Tạo mối quan hệ hòa hảo với Trung Quốc và các nước trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tranh chấp trên biển Đông dưới góc nhìn địa chính trị (Trang 91 - 93)

Chƣơng 2 TRANH CHẤP ĐỊA CHÍNH TRỊ TRÊN BIỂN ĐÔNG

3.4. Lựa chọn cho Việt Nam trong tình thế dịch chuyển địa chính

3.4.1. Tạo mối quan hệ hòa hảo với Trung Quốc và các nước trên thế giới

Trung Quốc được xem là nhân tố có mức độ chi phối cao với Việt Nam trong việc hoạch định chính sách trên Biển Đông, có thể xem xét ở các khía cạnh sau đây:

Nhân tố địa chính trị cơ bản chi phối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc là cả hai nước có chung đường biên giới trên biển và trên đất liền. Riêng biên

giới trên đất liền là hơn 1400 km với hàng ngàn các cột mốc phân giới, đặc điểm này không có ở các quốc gia khác xung quanh Biển Đông. Với các nước hiện nay có tranh chấp trên Biển Đông đều cách Trung Quốc một khoảng cách địa lý nhất định, tránh cho các nước này bị tác động trực tiếp và ngay lập tức bởi các chuyển định chính trị bên trong Trung Quốc. Việt Nam do tính chất núi liền núi, sông liền sông trong lịch sử đã không ít lần bị Trung Quốc xâm lược, việc cắm mốc phân định biên giới trên đất liền của Việt Nam đối với Trung Quốc, xây dựng một biên giới an toàn được xem như một thành công lịch sử của nước ta. Còn đối với các quốc gia khác ví dụ như Nhật Bản thì từ xưa đến nay vẫn chưa chịu một cuộc xâm lăng nào của Trung Quốc ngay cả dưới thời quân Nguyên Mông, nguyên nhân cơ bản được cho là sự cách trở đường biển[10, tr.87].

Xét về mặt kinh tế, hiện nay nền kinh tế Trung Quốc phụ thuộc nhiều vào thị trường thế giới, nhưng trong quan hệ thương mại hiện nay giữa Việt Nam và Trung Quốc thì hiện nay Việt Nam phụ thuộc khá nhiều vào thị trường to lớn này[58]. Các mặt hàng ta vẫn phải nhập từ phía Trung Quốc như: linh kiện máy tính, hóa chất, sắt thép…. mà thiếu chúng nền kinh tế Việt Nam sẽ gặp khó khăn rất lớn. Như vậy thì khẳ năng chi phối thị trường của Việt Nam đến Trung Quốc là quá nhỏ.

Về mặt văn hóa chúng ta cần phát triển trao đổi văn hóa và hợp tác nghiên cứu khoa học giữa Việt Nam và Trung Quốc. Từ ngàn năm nay, văn hóa Việt Nam bị ảnh hưởng rất nhiều từ văn hóa Trung Quốc, nhưng chiều ảnh hưởng ngược lại thì dường như không có. Điều này rất bất lợi cho Việt Nam vì theo lập luận của chủ nghĩa tự do, công luận trong và ngoài nước có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định và hành động của các quốc gia. Khi hai dân tộc không hiểu nhau, sự thù nghịch càng trở nên gay gắt. Và sự lấn áp về quân sự của Bắc Kinh càng được công luận trong nước ủng hộ. Người Việt Nam yêu nước, người Trung Quốc cũng yêu nước và vì vậy khi sự thù nghịch dân tộc lên đến đỉnh điểm, thì sẽ là một tình huống rất nguy hiểm bởi lẽ khi đó

người ta sẽ sẵn sàng làm tất cả vì Tổ quốc “You might even be willing to fight and die for your country”[30, tr.101]. Vì vậy chúng ta phải cố gắng tạo ra sự thông cảm về văn hóa để tạo một công luận thân thiện với Việt Nam và giảm thiểu sự thù nghịch Việt Nam và Trung Quốc.

Như vậy xét về cả địa chính trị và kinh tế buộc Việt Nam phải thận trọng trong từng bước đi của mình, làm sao để vừa giữ được lợi ích của mình trên Biển Đông và giữ được mối quan hệ hòa hảo với Trung Quốc – một nước lớn, có tính chất sông liền sống, núi liền núi với Việt Nam và đang có tham vọng lớn trên vùng Biển Đông. Bởi vì những tác động trong mối quan hệ chính trị giữa hai nước có sự ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, đặc biệt là trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế hiện nay, việc mất đi một thị trường xuất – nhập khẩu lớn như Trung Quốc sẽ là một thiệt hại không nhỏ đối với nền kinh tế Việt Nam. Do vậy chúng ta cần giữa quan hệ hòa hảo, giữ vững ổn định và hòa bình trên khu vực Biển Đông.

Đối với các quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt là các nước nội khối ASEAN, Việt Nam nên giữ tốt đẹp các mối quan hệ đối tác chiến lược với các quốc gia truyền thống, việc có được sự thống nhất trong các nước ASEAN sẽ là một điều kiện thuận lợi để Việt Nam cùng các nước ASEAN tạo thành một đối trọng với Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, góp phần đảm bảo cân bằng an ninh trong khu vực. Giữ quan hệ hòa bình hợp tác, tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè trên thế giới trong vấn đề Biển Đông, để đưa vấn đề Biển Đông ra công luận quốc tế, lợi dụng tiếng nói của quốc tế để gây áp lực trở lại với Trung Quốc, kiềm chế nước này trong vấn đề Biển Đông cũng là một việc rất nên làm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tranh chấp trên biển Đông dưới góc nhìn địa chính trị (Trang 91 - 93)