt Nam”, tạp chí Lý luận chính trị (10). 11. Lương Văn Kế, (2012) “Các hệ hình chuyển động định chính trị”, tạp

chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, 196, (8).

12. Lương Văn Kế (2007) “Thế giới đa chiều – lý thuyết và kinh nghiệm

nghiên cứu khu vực”, Nxb. Thế giới, Hà Nội.

13. Vũ Phi Hoàng, “Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bộ phận lãnh

14. Hoàng Khắc Nam (2011), “Quyền lực trong quan hệ quốc tế”, Nxb. Văn hoá - Thông tin, Hà Nội.

15. Maridon Tuareno (1996), “Sự đảo lộn của thế giới – Địa chính trị thế kỷ XXI”, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội

16. Đinh Kim Phúc (2010), “Chủ quyền quốc gia Việt Nam trên hai quần

đảo Hoàng Sa – Trường Sa”, Nxb. Tri Thức, Hà Nội.

17. Lưu Minh Phúc (2011), “Giấc mộng Trung Hoa: Tư duy nước lớn và tư

thế chiến lược của Trung Quốc trong kỷ nguyên hậu Hoa Kỳ”, Thông

tấn xã Việt Nam.

18. Đặng Đình Quý chủ biên (2010),“Biển Đông hợp tác vì an ninh phát

triển trong khu vực”, Nxb. Thế giới, Hà Nội.

19. Đặng Đình Quý chủ biên (2011),“Biển Đông hướng tới một khu vực

hòa bình an ninh và hợp tác”, Nxb. Thế giới, Hà Nội

20. Đặng Đình Quý chủ biên (2012), “Tranh chấp Biển Đông luật pháp, địa

chính trị và hợp tác quốc tế”, Nxb. Thế giới, Hà Nội.

21. Dương Trung Quốc (2005), “Việt Nam những sự kiện lịch sử 1919-

1945”, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

22. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (2012), Lịch sử ngành Dầu khí Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội

23. Lê Hồng Thọ chủ biên (2012) “Xung đột trên Biển Đông không còn là

nguy cơ tiềm ẩn” Nxb. Tri thức, Hà Nội.

24. Văn Trọng (1979), Hoàng Sa quần đảo Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

25. Trung tâm biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995) “Từ điển

Bách Khoa Việt Nam”, tập 1, Hà Nội.

26. “Từ điển Bách Khoa Việt Nam”, tập 4, Nxb. Từ điển Bách Khoa, Hà Nội.

27. Monique Chemilier – Gendreau (1998), "Chủ quyền trên hai quần đảo

28. Peter Kien - Hong Vu (200) "Đường chữ U (đứt khúc) của Trung Quốc (Việt Nam gọi 1à “hình lưỡi bò”) trên Biển Đông: Các điểm, đường và khu vực", Tạp chí Thời đại mới,(15).

29. Joel Krieger (2009), Toàn cảnh nền chính trị thế giới, Nxb Lao động, Hà Nội.

30. Jonh T. Rourke (2008), “International Politics on the World Stage”, McGraw-Hill.

31. Nguyễn Như Ý chủ biên(1999), “Đại từ điển tiếng Việt”, Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội

B. Tài liệu trên mạng Internet

32. Ánh Dương, Tàu Hải quân Hoa Kỳ thăm Việt Nam - http://www.baomoi.com/Tau-hai-quan-Hoa-Ky-tham-

VietNam/122/6633280.epi

33. Cổng thông tin điện tử Bộ quốc phòng, Những vấn đề cơ bản của chính

sách quốc phòng Việt Nam - http://mod.gov.vn/wps/portal

34. David Brown, “Book Review: The South China Sea: The Struggle for Power in Asia”, Asia Sentinel, October 24, 2014, http://www.asiasentinel.com/book-review/south-china-sea-struggle- power-asia/.

35. Hạnh Duy, Việt Nam giải quyết bất đồng trên Biển Đông bằng hòa bình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tranh chấp trên biển Đông dưới góc nhìn địa chính trị (Trang 95 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)