Lợi ích địa chính trị chiến lược của Liên Bang Nga tại Biển Đông

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tranh chấp trên biển Đông dưới góc nhìn địa chính trị (Trang 62 - 67)

Chƣơng 2 TRANH CHẤP ĐỊA CHÍNH TRỊ TRÊN BIỂN ĐÔNG

2.1. Vai trò của Biển Đông trongchiến lƣợc phát triển của các

2.1.5. Lợi ích địa chính trị chiến lược của Liên Bang Nga tại Biển Đông

Nga là một cường quốc ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nên dĩ nhiên lợi ích của Nga ở khu vực này là không nhỏ, nhưng không giống với các cường quốc khác, Nga lại có chiến lược riêng của mình tại khu vực này.

Ngoài lợi ích thông thương hàng hải như mọi nước khác, nước Nga còn có quan hệ hữu nghị truyền thống và lợi ích hợp tác với Việt Nam, nước có chủ quyền lớn ở Biển Đông. Từ những năm 70 của thế kỷ trước, Liên Xô, sau đó là Nga đã đầu tư, thăm dò khai thác dầu khí ở Biển Đông và hiện tại đang có nhiều lợi ích kinh tế lớn ở đây. Hơn nữa, với tư cách là một nước lớn, đang trên đường phục hồi vị thế vốn có của họ, nước Nga khó có thể bỏ qua những lợi ích chiến lược mang tính toàn cầu cả hiện tại cũng như lâu dài.

2.1.5.1. Lợi ích về khai thác năng lượng

Biển Đông là một khu vực có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đặc biệt là dầu khí, với trữ lượng lớn được đánh giá có tiềm năng lớn. Nga là

một trong những cường quốc hàng đầu thế giới trong lĩnh vực khai thác năng lượng, trên khu vực Biển Đông, Nga đã có nhiều hợp tác với các quốc gia trong khu vực này trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí; điển hình là các dự án hợp tác với Việt Nam, Malaysia và Brunei

Trong đó, Vietsovpetro là Liên doanh đầu tiên của Việt Nam với nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí và là một biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam – Liên Bang Nga. Liên doanh dầu khí Việt - Xô được thành lập trên cơ sở các Hiệp định Việt – Xô về hợp tác thăm dò, khai thác dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam ký ngày 03/07/1980 và Hiệp định Liên Chính phủ Việt Nam – Liên Xô ký ngày 19/06/1981 về việc thành lập Liên doanh dầu khí Việt – Xô. Sau khi Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết (Liên Xô) tan rã vào cuối năm 1991, ngày 27 tháng 5 năm 1993, Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga đã ký Hiệp định thỏa thuận về việc Liên bang Nga tiếp nhận những cam kết của phía Liên Xô đối với Hiệp định Dầu khí Việt – Xô năm 1991 và ngày 31 tháng 5 năm 1993 tại Hà Nội, hai bên đã ký biên bản kỳ họp thứ hai của Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam – Liên bang Nga về hợp tác thương mại và kinh tế kĩ thuật[22, tr.125]. Từ mười năm trước, Vietsovpetro ghi danh vào Top 10 tập đoàn khai thác dầu khí lớn nhất thế giới. Thị phần khai thác của xí nghiệp chiếm 1/2 tổng khối lượng khai thác dầu khí của Việt Nam. Năm 2010, sản lượng khai thác dầu của Vietsovpetro đạt 6,4 triệu tấn, vượt 200 000 tấn so với dự định. Xí nghiệp liên doanh Việt - Nga này đã đưa vào khai thác các mỏ và bắt đầu khoan thăm dò các mỏ dầu “Gấu trắng” và “Mèo trắng”. Ý nghĩa của xí nghiệp liên doanh này không chỉ giới hạn về khai thác dầu khí; Vietsovpetro đã trở thành trung tâm đào tạo cán bộ ngành dầu khí lớn nhất Việt Nam. Hàng nghìn chuyên gia dầu khí được đào tạo tại đây đang làm việc tại các tập đoàn dầu khí khác của đất nước.

Tháng 4/2010 tập đoàn Zaruberneft của Nga và Petrolium của Brunei đã ký bản ghi nhớ về thành lập liên doanh khai thác - chế biến dầu khí tại Brunei và nước thứ ba[52].

