Thử thách trật tự địa chính trị trên Biển Đông

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tranh chấp trên biển Đông dưới góc nhìn địa chính trị (Trang 77 - 81)

Chƣơng 2 TRANH CHẤP ĐỊA CHÍNH TRỊ TRÊN BIỂN ĐÔNG

3.2. Thử thách trật tự địa chính trị trên Biển Đông

Công ước quốc tế về luật biển năm 1982, có lẽ là nền tảng an ninh biển quan trọng nhất để áp dụng với Biển Đông. Nó xác định các giới hạn chủ quyền và tài phán trên biển của quốc gia ven biển và cân bằng một cách cẩn thận giữa các quyền và nghĩa vụ của quốc gia ven biển với các quyền và nghĩa vụ quốc tế sao cho các quốc gia ven biển có thể bảo vệ được lợi ích của quốc gia mình, đồng thời bảo vệ được các lợi ích quốc tế tại vùng biển này.

Thế nhưng Công ước quốc tế về luật biển với tư cách là nền tảng xác định về quyền và nghĩa vụ của các quốc gia vùng ven biển đang bị Luật pháp và các chính sách của Trung Quốc hủy hoại theo hai cách.

Thứ nhất, Trung Quốc đòi quyền không loại trừ đối với các khu vực rất rộng trên Biển Đông theo cách mà Công ước quốc tế về luật biển không ủng hộ. Cơ chế pháp lý mà qua đó Trung Quốc đòi quyền này là Luật về Lãnh hải và Vùng tiếp giáp năm 1992 của Trung Quốc, theo đó nước này có chủ quyền đối với tất cả các quần đảo trên Biển Đông - quần đảo Đông Sa (Pratas), Hoàng Sa, Trung Sa (Macclesfield Bank), và cả Trường Sa[71]. Luật quốc tế chỉ thừa nhận chủ quyền lãnh thổ của một quốc gia có người sống tự nhiên trên đảo hoặc ít nhất duy trì sự quản lý và kiểm soát hiệu quả đối với đảo đó, bao gồm cả khả nãng ngãn chặn ngýời khác. Trung Quốc chiếm Hoàng Sa và có thể khẳng ðịnh sự quản lý hiệu quả đối với Trung Sa. Các lực lượng của Đài Loan (ROC) chiếm quần đảo Đông Sa, và vì Trung Quốc và Đài Loan là một thực thể chủ quyền, nên Trung Quốc cũng có thể đòi chủ quyền ở đây. Tuy nhiên, tình hình tại Trường Sa rất khác. Có hơn 100 hình thái địa chất nhỏ, chỉ khoảng 53 trong số này bị chiếm đóng hoặc kiểm soát bởi một quốc gia đòi chủ quyền. Trung Quốc chỉ chiếm 8 trong số 53, tuy nhiên luật Trung Quốc khẳng định chủ quyền của nước này đối với toàn bộ Trường Sa[71].

Thứ hai, luật năm 1998 của Trung Quốc về Vùng đặc quyền kinh tế và Thềm lục địa , khẳng định quyền tài phán của nước này đối với một vùng rộng 200 hải lý tính từ tất cả các lãnh thổ của Trung Quốc. Trong bản phúc trình tháng 4/2011 lên Liên Hợp Quốc, Trung Quốc đã lần đầu tiên chính thức đòi toàn bộ vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý xung quanh từng đảo trong quần đảo Trường Sa. Thông qua cơ chế pháp lý này, luật pháp và chính sách quốc gia của Trung Quốc khẳng định quyền tài phán đối với gần như toàn bộ Biển Đông, tương ứng với đường 9 đoạn. Thái độ quả quyết này đã gây bất đồng với các nước đòi chủ quyền khác - nhất là Việt Nam và Philippines - những nước cho rằng vùng đặc quyền của mình được tính dựa trên đường bờ biển và các tiêu chuẩn của Công ước quốc tế về luật biển. Tuyên bố chủ quyền của Việt Nam và Philippines là hoàn toàn hợp pháp.

Trong khi Công ước quốc tế về luật biển 1982 không đủ sức để giữ vững ổn định và hợp tác trên vùng Biển Đông thì các nước ASEAN đã có những bước cố gắng để đưa ra một khuôn khổ chính trị cho hành động của các nước tại vùng biển này. Nhu cầu về việc thiết lập một khuôn khổ chính trị là khá rõ ràng khi tình hình trên khu vực Biển Đông liên tục căng thẳng cho những va chạm và xung đột leo thang đáng chú ý nhất là sự kiện bãi đá ngầm Chữ Thập giữa Trung Quốc và Việt Nam năm 1988, sự kiện Đá Vành Khăn giữa Trung Quốc và Philippines năm 1995. Cũng vào năm 1995 này, Việt Nam đã ký Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác, sau đó trở thành một thành viên của ASEAN, do đó khối Đông Nam Á thống nhất về mặt chính trị đối lập với những gì được nhận thức rộng rãi ở Đông Nam Á như là cách cư xử mang tính phá hoại đầy nguy hiểm của Trung Quốc.

Trong suốt những năm cuối thập kỷ 1990 và những năm đầu của thế kỉ XXI, ASEAN đã tìm cách để giảm thiểu căng thẳng và thúc đẩy một số nguyên tắc thành lập thông qua một sáng kiến của Indonesia. Cụ thể, ASEAN đã tìm cách “thúc đẩy hoà bình và ổn định khu vực thông qua tuân thủ công lý và quy định của pháp luật trong các mối quan hệ giữa các quốc gia trong khu

vực này... và đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế của khu vực”[56].

