Chƣơng 2 TRANH CHẤP ĐỊA CHÍNH TRỊ TRÊN BIỂN ĐÔNG
2.1. Vai trò của Biển Đông trongchiến lƣợc phát triển của các
2.1.1. Lợi ích địa chính trị và chiến lược của Trung Quốc tại Biển Đông
Tầm quan trọng của Biển Đông với Trung quốc là vô cùng to lớn và không còn điều gì phải nghi ngờ khi nước này đang là cường quốc số 2 thế giới về kinh tế và đang trên đà phát triển mạnh. Bởi thế mà người Trung Quốc cho rằng Biển Đông là “trục hai đại dương, là hòn đá tảng về sức mạnh biển,
hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 8/11/2012, ông Hồ Cẩm Đào khi đó cũng chỉ rõ mục tiêu lớn của Trung Quốc là phải trở thành “một cường
quốc biển” trong tương lai. “Chúng ta cần phải nâng cao năng lực khai thác
nguồn tài nguyên biển, kiên quyết bảo vệ quyền và lợi ích biển quốc gia, xây
dựng cường quốc biển”[61].Khi phân tích lợi ích chiến lược của Trung Quốc
trên Biển Đông cần chú ý 4 khía cạnh đặc biệt sau đây: Địa chính trị chiến lược trong quốc phòng – an ninh, kinh tế – tài nguyên, giao thông và văn hóa lịch sử.
2.1.1.1. Về mặt quốc phòng – an ninh
Có thể khẳng định rằng lợi ích quân sự luôn gắn với lợi ích về kinh tế, quốc phòng chính là công cụ để đảm bảo cho lợi ích kinh tế được phát triển. Bởi vậy việc phát triển an ninh – quốc phòng là rất cần thiết khi mà Trung Quốc cảm giác như đang bị bao vây. Trung Quốc muốn trở thành cường quốc biển như Mỹ, Pháp, Anh trước kia, muốn phát triển một lực lượng hải quân đủ mạnh để có thể vươn xa ra biển cả nhằm đảm bảo những tuyến đường vận tải biển. Dù Trung Quốc có đến 15.000 km bờ biển, nhưng lại trong thế bị một vòng cung các hòn đảo chặn lối vào Thái Bình Dương.
Phía Đông của Trung Quốc đang tồn tại khối đồng minh chiến lược Mỹ-Nhật-Hàn khá vững chắc, trong khi căng thẳng liên tục leo thang trên biển Hoa Đông với việc tranh chấp quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã vô tình đẩy hai nước đồng minh Nhật Bản và Mỹ tiến sát hơn nữa, Trong khi Trung Quốc đang vươn lên mạnh mẽ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, chắc hẳn cả Mỹ và Nhật đều muốn kìm hãm sự phát triển mau lẹ của quốc gia này, ngăn chặn ảnh hưởng của nước này đến những vùng ảnh hưởng truyền thống của mình. Ở Trung Quốc, dư luận bị hâm nóng bởi chủ đề Điếu Ngư xuất hiện thường xuyên trên các phương tiện truyền thông. Nhiều chuyên gia quân sự Trung Quốc không ngại ngần khi nói đến khả năng “xung đột vũ trang” giữa hai nước. Trong khi đó phía Nhật Bản cũng tỏ ra không nhân nhượng.
Tình hình căng thẳng đến mức mà báo giới Nhật Bản cũng nói đến nguy cơ “chiến tranh” giữa hai nước. Chính phủ mới của Nhật Bản đã tuyên bố không thương lượng về chủ đề Senkaku vì quần đảo này, theo Chính phủ Nhật Bản, hiển nhiên là của Nhật Bản. Chính phủ Nhật vừa tăng ngân sách quốc phòng. Sự việc tân thủ tướng Abe của Nhật Bản ngay sau khi nhậm chức đã có chuyến công du đến 3 nước Đông Nam Á là Việt Nam, Thái Lan, và Indonexia, động thái này được dư luận quốc tế đánh giá như là “tạo một mặt trận chung chống lại Trung Quốc” ở khu vực Thái Bình Dương, đây là một sự bất lợi khá lớn cho Trung Quốc trong tiến trình thực hiện sự “bá quyền” trên biển của mình. Tại sao Bắc Kinh lại thái độ như vậy với Senkaku? Chắc hẳn bên cạnh nguồn lợi dầu hỏa còn có vấn đề địa chính trị.
