Chuyển động của hệ hình từ đa phương – đa cực đến đa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tranh chấp trên biển Đông dưới góc nhìn địa chính trị (Trang 82 - 86)

Chƣơng 2 TRANH CHẤP ĐỊA CHÍNH TRỊ TRÊN BIỂN ĐÔNG

3.3. Xu thế chuyển dịch địa chính trị trên Biển Đông

3.3.1. Chuyển động của hệ hình từ đa phương – đa cực đến đa

Tình hình phức tạp về tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông thể hiện trên nhiều cấp độ. Trên hệ hình phương hóa và cực hóa người ta thấy xung quanh vấn đề Biển Đông có sự đồng tồn tại của nhiều trạng thái: Tính chất song phương xen lẫn tính đa phương và các hành vi đơn phương, bên ngoài là song phương nhưng thực chất lại là đơn phương, hoặc bên ngoài là đa phương nhưng thực chất lại là lưỡng cực, tùy thuộc vào quan điểm lợi ích và lập trường của các chủ thể cũng như bối cảnh quan hệ quốc tế ở châu Á – Thái Bình Dương[10, tr.84].

Sau khi Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974, đặc biệt là hành động đánh chiếm 7 đảo và bãi đá trên quần đảo Trường Sa năm 1988, trong khi Việt Nam đang ngày càng thành công trong việc khai thác dầu khí ở thềm lục địa thuộc chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông ngày càng khiến cho các bên liên quan can dự mạnh vào tình hình tranh chấp khu vực – nơi được coi là giàu có về tài nguyên đặc biệt là dầu khí và các luồng cá. Điều này càng khiến cho tính chất đa phương và đa cực xét cả về bản chất lẫn hình thức hiện diện rõ hơn, trong 6 khả năng chuyển biến hệ hình quốc tế hóa gồm: Đơn phương – song phương – đa phương; đơn phương – đa phương – song phương; song phương – đơn phương – đa phương; song phương – đa phương – đơn phương; đa phương –

song phương – đơn phương[10, tr.85].

Các quan điểm đa phương tức theo hệ hình đa phương – đa phương, được các bên chấp nhận với mục đích có sự thống nhất đa phương – đa cực (ngoại trừ Trung Quốc), tại sao Trung Quốc không chấp nhận đa phương – đa cực có thể xem xét ở những khía cạnh sau đây:

là chủ nghĩa hiện thực có thấy thấy như sau: quyền lực là phương tiện bảo vệ chủ quyền gia, quyền lực quốc gia đem lại khả năng ngăn chặn sự can thiệp hay ép buộc từ bên ngoài. Quyền lực quốc gia càng lớn thì sự can thiệp từ bên ngoài sẽ càng hạn chế[14, tr.184]. Trong tình huống này Trung Quốc là nước đang nắm giữ quyền lực lớn cả về kinh tế lẫn quân sự tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Chiến lược của Trung Quốc độc chiếm Biển Đông bằng bản đồ đường lưỡi bò phi lý của mình và vấp phải sự phản đối kịch liệt của cộng đồng quốc tế cũng như các quốc gia có yêu sách chủ quyền tại vùng biển này như Việt Nam, Philippines… Bởi vậy Trung Quốc không muốn đa phương, đa cực mà muốn đàm phán song phương với từng quốc gia có chủ quyền tại vùng biển này và phản đối sự can thiệp từ bên ngoài vào diễn biến tranh chấp chủ quyền này. Chiến lược của Trung Quốc hoàn toàn có căn cứ khi tương quan lực lượng cả về kinh tế và quân sự giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á là rất chênh lệch có lợi cho quốc gia của họ. Trung Quốc chủ động đàm phán song phương nhằm bẻ gãy từng “chiếc đũa” tránh đối đầu với sức mạnh của cả “bó đũa” hay còn gọi là chính sách “trục – nan hoa”, “chia để trị” của Trung Quốc. Đặc biệt hơn nữa với sức mạnh kinh tế của mình Trung Quốc hoàn toàn có thể chi phối các quốc gia không có chủ quyền tại vùng Biển Đông bằng miếng mồi kinh tế, như vậy trong nội khối các nước ASEAN sẽ không có được sự thống nhất và không thể trở thành một đối trọng về quyền lực với Trung Quốc trong cuộc chơi này.