2.1.5.2. Hợp tác quân sự và buôn bán vũ khí

Cùng với việc duy trì và củng cố vị thế cường quốc của mình, trong cục diện các tranh chấp trên Biển Đông, Nga đang là một quốc gia giữ vai trò lớn trong việc hợp tác về lĩnh vực quốc phòng (thăm viếng, tập trận, huấn luyện và đặc biệt là bán vũ khí, khí tài) đối với một số quốc gia trong khu vực Biển Đông.

Theo phân tích trên trang Indrus của Ấn Độ, thì sau Ấn Độ và Algeria, Việt Nam đang dần trở thành một đối tác rất quan trọng của Nga trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật - quân sự. Việt Nam đang được trang bị các hệ thống tên lửa phòng không, phòng thủ bờ biển, máy bay chiến đấu và sắp tới là tàu ngầm phi hạt nhân loại hiện đại. Việc đào tạo nhân sự để sử dụng các thiết bị của tàu ngầm cũng đang được bắt đầu. Ông Ruslan Pukhov, Giám đốc Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ (CAST) nhận định: "Việt Nam là một trong những đối tác trọng yếu của Nga trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật – quân sự. Nga không chỉ cung ứng tàu ngầm, tàu tên lửa, máy bay chiến đấu hiện đại mà còn cả các loại vũ khí phòng không. Việt Nam cũng là một đối tác quan trọng của Nga trên nhiều lĩnh vực liên quan khác. Cụ thể, Nga đang xây dựng một nhà máy điện hạt nhân và triển khai khai thác dầu ở ngoài khơi Việt Nam".

Theo hãng ARMS-TASS của Nga ngày 27/3, năm 2003, Malaysia ký kết với công ty sản xuất vũ khí của Nga hợp đồng cung cấp 18 chiếc Su-30MKM, thực hiện trong giai đoạn 2007-2009. Tiếp đó, Malaysia lên kế hoạch mua thêm 18 chiến đấu cơ Su-30MKM để bổ sung vào lực lượng Không quân Hoàng gia. Nhưng theo các nguồn tin từ giới chức quân sự nước này, kế hoạch có thể sửa đổi vì lý do tài chính. Tuy vậy, trong tuyên bố mới đây, giới lãnh đạo Malaysia cho thấy, Jakarta không từ bỏ kế hoạch mua bổ sung 18 máy bay tiêm kích của đối tác Nga. Trong khu vực Đông Nam Á, những máy bay hiệu Su-30MK hiện nằm trong biên chế của quân đội 3 nước là Việt Nam, Malaysia và Indonesia. Tổng số máy bay Su của Việt Nam là 12 chiếc Su-

27SK/UBK và 24 chiếc Su-30MK2V. Không quân Indonesia hiện có 12 chiếc Su-27 và Su-30, tổng số máy bay theo hợp đồng là 16 chiếc. Vào năm 2003, Malaysia ký hợp đồng mua 18 chiếc SU-30MKM và đã nhận được vào những năm 2007-2009 [53].

Tờ Business Insider ngày 27/3 đã có bài viết cho rằng Nga đang ngày càng coi trọng khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong xuất khẩu vũ khí. Theo báo cáo được công bố vào tháng 2/2013 của UPI (Liên hiệp báo chí quốc tế), 43% số lượng vũ khí xuất khẩu của Moscow trong năm 2012 thuộc về thị trường này. Trong đó, Malaysia, Indonesia, Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam chính là những khách hàng lớn của khí tài Nga. Tháng 4/2012, Phó Tổng giám đốc Cơ quan xuất khẩu vũ khí Nga (Rosoboronexport) Viktor Komardin đã tiết lộ Malaysia có ý định mua xe tăng T-90S của nước này song không cung cấp thông tin về bản hợp đồng cụ thể. Gần đây nhất, từ ngày 26- 30/3, tại đảo Langkawi, Malaysia sẽ diễn ra Hội chợ Triểm lãm Hàng không và Hàng hải quốc tế LIMA-2013. Tại đây, hơn 20 công ty hàng đầu của khối công nghiệp quân sự Nga sẽ giới thiệu nhiều loại chiến đấu cơ, tàu thuyền và các phương tiện phòng không khác tới các khách hàng tiềm năng. Quan hệ hợp tác trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự giữa Nga và Malaysia cũng có nhiều tiến triển trong thời gian gần đây khi hai bên đã từng có những hợp đồng lớn như 18 máy bay MiG-29, 18 chiến đấu cơ Su-30 hay bản hợp đồng mua lại tên lửa không đối không PBB-AE (P-77) trị giá 35 triệu USD hồi tháng 4/2012 được ký kết tại Kuala Lumpur. Còn tại thị trường Indonesia, bên lề cuộc đối thoại quốc phòng quốc tế Jakarta lần thứ 3 diễn ra tại Jakarta hồi tháng 3/2012, các quan chức thuộc Bộ Quốc phòng Indonesia cho biết sẽ nhập số lượng lớn khí tài bao gồm 17 tàu tuần tra, ba tàu chiến hạng nhẹ, 16 máy bay chiến đấu Sukhoi và một số tên lửa, xe tăng với số lượng chưa xác định từ Moscow. Đây là một trong những nội dung trong chương trình hiện đại hóa quân đội của chính quyền Jakarta kéo dài 5 năm trị giá 15 tỷ USD[54].