Trung Quốc dùng từ “dãy đảo thứ nhất” để chỉ khu vực biển tiếp giáp các quốc gia đối thủ hay thù địch với Trung Quốc như Nhật Bản, Đài Loan, Philippines, Indonesia và Malaysia - trong đó một số nước có quan hệ đồng minh với Mỹ. Hạm đội 7 của Mỹ thường xuyên tuần tra những vùng nước quốc tế “kế cận một cách nguy hiểm” các bờ biển Trung Quốc. Các tuyến đường biển đảm bảo nguồn cung ứng năng lượng và xuất khẩu của Trung Quốc thuộc khu vực biển này và trong tầm kiểm soát của Mỹ.
Trong khi đó Đài Loan, hòn đảo vẫn còn bị chia cắt, được Mỹ và Nhật bảo trợ khá mạnh mẽ về an ninh – quốc phòng, và khả năng Mỹ có thể vào giải cứu đồng minh bất cứ lúc nào nếu bị tấn công, đây là vật cản rất lớn cho Trung Quốc trong việc thông qua phía Đông để vươn ra vùng nước sâu của Thái Bình Dương thực hiện mục tiêu trở thành cường quốc biển của mình.
Trung Quốc cảm thấy bị bó buộc một cách nguy hiểm, nên đã không ngừng phát triển hải quân với mục đích là tạo ra một khu vực an ninh hàng hải theo 3 giai đoạn. Thứ nhất, kiểm soát cho được vùng biển gọi là “dãy đảo thứ nhất” nêu trên, đặc biệt là vùng tiếp giáp với Đài Loan để ngăn chặn hải quân Mỹ tiến vào cứu đồng minh Đài Loan khi cần thiết. Mục tiêu cuối cùng của giai đoạn này là sáp nhập Đài Loan vào Trung Quốc. Thứ hai, Trung Quốc đặt
mục tiêu trong năm 2020 - 2030 sẽ triển khai hải quân Trung Quốc đến những vùng nước mà Trung Quốc gọi là “dãy đảo thứ hai", bao gồm khu vực Mariannes và Guam, mục đích là để so kè với Mỹ ngay trong vùng ảnh hưởng của Washington. Thứ ba, đó là hiện diện ở khắp các đại dương trên thế giới.
Tham vọng đó của Trung Quốc đã được sự hỗ trợ của thế mạnh kinh tế. Trung Quốc có nguồn ngoại tệ dồi dào nhất thế giới, đã trở thành nền kinh tế thứ hai địa cầu. Trong khi đó, cuộc khủng hoảng tài chính đã làm chao đảo nước Mỹ.
Phía Tây Nam của Trung Quốc giáp Ấn Độ và Myanmar. Trong khi Ấn Độ đang trỗi dậy với chính sách hướng Đông của mình, Ấn Độ cũng đang cố gắng vươn lên thành cường quốc biển, và Mỹ đang tìm cách cải thiện, mở rộng quan hệ với hai nước Nam Á này, nên con đường đi qua phía Tây Nam, mở rộng quyền lực biển ở Ấn Độ Dương của Trung Quốc là khá hẹp khi vấp phải hai ông lớn là Mỹ và Ấn Độ, sẽ là một chướng ngại lớn đối với Trung Quốc khi hai nước này cùng một chiến tuyến.
Còn phía Đông Nam của Trung Quốc, cụ thể là khu vực Biển Đông có thể là nơi thuận lợi nhất cho nước này thực hiện mục tiêu tiến ra các đại dương. Các nước Đông Nam Á có yêu sách đòi chủ quyền lãnh hải ở Biển Đông đều là nước nhỏ với tiềm lực hải quân hạn chế. So sánh từ mọi góc độ của sức mạnh, chúng ta thấy Trung Quốc ở vị thế áp đảo so với các nước và vùng lãnh thổ khác trong tranh chấp ở Biển Đông. Tương quan lực lượng có chiều hướng tiếp tục nghiêng mạnh về phía Trung Quốc trong tương lai với tốc độ tăng trưởng chóng mặt của nền kinh tế và ngân sách quốc phòng của nước này. Điều đáng chú ý là hiện nay, có xu hướng chuyển dịch trongchiến lược của các nước trong khu vực từ “phòng thủ” sang “phòng thủ từ xa”, tích cực mua sắm, sản xuất các vũ khí tối tân, hạng nặng. Trung Quốc luôn lập luận rằng,nỗ lực hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc là nhằm mục tiêu phòng thủ. Tuy nhiên, trong thời gian trở lại đây, Trung Quốc ngày càng có nhiều biểu hiện phô diễn sức mạnh, tăng cường sự hiện diện quân sự ở bên
ngoài lãnh thổ Trung Quốc, và quan chức quân sự nước này công khai nói đến các ý định tiếp tục nâng cấp thực lực quân sự - quốc phòng. Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa đã đã gửi tàu chiến đến vịnh Aden tham gia tấn công cướp biển, tích cực triển khai kế hoạch phát triển tàu sân bay với tham vọng trở thành cường quốc hải quân. Các học giả Trung Quốc bắt đầu bàn luận về các khả năng triển khai các căn cứ quân sự ở nước ngoài.