Đối với các nước ASEAN khi tương quan lực lượng quân sự và kinh tế còn nhỏ yếu, các nước ASEAN cần chủ động liên minh, liên kết và thống nhất cao, để tạo ra được 1 cực đối trọng lại với Trung Quốc, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên liên quan trên Biển Đông (DOC) năm 2002 và tiến tới là COC (Codes of ConductBộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông), chính là những nỗ lực của các quốc gia ASEAN trong việc kiềm chế và đối trọng với Trung Quốc. Nhưng sau hơn 10 năm thực hiện DOC thì cả Trung Quốc và các nước ASEAN đều đã thất bại trong việc thi hành có hiệu lực các điều khoản của nó.

Cho nên các quốc gia ASEAN lại càng cần hướng tới đa phương trong cuộc chiến ngoại giao với Trung Quốc.

Các cường quốc khác như Mỹ, Nhật, Ấn Độ, là các quốc gia không có yêu sách chủ quyển tại vùng Biển Đông nhưng lại có những lợi ích cốt lõi tại vùng biển này, đặc biệt là Mỹ và Nhật, bởi vậy các nước này chủ trương đa phương nhằm bảo vệ lợi ích của mình và thực hiện kiềm chế sức mạnh của Trung Quốc, và có cớ để chính thức can thiệp vào vào tranh chấp tại vùng biển này. Sự tương đồng về lợi ích chiến lược đã đẩy các nước lớn đến gần hơn với các nước ASEAN trên một mặt trận chung, đó là chống lại sự bành trướng bá quyền của Trung Quốc, tuy rằng mỗi chủ thể mang lợi ích chiến lược khác nhau.

Xét tổng thể các yếu tố trên thì con đường song phương là con đường tốt nhất cho Trung Quốc trong đàm phán về tranh chấp trên Biển Đông, và Trung Quốc luôn tuyên bố việc giải quyết tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông chỉ có thể theo con đường song phương, bất chấp bản chất đa phương của vấn đề, hơn nữa Trung Quốc chỉ ủng hộ đàm phán song phương khi Trung Quốc là 1 bên tham gia trong đó, thể hiện rõ âm mưu và những toan tính của mình trên Biển Đông.

Tuy lập trường của Trung Quốc không hề thay đổi là giải quyết tranh chấp bằng con đường song phương, nhưng nước này vẫn thực hiện ngoại giao đa phương với các nước Đông Nam Á vừa để đánh bóng tên tuổi của mình trong khu vực, vừa là để cải thiện mối quan hệ với các nước Đông Nam Á với khẩu hiệu “trỗi dậy hòa bình” nhằm đánh lạc hướng dư luận quốc tế, đây là một chiêu bài rất khôn khéo của Trung Quốc.

Như vậy, con đường dịch chuyển của hệ hình phương hóa có thể có những khả năng sau: Đa phương – đơn phương – song phương, hoặc đa phương – song phương – đơn phương, cũng không ngoại trừ khả năng hệ hình này biến chuyển qua nhiều khúc quanh theo cách đa phương – song phương – đa phương theo hầu hết quan điểm của các bên liên quan (ngoại trừ Trung

Quốc), hoặc đa phương – song phương + song phương (theo đề nghị của riêng Trung Quốc)[10, tr.85].

