Lợi ích địa chính trị và chiến lược của Mỹ và Nhật trên Biển Đông

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tranh chấp trên biển Đông dưới góc nhìn địa chính trị (Trang 56 - 62)

Chƣơng 2 TRANH CHẤP ĐỊA CHÍNH TRỊ TRÊN BIỂN ĐÔNG

2.1. Vai trò của Biển Đông trongchiến lƣợc phát triển của các

2.1.4. Lợi ích địa chính trị và chiến lược của Mỹ và Nhật trên Biển Đông

2.1.4.1. Lợi ích và chiến lược của Mỹ tại Biển Đông

Khác với Trung Quốc và ASEAN Mỹ không có yêu sách chủ quyền tại vùng biển này, nhưng Mỹ có lợi ích địa chính trị không thể chối bỏ trên vùng biển Biển Đông này, đặc biệt Sau một thời gian dài hiện diện ở Trung Đông và Afghanistan trong cuộc chiến chống khủng bố, Mỹ đã “chuyển trọng tâm” sang Châu Á để đối phó với một Trung Quốc đang trỗi dậy. Biển Đông trở

thành trọng tâm trong chiến lược “tái cân bằng Châu Á” của chính quyền Obama. Hơn nữa việc Trung Quốc ý đồ độc chiếm vùng Biển Đông thực hiện kế hoạch cường quốc biển, so kè với Mỹ tại các vùng ảnh hưởng truyền thống khiến Mỹ hơn lúc nào hết cần xác định rõ chiến lược của mình tại vùng biển này, nhằm bảo vệ vùng ảnh hưởng của mình tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương và bảo vệ các đồng minh chiến lược của mình, như năm 2011 Ngoại trưởng Mỹ Hiraly Clinton đã tuyên bố “Mỹ có lợi ích cốt lõi ở Biển Đông”, chính thức đánh dấu sự hiện diện của Mỹ trong cục diện tranh chấp tại khu vực này. Để hiểu được rõ lợi ích địa chính trị của Mỹ tại khu vực Biển Đông cần đặt Biển Đông trong tổng thể điều chỉnh chiến lược của Mỹ để xem xét, Mỹ không có tham vọng về lãnh thổ và tài nguyên ở Biển Đông mà chỉ giới hạn ở quyền tự do và duy trì an ninh hàng hải cho cả tàu buôn và tàu chiến Mỹ và cộng đồng quốc tế, nói cho cùng là duy trì trật tự quyền lực biển do Mỹ đứng đầu ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Lợi ích hàng hải

Biển Đông được coi là “con đường tơ lụa” trên biển với khoảng 50% lượng hàng hóa chuyên chở bằng đường biển đi qua. Hàng năm, kim ngạch thương mại của Mỹ đi qua “con đường tơ lụa” này lên tới 1.200 tỉ USD.[50]

Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, hạm đội 7, hiện đang đóng tại Nhật Bản, Ha-oai và Singapo do tướng Robert Willard chỉ huy hoạt động trên một vùng biển rộng từ Thái Bình Dương của Mỹ tới Ấn Độ Dương. Hạm đội bao gồm 180 tàu thuyền, 1.500 máy bay, và 125.000 thủy thủ, khoảng 50 đến 60 tàu của hạm đội qua lại tại vùng biển này hàng ngày.[51]

Tự do hàng hải được coi là lợi ích cốt lõi cả về mặt kinh tế lẫn quân sự của Mỹ tại khu vực Biển Đông, Nền kinh tế Mỹ phụ thuộc sâu sắc vào tuyến đường hảng hải này. Nếu như an ninh tại khu vực Biển Đông bị đe dọa sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Mỹ vốn đang bị tàn phá nghiêm trọng từ cuộc khủng hoàng kinh tế - tài chính năm 2008. Bởi vậy Mỹ rất quan tâm đến việc giải quyết tranh chấp trên vùng biển này, bao gồm cả 2 quần đảo Hoàng

Sa và Trường Sa. Quan ngại sâu sắc về căng thẳng tại Biển Đông, Joseph Nye khi còn là trợ lý bộ trưởng quốc phòng Mỹ về an ninh quốc tế cho biết “Nếu xảy ra hành động quân sự tại quần đảo Trường Sa và cản trở tự do trên biển,

thì Mỹ sẽ chuẩn bị ứng phó và đảm bảo tự do hàng hải được tiếp tục”[51].

