Chuyển động của hệ hình đa phương – đơn cực sang đa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tranh chấp trên biển Đông dưới góc nhìn địa chính trị (Trang 86 - 91)

Chƣơng 2 TRANH CHẤP ĐỊA CHÍNH TRỊ TRÊN BIỂN ĐÔNG

3.3. Xu thế chuyển dịch địa chính trị trên Biển Đông

3.3.2. Chuyển động của hệ hình đa phương – đơn cực sang đa

phương – lưỡng cực

Như đã phân tích ở trên Trung Quốc đã bước đầu chuyển sang phương

án đa phương – đơn cực. Nhưng với những động thái từ phía Trung Quốc thì

các nước ASEAN rõ ràng không thể chấp nhận hệ hình này, các nước ASEAN đang tìm cho mình một hệ hình khác nhằm bảo vệ quyền lợi của mình trên Biển Đông trước nước lớn Trung Quốc

Vể khả năng đa phương – lưỡng cực: Đây là một phương án tốt (nhưng

này được thực hiện trên phương thức đàm phán được diễn ra với cả 6 bên liên quan trong việc tranh chấp, trong đó 4 nước ASEAN là Việt Nam, Philippines, Brunei, Malaysia, liên kết với nhau thành một cực và Trung Quốc (có thể cả Đài Loan) thành một cực khác.

Trên thực tế khả năng Đa phương – lưỡng cực giữa Trung Quốc và

ASEAN rất khó có thể xảy ra, bởi vì trong xu thế đối thoại bao giờ cũng dựa

trên thực lực của hai bên là tương đối cân bằng, trong khi đó thực lực của các nước ASEAN với Trung Quốc là khá chênh lệch, bởi vậy ta có thể phân tích một số lý do sau đây để chứng minh cho luận điểm này:

Về kinh tế: Trung Quốc hiện nay là nền kinh tế đứng thứ hai toàn cầu

và tiếp tục còn lớn mạnh. Trong những năm gần đây, Trung Quốc liên tục là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN và ASEAN vươn lên thành đối tác lớn thứ 3 của Trung Quốc với kim ngạch thương mại hai chiều năm 2012 đạt gần 400 tỷ USD. Tính đến năm 2012, tổng đầu tư của Trung Quốc vào ASEAN đạt hơn 100 tỷ USD[57]. Tại Việt Nam, theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Trung Quốc hiện chiếm tỷ trọng 11% tổng kim ngạch xuất khẩu và là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam và hiện chiếm 25% tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu[58]. Điều này khiến cho nền kinh tế các nước ASEAN phụ thuộc sâu sắc vào Trung Quốc, đó là chưa kể các khoản viện trợ mà Trung Quốc giành cho các nước trong khối với những điều kiện được đưa ra trong đó có việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo kểu trục bánh xe – nan hoa. Khi căng thẳng trên Biển Đông xảy ra các nền kinh tế trong khối ASEAN chắc chắn gặp không ít những khó khan, thậm chí là rối loạn dẫn đến khủng hoảng. Điều này là một lợi thế rất lớn mà Trung Quốc có được trong đàm phán theo kiểu song phương.

Về chính trị: Các nước ASEAN có yêu sách chủ quyền trên Biển Đông

vẫn chưa tìm được tiếng nói chung trong việc giải quyết tranh chấp về chủ quyền, bởi vậy sự đoàn kết nhất trí trong việc liên kết để tìm ra một phương án chung để đối thoại với Trung Quốc là rất khó khăn. Trong khi đó các nước

ASEAN đang thiếu một thủ lĩnh chung, nghĩa là một quốc gia có thực lực và uy tín cao, có thể đứng mũi chịu sào để đối trọng với Trung Quốc. Hơn nữa ý tưởng chính của các nước ASEAN trong việc giải quyết tranh chấp vẫn là đạt được mục đích quốc gia của mình thông qua tìm kiếm đàm phán song phương hoặc “đi đêm” với Trung Quốc, bởi vậy Trung Quốc rất dễ dùng các mồi nhử về kinh tế bằng đầu tư, viện trợ… để giành lấy ưu thế chính trị, nhằm phá vỡ liên kết trong nội khối các nước ASEAN dẫn đến việc phân dã trong chính sách đối trọng với Trung Quốc của khối này.