Thực chất mưu đồ của Trung Quốc trong đề nghị của mình nhằm tạo ra thế trận như hệ hình đa phương – song phương – đơn phương, nhằm thiết lập một trạng thái đơn cực có lợi cho Trung Quốc khi mà các bên liên quan không thể tạo thành một “cực” để đối trọng lại, tình huống song phương – đơn cực này hoàn toàn có lợi cho nước lớn Trung Quốc. Nếu như Trung Quốc không âm mưu độc chiếm Biển Đông và thể hiện đúng vai trò của một nước lớn trong việc giữ gìn hòa bình trên Biển Đông như trong các tuyên bố chính thức mà phía Trung Quốc đưa ra, thì việc đơn cực hóa chắc cũng không vấp phải quá nhiều sự phản đối gay gắt từ các bên liên quan.

Đồng tình với quan điểm vấn đề phát triển về kinh tế và quân sự của Trung Quốc không phải là quan ngại sâu sắc đối với phương tây và khu vực châu Á – Thái Bình Dương nhưng phương thức phát triển của Trung Quốc, lấy mục đích biện minh cho hành động là rất đáng quan ngại, đặc biệt nó lại được ẩn nấp dưới chiêu bài “trỗi dẫy hòa bình” như đã nói ở trên.

Đối với các nước ASEAN bao quanh Biển Đông, Trung Quốc áp dụng cả quyền lực cứng và quyền lực mềm bằng các phương tiện kinh tế, ngoại giao, chính trị…. Còn đối với các nước ngoài khu vực, sách lược chủ yếu của Trung Quốc là mồi nhử kinh tế, buộc các công ty nước ngoài có các hợp đồng làm ăn với các nước có chủ quyền trên Biển Đông phải lựa chọn. Hoặc là duy trì mối lợi lớn trên thị trường Trung Quốc, hoặc là chấp nhận rủi ro khi hợp tác với các nước này. Chiến lược của Trung Quốc là rất rõ ràng khi họ liên tục gây căng thẳng trên Biển Đông với chính sách “thử và đẩy”, dùng một hành động gây hấn làm phép thử với cộng đồng quốc tế và các nước ASEAN, họ dùng các công ty triển khai các dự án dầu khí, đánh bắt hải sản di động vào các vùng biển tranh chấp, thậm chí vào các vùng đặc quyền kinh tế không có tranh chấp của các nước khác trên Biển Đông, nhằm tạo một trạng thái “xôi đỗ” chia cắt chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của các nước khác và khẳng

định chủ quyền sai trái của mình. Sự việc Trung Quốc mời thầu 5 lô dầu khí thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ngày 23 – 6 – 2012, mà địa điểm gần nhất chỉ cách bờ biển Việt Nam 30 hải lý, là hành động vi phạm trắng trợn chủ quyền của Việt Nam, và Trung Quốc đã vấp phải những chỉ trích không nhỏ từ cộng đồng quốc tế và Việt Nam.

Ngoài ra Trung Quốc còn tích cực tạo “bẫy hòa bình” khi liên tục cho các tàu hải giám (thực chất chuyển hóa từ tàu chiến) quấy nhiễu hàng hải và ngư dân trong khu vực mà Trung Quốc cho là thuộc chủ quyền của họ, nhưng thực chất hoàn toàn không phải vậy. Nếu như các quốc gia có liên quan không tỉnh táo, huy động lực lượng hải quân vào cuộc sẽ rơi vào bẫy này và Trung Quốc sẽ có cớ để đánh lừa dư luận, đẩy mạnh từ va chạm thành xung đột vũ trang nhằm thực hiện âm mưu của nh tại Biển Đông.

Tuy nhiên các phép thử của Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối gay gắt từ cộng đồng quốc tế, nhất là các quốc gia có chủ quyền như Việt Nam và Philippines, đặc biệt với thái độ cứng rắn của mình mới đây Philippines đã chính thức khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế để giải quyết tranh chấp. Vấp phải những phản hồi quyết liệt Trung Quốc đã bước đầu chuyển sang phương án đa phương – đơn cực. “Đây không phải là một bước lùi hay nhân nhượng mà là một phương án khác của Trung Quôc nhằm loại Mỹ và các cường quốc khác ra khỏi khu vực ảnh hưởng”[10, tr.86].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tranh chấp trên biển Đông dưới góc nhìn địa chính trị (Trang 82 - 86)