Hơn thế nữa tại vùng Biển Đông các lực lượng quân sự từ bên ngoài đã dần vắng bóng, Từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, Mỹ đã rút dần các căn cứ quân sự lớn của họ khỏi khu vực này, nhất là ở hai căn cứ lớn Subic và Clark trên đất Philippines. Những năm đầu của thế kỉ XXI, lợi dụng cuộc chiến chống khủng bố, Mỹ có bố trí lại quân đội của họ ở một số nơi trên đất Philippines và Thái Lan, nhưng mức độ còn khiêm tốn. Hơn nữa trong hơn mười năm qua, Mỹ bị sa lầy ở Afganistan và Irắc, lực lượng quân sự bị phân tán. Còn nước Nga cũng từ thời gian này rút lực lượng quân sự của họ khỏi cảng Cam Ranh. Như vậy, ở chừng mực nhất định, Đông Nam Á nói chung, khu vực Biển Đông nói riêng trong khoảng hơn 20 năm qua dường như có một “khoảng trống quyền lực”. Điều này có thể tạo điều kiện dễ dàng hơn cho Trung Quốc triển khai lực lượng hải quân xuống khu vực Biển Đông đang tranh chấp, nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược của họ.
Như vậy việc Trung Quốc âm mưu độc chiếm toàn bộ Biển Đông để thực hiện kế hoạch vươn ra các đại dương của mình là có căn cứ và so sánh sánh lực lượng tương quan trên các con đường để đưa Trung Quốc trở thành cường quốc về biển.
Từ đó có thể dễ dàng nhìn thấy việc mưu đồ độc chiếm toàn bộ Biển Đông đặc biệt là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là nhằm hai mục đích cốt lõi, thứ nhất là ngăn chặn đi lại tự do trên biển của các chiến hạm nước ngoài, nhất là các đối thủ ngoài giới hạn 12 hải lý từ đường cơ sở, mà cụ thể là Mỹ, Nhật, Ấn Độ…. Các nước được coi là đang cản bước tiến trên còn đường thành cường quốc biển của Trung Quốc. Nhờ thế mà Trung Quốc đẩy
được các mối đe dọa ra xa ngoài bờ biển của mình, các tàu chiến và tàu do thám của Mỹ và các nước khác không có điều kiện để tiếp cận với bờ biển của Trung Quốc nữa. Thứ hai mở lối thực hiện kế hoạch các đại dương của Trung Quốc trong điều kiện biển Hoa Đông dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Mỹ và đồng minh Nhật Bản, Đài Loan ngăn chặn đường ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương của họ. Như vậy chỉ có thể thông qua Biển Đông thì Trung Quốc mới thể thực hiện được ý đồ của mình và đưa mối đe dọa của họ đến gần với nước Mỹ, Ấn Độ và các đối thủ tiềm tàng khác. Việc Trung Quốc quyết liệt chiếm Hoàng Sa, Trường Sa và âm mưu chiếm đoạt toàn bộ vùng Biển Đông và coi như ao nhà của mình, thiết lập các căn cứ quân sự trên vùng biển này không ngoài mục đích “nối dài tầm vươn của pháo hạm với tầm bắn hiệu quả
nhằm vào đối thủ”[9, tr.10].
2.1.1.2. Về mặt kinh tế - tài nguyên
Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Trung Quốc phụ thuộc nặng nề vào các nguồn nguyên liệu thiên nhiên, đặc biệt là dầu khí, Trung Quốc vươn lên là cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới, điều đó đòi hỏi một nguồn năng lượng lớn để nuôi sống “cơ thể” đang lớn lên một cách nhanh chóng này. Trung Quốc đã trở thành nước tiêu thụ và nhập dầu mỏ đứng thứ hai thế giới. Năm 2008, nước này đã nhập tới 50% lượng dầu tiêu thụ trong nước (với 3,8 triệu thùng/ngày vào năm 2008), nhưng đến năm 2020, theo dự tính sẽ tăng lên khoảng 70% và đến 2035 là khoảng 75% với khoảng 11,6 triệu thùng ngày. Chính vì vậy, Trung Quốc đã coi khu vực Biển Đông là “Vịnh Péc Xích thứ hai” về dầu khí, là nơi có thể cung cấp nguồn năng lượng bổ sung quan trọng cho phát triển tiếp theo của nền kinh tế.