Về mặt an ninh quốc phòng

Với tuyên bố giữ gìn an ninh hàng hải và hòa bình ở Biển Đông Mỹ có cớ để duy trì các căn cứ quân sự tại Nhật Bản và Phi-lip-pin nhằm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ đồng minh Nhật Bản và Phi-lip-pin, từ đó củng cố lợi ích và khẳng định vị thế của Mỹ ở Biển Đông. Sau khi Mỹ và Phi-lip-pin ký “Hiệp

định trao đổi quân sự giữa hai nước” năm 1995, hạm đội 7 của Mỹ đã được

phép neo đậu lại tại các cảng của Phi-lip-pin ở Biển Đông. Điều này rất có lợi cho Mỹ trong việc “quản lý” sự trỗi dậy của Trung Quốc tại khu vực này.

Biển Đông không những tự thân là vùng biển mà các nước lớn có những lợi ích chiên lược đan xen nhau, mà xét về mặt chiến lược hải quân thì đây là con đường ngắn nhất nối Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương cho phép hải quân của Mỹ di chuyển nhanh chóng giữa hai đại dương này. Nó cũng là điểm nối kết quan trọng trong tam giác Guam – Biển Đông- Australia, cũng như chuỗi đảo thứ nhất ở tây Thái Bình Dương bao vây Trung Quốc (và Nga) kéo dài từ khu vực Đông Bắc Á đến Australia[9, tr.11].

Trong chiến lược an ninh quân sự, Biển Đông là một mắt xích trọng yếu trong hệ thống quân sự ven biển của Mỹ ở châu Á, chạy dài từ Vịnh Pec- xích, qua Biển Đông đến bán đảo Triều Tiên, là nơi hỗ trợ đắc lực cho việc duy trì “vành đai sắt” khống chế Trung Quốc ở phía Đông, nhất là trong việc duy trì hiện trạng của Đài Loan cũng như duy trì quan hệ đồng minh chiến lược của Mỹ ở Đông Á/Đông Nam Á và Nam Thái Bình Dương. Hơn nữa, Mỹ cũng muốn có mặt và can dự nhiều hơn ở Biển Đông để theo dõi sự triển khai của Hải quân Trung Quốc tại vùng biển này. Ngoài ra, các nước xung quanh Biển Đông cũng là đối tác thương mại và nhận đầu tư lớn của Mỹ.

Ngay từ năm 2007 Mỹ đã đưa ra Chiến lược hợp tác sức mạnh biển thế kỉ XXI (gọi tắt là CS – 21) giao sứ mệnh đảm bảo an ninh hàng hải toàn cầu với tư cách là nhiệm vụ cốt lõi cho lực lượng Hải quân, Lính thủy đánh bộ và Lực lượng bảo vệ bờ biển của Mỹ. Trong chiến lược này thì vùng Tây Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và vùng vịnh ở Trung Đông là các sân khấu chính phô diễn sức mạnh của Mỹ. Không những thế Mỹ còn cam kết “cùng với các nước có chung chí hướng bảo vệ và duy trì hệ thống kết nối toàn cầu

mà nhờ đó chúng ta thịnh vượng”[9, tr.12]. Sự gặp gỡ về lợi ích chiến lược đã

đẩy Mỹ và các nước có cùng lợi ích trên Biển Đông tiến lại sát nhau hơn, một việc mà trong bối cảnh bình thường khó có thể thực hiện được.