Về mặt quân sự: Trung Quốc ở vị thế áp đảo so với các nước và vùng

lãnh thổ khác trong tranh chấp ở Biển Đông. Tương quan lực lượng có chiều hướng tiếp tục nghiêng mạnh về phía Trung Quốc trong tương lai với tốc độ tăng trưởng chóng mặt. Trước căng thẳng gia tăng tại Biển Đông, có xu hướng chuyển dịch trong chiến lược của các nước trong khu vực từ “phòng thủ” sang “phòng thủ từ xa”, tích cực mua sắm, sản xuất các vũ khí tối tân, hạng nặng[59].

Xét cả trên 3 mặt kinh tế, chính trị, quân sự, Trung Quốc đang là nước chiếm ưu thế trên bàn đàm phán, sự chênh lệch quá lớn này giữa Trung Quốc và các nước ASEAN trong khi các nước này vẫn chưa tìm được tiếng nói chung và thiếu một thủ lĩnh trong đối trọng với Trung Quốc thì hệ hình đa phương – lưỡng cực là rất khó xảy ra giữa Trung Quốc và các nước ASEAN.

Trong bối cảnh chênh lệch trong khu vực như vậy thì vai trò của các cường quốc ngoài khu vực Biển Đông trở nên có vai trò rất lớn, nhất là Mỹ, siêu cường có lợi ích cốt lõi ở Biển Đông và đã có tuyên bố chính thức trong bài phát biểu tại Hội nghị Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 17 tại Hà Nội, Ngoại trưởng Clinton tuyên bố rằng Mỹ có lợi ích quốc gia đối với tự do hàng hải, tiếp cận mở đối với các không gian hàng hải chung ở châu Á và với việc tôn trọng luật biển quốc tế của các quốc gia duyên hải trong khu vực Biển Đông. Quan trọng hơn, bà thêm rằng Mỹ đã chuẩn bị để thúc đẩy các đàm phán đa phương để giải quyết các tuyên bố chủ quyền đang gây tranh cãi

về quần đảo Trường Sa. Thêm vào đó, tuyên bố của bà thẳng thừng phủ nhận tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông mà mở rộng đến bờ biển của các nước ASEAN và gây ra sự chồng lấn một phần với các tuyên bố lãnh thổ của bốn nước ASEAN – Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei.

Hiện tại để kiềm chế sức mạnh của Trung Quốc tại vùng Biển Đông rộng hơn nữa là khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Mỹ có 3 tuyến răn đe chiếm lược đối với Trung Quốc. Tuyến thứ nhất gần sát lãnh thổ Trung Quốc, dựa vào các căn cứ và cơ sở hạ tầng quân sự của Mỹ tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Mỹ đang thương thuyết để lập lại căn cứ hải quân Mỹ tại Vịnh Subic của Philippines. Nếu kẻ một đường giữa tất cả các nước này, người ta sẽ thấy vòng kiềm chế Trung Quốc đầu tiên của Mỹ, ngăn chặn hiệu quả việc Trung Quốc trở thành một cường quốc hàng hải. Hiện nay, Mỹ đang kiểm soát việc tiếp cận các vùng biển quốc tế của Hải quân Trung Quốc. Tuy nhiên, Mỹ còn có tuyến răn đe thứ hai, đặt tại Guam và Hawaii, và tuyến thứ ba, có căn cứ tại California và Alaska. Theo một nguồn tin thân cận với Nhà Trắng, Trung Quốc hiện bị giới chính trị Mỹ coi là nguy cơ lớn nhất đối với các lợi ích của Mỹ về lâu dài, vì vậy Washington tin rằng họ nên bắt đầu kiểm soát Trung Quốc[60].

Nhưng liệu Mỹ có nên kiềm chế Trung Quốc một mình hay không, câu trả lời ở đây là không vì trên thực tế Mỹ đang tìm kiếm thật nhiều các đồng minh thực hiện chiếm lược này cùng với mình.

Nhóm nước đầu tiên là các đồng minh thân cận của Mỹ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương và hiện tại cung đang phụ thuộc rất nhiều vào Mỹ là: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, các nước này sẽ sẵn sàng nghe theo các sang kiến của Mỹ trong việc kiềm chế Trung Quốc nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia của mình.

