Lợi ích địa chính trị của Ấn Độ tại Biển Đông

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tranh chấp trên biển Đông dưới góc nhìn địa chính trị (Trang 67 - 69)

Chƣơng 2 TRANH CHẤP ĐỊA CHÍNH TRỊ TRÊN BIỂN ĐÔNG

2.1. Vai trò của Biển Đông trongchiến lƣợc phát triển của các

2.1.6. Lợi ích địa chính trị của Ấn Độ tại Biển Đông

Như các quốc gia khác tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Ấn Độ có lợi ích chiến lược quan trọng trên Biển Đông xét cả về khía cạnh địa chính trị và địa kinh tế trên cả hai mặt thương mại và quốc phòng – an ninh.

2.1.6.1. Biển Đông với an ninh – quốc phòng của Ấn Độ

Xét trên khía cạnh an ninh – quốc phòng chúng ta cần đặt vấn đề Biển Đông đối với Ấn Độ trong tổng thể quan hệ địa chính trị giữa Ấn Độ với Trung Quốc, lịch sử từ hàng trăm năm nay đã chứng kiến các cuộc xung đột lãnh thổ giữa hai quốc gia này mà thường thì phần chịu thua thiệt là Ấn Độ, tình hình tranh chấp trên lục địa vẫn còn tỏ ra nóng bỏng trong khi Ấn Độ chưa tìm được ra giải pháp hữu hiệu nào đối với Trung Quốc. Tình hình càng trở nên kịch tính hơn khi Trung Quốc yêu sách hầu như toàn bộ vùng Biển Đông, gia tăng ảnh hưởng ở vùng Ấn Độ Dương và hình thành “chuỗi ngọc

trai” tiến tới bao vây Ấn Độ Dương và Ấn Độ.

Chính vì vậy Ấn Độ đang tìm cách phá vây bằng việc tăng cường quan hệ và tìm đối tác chiến lược cũng như đồng minh của mình ở các nước Đông Nam Á nhằm đối trọng với Trung Quốc. Không có những tuyên bố thu hút dư luận như từ phía Mỹ, nhưng Ấn Độ đã có chiến lược hướng Đông của mình từ rất lâu, chính sách này cho phép Ấn Độ thu hút và dần thiết lập ảnh hưởng của mình với các quốc gia trong khu vực, trực tiếp cạnh tranh vùng ảnh hưởng đối với Trung Quốc và một số quốc gia khác.

Đáng chú ý trong thời gian gần đây, Ấn Độ đã đạt được những bước đột phá ấn tượng trong tăng cường quan hệ quốc phòng với các nước ở khu vực Đông Nam Á[55]. Danh sách đồng minh chiến lược của Ấn Độ trong khu vực

gia tăng một cách nhanh chóng, Trong khi đó, tháng 1 năm 2012, Ấn Độ và Philipin tổ chức Hội nghị hợp tác quốc phòng tại Manila, đẩy mạnh quan hệ trên lĩnh vực quân sự. Ngoài ra, các quốc gia trong khu vực không ai xa lạ với các đợt tập trận chung thường niên giữa Ấn Độ và Đảo quốc sư tử Singapo.

Một sự kiện đáng lưu ý đó là Ấn Độ và Singapo đã ký bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác quốc phòng ngày 13/2/2012. Theo Bộ Quốc phòng Singapo, việc ký MOU sẽ thúc đẩy hợp tác song phương trong các lĩnh vực như chính sách quốc phòng, giáo dục và đào tạo quân sự, nghiên cứu và phát triển, hậu cần.

Bên cạnh đó công nghiệp Quốc Phòng của Ấn Độ còn khá khiêm tốn so với Trung Quốc và Mỹ, song nền công nghiệp quốc phòng Ấn Độ, thông qua các quan hệ tăng cường mới thiết lập được, kỳ vọng giành được nhiều hợp đồng mua bán trang thiết bị quốc phòng cho các quốc gia trong khu vực. Kỳ vọng này của Delhi hoàn toàn khả dĩ khi các quốc gia Đông Nam Á có xu hướng tăng ngân sách quốc phòng và hiện đại hóa quân đội. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng hiện nay chính là thời cơ tốt nhất cho Ấn Độ để giành lấy các hợp đồng mua bán trang thiết bị quân sự với các quốc gia Đông Nam Á, tiêu biểu là Indonesia, Philippines và Việt Nam. Đối với khả năng này, Ấn Độ có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh trước các nhà cung cấp khác bằng cách ra giá mềm hơn để có được sự chọn lựa của các quốc gia trong khu vực.

Thêm vào đó, Ấn Độ cũng đang cố gắng trở thành cường quốc biển, và trên thực tế đã có thực lực khá mạnh về hải quân. Điều này cho phép Ấn Độ có khả năng trở thành đối tác tin cậy trong việc xây dựng các cơ chế hợp tác an ninh trên biển với nhiều nước khác. Chính vì vậy, Ấn Độ, ngoài việc tăng cường hợp tác an ninh hàng hải với Australia, Mỹ, Nhật Bản, đã và đang mở rộng quan hệ toàn diện với ASEAN và các nước thành viên, trong đó có Việt Nam. Trong quan hệ với Việt Nam, Ấn Độ đã đạt được nhiều cam kết quan trọng với tư cách là đối tác chiến lược của nhau. Với hải quân Ấn Độ, việc được Việt Nam cho phép sử dụng cảng Nha Trang ở Biển Đông có ý nghĩa vô

cùng to lớn cả về chính trị lẫn quốc phòng. Cảng Nha Trang nằm cùng kinh độ với căn cứ Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc trên đảo Hải Nam. Đây như một thông điệp gửi tới Trung Quốc rằng có nhiều cường quốc đang hiện diện tại Biển Đông có lợi ích chiến lược tại vùng biển này, và vùng biển này tuyệt nhiên không phải là “ao nhà” của Trung Quốc.

2.1.6.2. Lợi ích hàng hải của Ấn Độ tại Biển Đông

Có một số nguyên nhân địa chiến lược và địa kinh tế đã định hình lợi ích của Ấn Độ ở Biển Đông. Xét về không gian Biển Đông là một không gian biển mở, nơi có gần 50% hoạt động thương mại của Ấn Độ đi qua, đến các khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Bắc Mỹ và Nam Mỹ.

Trong chính sách Hướng Đông của Ấn Độ, mối quan hệ giữa Ấn Độ và các quốc gia ASEAN đóng vai trò như chất xúc tác và là động lực quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, Ấn Độ đã ký FTA với các nước ASEAN có hiệu lực từ tháng 7 năm 2010. FTA này bao trùm lên thị trường khoảng 1,8 tỷ người và các kế hoạch cắt giảm thuế quan đối với 400.000 sản phẩm năm 2016[67].

Căn cứ vào những lợi ích kinh tế về chính trị kể trên, Ấn Độ là một bên quan trọng có lợi ích to lớn, bất cứ một diễn biến xấu nào trên Biển Đông cũng có thể gây ảnh hưởng đến lợi ích của Ấn Độ tại khu vực này, bởi vậy Ấn Độ cũng đang tích cực hiện diện tại khu vực này thứ nhất để đảm bảo an ninh cho huyết mạch kinh tế của Ấn Độ, thứ 2 kiềm chế sự ảnh hưởng của Trung Quốc tại vùng Biển Đông và Ấn Độ Dương đảm bảo cho sự phát triển an toàn của Ấn Độ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tranh chấp trên biển Đông dưới góc nhìn địa chính trị (Trang 67 - 69)