Không những thế tại khu vực Biển Đông có nhiều cảng nước sâu có thể đảm bảo cho các tàu khổng lồ của Mỹ có thể đồn trú thực hiện bảo dưỡng, cũng như công thủ rất toàn diện, Vịnh Cam Ranh và Đà Nẵng Việt Nam là một trong những cảng quân sự như vậy. Từ năm 2010 đến nay đã có 7 lượt tàu hậu cần của Hải quân Mỹ vào vịnh Cam Ranh sửa chữa, bảo dưỡng[66]. Gần đây nhất là Ngày 1/5/2013 tàu USNS Amelia Earhart (T-AKE 6) của Hải quân Mỹ đã cặp cảng Cam Ranh để sửa chữa trong vòng 15 ngày. Với vị trí chiến lược của mình, giới quân sự thế giới đánh giá, châu Á khó kiếm được quân cảng nào như quân cảng Cam Ranh.

Với tình cảnh kinh tế đất nước khó khăn, Mỹ đang phải đối phó với việc cắt giảm ngân sách cho chi tiêu quốc phòng, Mỹ không thể tính đến chuyện xây dựng các căn cứ hải quân mới của mình, bởi vậy việc kêu gọi sự hợp tác và hỗ trợ từ các nước bản địa là hết sức cần thiết. Đó là lý do biến Biển Đông thành tiêu điểm hợp tác an ninh quốc tế của Mỹ, trước hết là với các đồng mình trên Biển Đông.

Mỹ đã nhanh chóng tận dụng cơ hội gia tăng tranh chấp Biển Đông để củng cố ảnh hưởng của họ tại khu vực này trước sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc. Nếu trước 2009, Mỹ vẫn còn duy trì thái độ tương đối trung lập, hầu như không có quan điểm đúng sai pháp lý về các tuyên bố đòi chủ quyền

và không ủng hộ yêu sách của bên nào, chủ yếu nhấn mạnh đến tự do hàng hải, thì sau đó, nhất là từ năm 2010 trở nên “can dự tích cực”, công khai chỉ trích những hành động cứng rắn của Trung Quốc ở Biển Đông, và coi vùng biển này nằm trong “lợi ích quốc gia” của họ. Hơn nữa, Mỹ đã cùng nhiều nước trong khu vực cương quyết quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, đưa chúng vào chương trình nghị sự của các hội nghị bàn về an ninh và hợp tác khu vực, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc. Thực ra đây chỉ là sự tái cam kết một cách rõ ràng và mạnh mẽ hơn về lợi ích chiến lược mà Mỹ đã từng theo đuổi tại Biển Đông, ít nhất là từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai.

Có thể nói, việc Mỹ “can dự tích cực” vào Biển Đông nằm trong chiến lược “trở lại châu Á” của họ. Các bài phát biểu của Ngoại trưởng Hillary Clinton, của Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta và đặc biệt là của Tổng thống Barack Obama trong chuyến công du lịch sử đến châu Á và Australia hồi tháng 11/2011 đã liên tục khẳng định rằng, nhiệm vụ quan trọng nhất trong thập niên tới của Mỹ là tăng cường đầu tư bền vững về ngoại giao, kinh tế, chiến lược và những vấn đề khác tại châu Á-Thái Bình Dương. Đây là một quyết sách được Mỹ xem xét một cách kỹ càng và có tính chiến lược.

2.1.4.2. Lợi ích của Nhật Bản tại Biển Đông

Có chung lợi ích chiến lược với Mỹ là Nhật Bản, nhưng so với Mỹ Biển Đông đối với Nhật Bản còn quan trọng hơn nữa, mặc dù là nước không có hải phận tại khu vực Biển Đông nhưng số lượng hàng hóa của Nhật Bản đi qua khu vực này là rất lớn, với một nền kinh tế dựa trên xuất nhập khẩu, Nhật bản phải dựa vào tuyến hàng hải kết nối giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương này. Tính đến đầu thế kỉ XXI, chỉ tính riêng Nhật Bản đã có khoảng 1,1 tỷ tấn hàng hóa đi lại hàng năm qua Biển Đông. Trong đó 900 triệu tấn nhập vào Nhật Bản và khoảng 200 triệu tấn xuất khỏi Nhật Bản, riêng dầu thô, Nhật Bản phải nhập 238,37 triệu tấn mỗi năm tức là 650 nghìn tấn mỗi ngày, đương đương với 3,3 con tàu 200 ngàn tấn, trong đó 90% phải vận chuyển qua eo biển Malacca và eo Bashi[9, tr.12].