Nhóm nước thứ 2 chính là các nước có lợi ích chiến lược tại khu vực Biển Đông như đã phân tích ở chương 2 đó là: Ấn Độ, Liên Bang Nga, và các nước ASEAN. Đối với Liên Bang Nga các nhà lãnh đạo Mỹ đã xác định rằng

sự hỗ trợ của Nga có thể là yếu tố quyết định trong việc kiềm chế Trung Quốc[60]. Trong khi đó Nga lại có thái độ nước đôi trong tranh chấp ở Biển Đông vì xét về địa chính trị nước Nga không quá phụ thuộc vào vùng Biển Đông. Bởi vậy Mỹ đang thương thuyết với Nga và nhượng bộ Nga trong một số vấn đề kinh tế, tài chính và đặc biệt là việc triển khai lá chắn tên lửa tại khu vực các nước châu Âu… tuy vậy khả năng này là rất khó đặc biệt dưới thời tổng thống Putin.

Với việc thiết lập các liên minh với 2 nhóm nước trên, Mỹ nhằm kiểm soát toàn bộ các tuyến đường biển phía bắc, đặc biệt là tuyến đường biển phía nam qua eo biển Malaca, tuyến đường biển được coi là huyết mạch của Trung Quốc. Như vậy sẽ dồn Trung Quốc vào thế chân tường và buộc phải thương thuyết đa phương trong vấn đề Biển Đông.

Như vậy chuyển động địa chính trị trên Biển Đông sẽ từ đa phương – đơn cực theo ý đồ của Trung Quốc sang Đa phương – lưỡng cực hết sức sinh động thu hút nhiều quốc gia tham gia, đặc biệt là không chỉ quốc gia có yêu sách chủ quyền trực tiếp trên Biển Đông. Trong hệ hình địa chính trị này thì Trung Quốc sẽ là một cực và một cực khác là khối liên minh do Mỹ đứng đầu. Đây là hệ hình khá triển vọng do sự tương quan về lực lượng là khá cân bằng.

Trong xu thế đa phương – lưỡng cực hóa này, vai trò của Mỹ có thể thể hiện ở 3 khả năng: Một là, chống lưng cho các nước nhỏ ở Biển Đông, cổ vũ và liên kết họ thành một cực để đối trọng với Trung Quốc; hai là, tạo ra một diễn đàn đa phương hay quốc tế để bàn bạc và phân định phạm vi chủ quyền của các nước đối với Biển Đông và thống nhất quy chế quản trị an ninh cho tự do hàng hải ở Biển Đông; ba là, lợi dụng tình thế nguy nan của các nước Đông Nam Á và sự bế tắc của Trung Quốc đứng ra như một trọng tài phân xử giữa các bên nhưng thực chất là thỏa hiệp về lợi ích chiến lược với Trung Quốc tạo ra một trật tự lưỡng cực toàn cầu Trung – Mỹ[10, tr.87].

Trong 3 khả năng kể trên thì khả năng thứ nhất là dễ xảy ra hơn cả, bởi vì trong bức tranh chấp hiện nay trên Biển Đông xảy ra giữa Trung Quốc và

các nước ASEAN thì việc các nước ASEAN đang tìm kiếm một quốc gia có thể đứng mũi chịu sào đoàn kết các nước này thành một cực là cần hết sức cần thiết, sự xuất hiện của Mỹ trên bàn cờ tranh chấp đã thay đổi cân bằng về tương quan lực lượng trên Biển Đông, thái độ hung hãn, bành trướng của Trung Quốc đã vô tình đẩy Mỹ và các nước ASEAN tiến lại gần nhau hơn, đây là một thất bại mà Trung Quốc chưa lường tới. Như vậy với bối cảnh hiện nay thì khả năng thứ 2 và khả năng thứ 3 khó xảy ra vì hiện nay chưa thấy dấu hiệu gì đáng quan ngại từ phía Mỹ trong việc “đi đêm” với Trung Quốc, nhằm đạt được mục đích quốc gia của mình mà xem nhẹ lợi ích của các quốc gia khác (các quốc gia có lợi ích chiến lược tại Biển Đông). Nhưng kinh nghiệm lịch sử từ việc ứng xử của các nước lớn xung quanh vấn đề lợi ích của các nước nhỏ trong đó có Việt Nam, khiến người ta phải hết sức cảnh giác, trong mọi tình huống có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tranh chấp trên biển Đông dưới góc nhìn địa chính trị (Trang 86 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)