2.1.5.3. Chiến lược của Nga tại Biển Đông

Có thể nói Nga có 2 lợi ích xuyên suốt ở khu vực Đông Nam Á đó là các dự án khai thác năng lượng và buôn bán vũ khí, bởi vậy chính sách của Nga đối với vùng Biển Đông mang tính chất “nước đôi”. Nga vốn rất kín tiếng trong vấn đề Biển Đông thì nay đã bày tỏ lập trường không can thiệp và phản đối sự can thiệp của Mỹ và gián tiếp ủng hộ quan điểm tiếp cận từng cặp song phương của Trung Quốc (mô hình trục – nan hoa). Quan điểm chính thống của Nga được thể hiện trong tuyên bố của bộ trưởng Ngoại giao I. Lavrov “Nga không đặt nhiệm vụ bảo vệ các đường biên giới phía Nam bằng cách làm suy yếu an ninh các nước khác. Nga không có ý định xây dựng căn cứ quân sự tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, cũng như không có ý định cạnh tranh ảnh hưởng với bất kỳ ai. Nỗ lực của Nga trong việc hợp tác với

ASEAN không nhằm chống lại các nước thứ ba”[3, tr.17].

Phân tích chính sách đối ngoại của Nga dưới thời Putin thì việc đảm bảo mối quan hệ êm thấm của Nga với Trung Quốc ở vùng Viễn Đông là ưu tiên số một đối với phát triển kinh tế của Nga vì đối tác thương mại quan trọng nhất của Nga chính là láng giềng Trung Quốc và Châu Âu.

Xét về địa chính trị nước Nga có thể thấy, để tiếp cận Ấn Độ, Nga không cần thông qua Biển Đông ở khu vực các nước Đông Nam Á, mà chủ yếu qua ngả ở Châu Âu và một phần ở các nước Trung Á vốn thuộc không gian của Liên Xô cũ. Nghĩa là sự thông thương của Nga không lệ thuộc vào khu vực Biển Đông như các nước Nhật Bản, Hàn Quốc hay Trung Quốc, mặt khác Nga cũng biết tự lượng sức mình do thời kì siêu cường của Nga chưa tới và cũng không biết bao giờ tới, cho nên Nga tạm thời “nhường” vùng ảnh hưởng này cho Mỹ và các quốc gia khác, tập trung vào sự phát triển kinh tế của mình. Mục tiêu thực dụng của Nga chính là lợi dụng tranh chấp tại khu vực Biển Đông và cuộc chạy đua vũ trang tại khu vực này để kiếm lời từ những bản hợp đồng mua vũ khí kếch xù, từ đó có thể hiểu một cách dễ dàng tại sao Nga có lập trường khác hẳn so với các nước Mỹ và Nhật.

Tuyên bố của Nga phản đối các nước ngoài khu vực Đông Nam Á can dự vào tranh chấp Biển Đông và gián tiếp ủng hộ chính sách song phương của Trung Quốc…. tháng 5/2012 tại Philippines, tạo cơ hội cho Trung Quốc đơn phương lấn tới thực hiện chính sách “chia để trị” “bẻ gãy từng chiếc đũa”, phá hủy xu thế tập hợp sức mạnh của các nước ASEAN.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tranh chấp trên biển Đông dưới góc nhìn địa chính trị (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)