Như vậy Biển Đông có ý nghĩa vô cùng lớn với Nhật Bản cả về hàng hải lẫn quân sự, Nếu Trung Quốc đe dọa giao thông biển là đã giáng một đòn chí tử đối với Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc (các đồng minh của Mỹ), mà không cần có bất kì một hành động quân sự nào, thêm vào đó dọc theo quần đảo Senkaku trên biển Hoa Đông là vùng thềm lục địa có trữ lượng dầu khí rất lớn. Nếu Trung Quốc chiếm đóng được toàn bộ tuyến hành lang nối Biển Đông với biển Hoa Đông thì họ có thể tạo ra ảnh hưởng lớn đối với các nước xung quanh, và tiến xa hơn vào các biển khác trên Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Thêm vào đó, sự gia tăng nhanh sức mạnh kinh tế và quân sự cùng với những hành động cứng rắn của Trung Quốc trên Biển Đông và biển Hoa Đông cũng làm tăng thêm sức ép địa chính trị, kinh tế đối với Nhật Bản, nước đã bị Trung Quốc đẩy xuống hàng thứ ba trong trật tự kinh tế thế giới. Trong bối cảnh nhiều nước ASEAN, nhất là Việt Nam và Philippines đang nỗ lực tìm kiếm các đối tác khác để củng cố yêu sách đòi chủ quyền của mình và nhất là khi Mỹ công khai “trở lại châu Á”, Nhật Bản muốn sử dụng cơ hội này để duy trì ảnh hưởng vốn có của họ tại khu vực cũng như tạo thế tốt hơn trong tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Trung Quốc.

Chính vì những lý do trên làm cho Nhật Bản trong những năm gần đây can dự nhiều hơn vào vấn đề Biển Đông, cho dù không phải là nước có yêu sách đòi chủ quyền. Điều này được thể hiện rõ nhất bằng việc Nhật Bản ký với Philippines về Hiệp định Đối tác Chiến lược vào năm 2010 và Thỏa thuận hợp tác quân sự Nhật Bản-Philippines vào năm 2011, theo đó hai bên mở rộng các cuộc tập trận hải quân chung và các cuộc đàm phán thường kỳ giữa các quan chức bảo vệ biển của hai nước. Trước đó (vào tháng 4/2010), Nhật Bản đưa ra đề xuất thành lập diễn đàn Đối thoại tay ba giữa Nhật Bản, Mỹ và Ấn Độ bàn về an ninh hàng hải và cứu trợ thiên tai khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Cơ chế này đã được hình thành bằng cuộc họp đầu tiên giữa quan chức chức ngoại giao cấp cao 3 nước tổ chức tại Washington hôm

19/12/2011. Hơn nữa, Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF) vào đầu năm 2011 đã được huy động tới Biển Đông để tham gia tập trận chung với lực lượng hải quân Mỹ và Australia ở ngoài khơi bờ biển Brunei. Đáng chú ý nữa, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) ở Bali, Indonesia tháng 11/2011, đã mạnh dạn đề xuất thành lập một diễn đàn hợp tác hàng hải tại khu vực có sự tham gia của các thành viên EAS. Cùng với đó, Nhật đã hưởng ứng một cách mạnh mẽ quan điểm giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh hải Biển Đông theo UNCLOS năm 1982. Sáng kiến này không đơn thuần là một diễn đàn thảo luận mà là một cơ chế xem xét các biện pháp cụ thể để đảm bảo vấn đề an ninh trên biển, trong đó có việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.

Tuy nhiên sáng kiến của Nhật Bản đã không thể trở thành hiện thực do bất đồng khá sâu sắc giữa các bên tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á năm 2011, đến năm 2012 sáng kiến này càng không được đề cập khi bất đồng giữa các bên còn khá sâu sắc, thậm chí có chiều hướng gia tăng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tranh chấp trên biển Đông dưới góc nhìn địa chính trị (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)