Như đã biết ở trên, Biển Đông vốn là vùng có tài nguyên thiên nhiên phong phú đặc biệt là dầu mỏ, không còn gì nghi ngờ khi Trung Quốc muốn độc chiếm toàn bộ Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và toàn bộ vùng Biển Đông. Với sức mạnh quân sự áp đảo nếu so sánh tương quan năng lực quân sự tại vùng biển này của Trung Quốc với các nước Đông Nam Á, tất cả các lý
do chủ quan và khách quan đã khiến Trung Quốc theo đuổi một thứ lợi ích quốc gia tuyệt đối. “Nói theo lý thuyết của quan hệ quốc tế hiện đại thì Trung Quốc đang theo đuổi mục tiêu lợi ích quốc gia của mình bằng sức mạnh cứng
tuyết đối”[22, tr.10].
Nếu như chiếm được khu vực Biển Đông Trung Quốc hoàn toàn có khả năng khai thác toàn bộ tài nguyên thiên nhiên của vùng biền này, đặc biệt là dầu mỏ phục vụ cho sự phát triển kinh tế của mình, ngoài ra Trung Quốc hoàn toàn áp đảo trong việc ngăn cản các công ty dầu khí nước ngoài đang có hợp đồng khai thác với các nước Đông Nam Á có quyền lợi trên vùng biển này.
Trong tình hình tranh chấp trên Biển Đông đang diễn biến phức tạp như hiện nay, đặc biệt là sự khó giải quyết tranh chấp bằng chứng cứ lịch sử và sự không thống nhất trong cách áp dụng luật pháp quốc tế là một thuận lợi cho Trung Quốc trong việc giành ưu thế về mình trong việc khai thác trên Biển Đông. Trung Quốc chủ trương đàm phán song phương với các nước ASEAN nhằm bẻ gãy “từng chiếc đũa” làm mất đi sự thống nhất trong khối ASEAN và sẽ dẫn đến tính thiếu thống nhất, nghi ngờ lẫn nhau trong tổ chức này, điều này khiến cho Trung Quốc dễ dàng hơn trong cục diện tranh chấp ở Biển Đông. Để đáp lại, các nước Đông Nam Á có tranh chấp đã đề xuất giải quyết vấn đề Biển Đông bằng con đường đa phương và dựa trên luật pháp quốc tế, nhằm ràng buộc các hành vi của Trung Quốc. Điều này lại mâu thuẫn với chủ trương và mục tiêu của Trung Quốc là quản lý, kiểm soát khu vực Biển Đông, điều mà không chỉ các nước có tranh chấp mà các nước khác ngoài khu vực, trong đó có Mỹ khó có thể chấp nhận được.
2.1.1.3. Lợi ích giao thông trên biển
Như đã nói ở chương 1 Xuất khẩu hàng hoá của Nhật Bản phải đi qua khu vực Biển Đông chiếm 42%, các nước Đông Nam Á 55%, các nước công nghiệp mới 26%, Australia 40% và Trung Quốc 22% (trị giá khoảng 31 tỷ đô la). Trong khi giao thông trên đất liền của Trung Quốc gặp nhiều cản trở về địa hình và an ninh thì việc giao thông trên bờ tây của Thái Bình Dương chủ
yếu là qua Biển Đông với các địa điểm như eo biển Malaca ở Phía nam Biển Đông và các khu vực biển giữa hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có ý nghĩa quyết định với giao thương trên biển của nước này trong huyết mạch nền kinh tế.
Hơn nữa nếu khống chế được toàn bộ vùng biển này theo bản đồ
“đường lưỡi bò” thì Trung Quốc sẽ hoàn toàn làm các tuyến hang hải và
không phận trên Biển Đông, khi đó các quốc gia qua lại vùng này đều phải xin phép, chịu sự điều phối và nộp thuế cho Trung Quốc.
Như vậy nếu kiểm soát được toàn bộ vùng Biển Đông với các tuyến đường biển chiến lược trên vùng biển này, Trung Quốc hoàn toàn có thể khống chế huyết mạch vận tải biển của Nhật Bản và Hàn Quốc - hai đồng minh thân cận của Mỹ ở khu vực này, Hơn nữa trong chiến lược chuyển trọng tâm địa chính trị của Mỹ từ khu vực truyền thống là Châu Âu và Trung Đông sang khu vực Châu Á – Thái Bình Dương Mỹ sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn.
Hơn thế nữa trong tình huống cần thiết Trung Quốc hoàn toàn có thể phong toả các tuyến đường biển chiến lược nhằm đảm bảo cho an ninh quốc phòng của mình khi cần bảo vệ lợi ích chiến lược của quốc gia.