Nhưng cũng phải mất gần 7 năm, đến năm 2002 các chính phủ của các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc đã tham gia vào Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC). Thoả thuận này có 10 điều nhưng tập trung chủ yếu vào việc tuân thủ Công ước quốc tế về luật biển năm 1982 và các bên liên quan tại Biển Đông cam kết, giữ nguyên hiện trạng tranh chấp, không gây thêm căng thẳng và xung đột tại Biển Đông.

Nếu như quy chiếu tình hình hiện nay trên Biển Đông thì có thể thấy rõ sự thất bại của các cơ chế quốc tế giàng buộc các quốc gia có chủ quyền trên Biển Đông, hay nói một cách rõ ràng hơn là các quốc gia có chủ quyền trên Biển Đông đều có cách hành xử riêng của mình, không bên nào giống bên nào và giường như không còn tin vào luật pháp quốc tế. Trong bối cảnh địa chính

trị Trung Quốc – một cường quốc đang lên, với sức mạnh áp đảo về kinh tế và quân sự đang ngày càng thể hiện rõ tham vọng của mình trên Biển Đông bằng nhiều biện pháp và hình thức khác nhau thì các quốc gia ASEAN cũng đang tìm cách vừa đàm phán vừa tìm ra những đồng minh chiến lược của mình trong việc giải quyết tranh chấp này, chí ít là giữ vững được chủ quyền của mình tại các khu vực hiện tại.

Luật pháp và chính sách của Trung Quốc thách thức trật tự biển quốc tế hiện nay bằng cách đảo lộn sự cân bằng hiện tại giữa các quyền của quốc tế và của quốc gia ven biển được hoạt động tự do tại vùng đặc quyền kinh tế. Điều 58 Công ước quốc tế về luật biển quy định "trong vùng đặc quyền kinh tế, mọi quốc gia được hưởng quyền tự do hàng hải, hàng không... và sử dụng vùng biển liên quan đến các quyền tự do này một cách phù hợp với luật pháp quốc

tế". Trong khi đó Trung Quốc tìm cách phá hoại để hải quân nước ngoài không

thể tiến hành các hoạt động duy trì ổn định trên biển, trong đó có Biển Đông. Các chính sách chống can thiệp của Trung Quốc có thể chỉ nhằm mở rộng quyền tài phán và kiểm soát của nước này đối với Biển Đông và các vùng biển gần khác, nhưng các thực tế này sẽ có tác động lớn dù Trung Quốc không có ý định gây ra tác động đó, nếu các quốc gia có chủ quyền tại Biển Đông chấp nhận yêu sách của Trung Quốc, và cũng thực hiện cấm các tàu nước ngoài hoạt động trên vùng đặc quyền kinh tế của mình thì sẽ là một yếu tố rất bất lợi cho các hoạt động quốc tế tại vùng biển này, trong chính sách của các nước lớn với ý đồ kiềm chế sức mạnh của Trung Quốc tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Dù đại đa số các nước hiện công nhận và ủng hộ cách hiểu truyền thống về luật biển, ủng hộ tự do tiếp cận của các lực lượng biển, nhưng sự ủng hộ dành cho một cách hiểu hạn chế hơn vẫn tồn tại ở vòng cung địa chiến lược quan trọng trên toàn bộ phía Nam lục địa Á - Âu từ vùng Vịnh Aden đến biển Nhật Bản. Giống như Trung Quốc, Kenya, Somalia, Iran, Pakistan, Ấn Độ, Bangladesh, Myanmar, Thái Lan, Malaysia và Triều Tiên đều bày tỏ ủng hộ ở

một mức nào đó đối với các tiêu chuẩn chống can thiệp trên biển như một vấn đề chính sách quốc gia. Quan điểm này đang lớn lên một cách chậm chạp, nhưng nó vẫn lớn và có thể tác động tiêu cực đến lợi ích của các quốc gia dựa vào sự ổn định và an ninh trên các vùng biển chung để phát triển đất nước. Những nước ủng hộ tiếp cận mở trên biển cần công khai và liên tục chống lại quan điểm đang lớn dần này nhằm củng cố yếu tố quan trọng là ổn định khu vực và toàn cầu này.

Trong khi sức mạnh của Trung Quốc đang ngày càng lớn tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương với âm mưu rõ ràng là độc chiếm Biển Đông, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới vùng ảnh hưởng và chiến lược của các nước lớn tại khu vực này, đặc biệt là Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ… Mỹ đã tuyên bố có lợi ích cốt lõi trên Biển Đông và chính thức thực hiện chiến lược kiềm chế sức mạnh của Trung Quốc, trong khi Nhật Bản và Ấn Độ đều có những quan ngại sâu sắc đến việc Trung Quốc đang bành trướng tại khu vực Biển Đông nhữ đã phân tích ở chương 2, điều này khiến cho lợi ích địa chính trị của các nước lớn chồng chéo lên nhau, biến tranh chấp trên Biển Đông trở thành một vấn đề quốc tế nóng bỏng, trở thành tâm điểm về chính trị tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Đây là một điều mà Trung Quốc không hề mong muốn, đó là giải quyết tranh chấp theo xu thế đa phương, có sự can thiệp quốc tế. Rõ ràng trật tự địa chính trị truyền thống trên Biển Đông đang dần thay đổi và mỗi nước trong khu vực này cần nắm bắt các thách thức cũng như cơ hội của sự thay đổi này để bảo vệ được lợi ích cốt lõi của quốc gia trên vùng biển này.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tranh chấp trên biển Đông dưới góc nhìn địa chính trị (Trang 77 - 81)