Kiểm tra các tổ chức NC&TK

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng quy trình kiểm tra để quản lý hoạt động của tổ chức nghiên cứu và triển khai (nghiên cứu trường hợp Văn phòng đăng ký hoạt động KH&CN) (Trang 32)

1.1.3 .Tổ chức nghiên cứu và triển khai

1.4. Kiểm tra các tổ chức NC&TK

1.4.1. Các cơ quan kiểm tra tổ chức NC&TK

a. Các cơ quan kiểm tra đƣợc chia thành hai cấp:

Cấp Bộ: Cơ quan kiểm tra các tổ chức NC&TK đƣợc Bộ KH&CN giao cho Văn phòng Đăng ký hoạt động KH&CN. Công việc kiểm tra đƣợc tiến hành hàng năm theo kế hoạch đƣợc Bộ KH&CN phê duyệt và theo nguyên tắc kiểm tra điểm các tổ chức NC&TK. Việc lựa chọn “ điểm” kiểm tra là lựu chọn các tổ chức NC&TK thuộc các lĩnh vực khoa học khác nhau (khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học nông nghiệp, khoa học y dƣợc, khoa học xã hội và nhân văn), các địa bàn khác nhau (Tp. Hà nội, Tp. Hồ Chí Minh hay các địa phƣơng khác), các cơ quan chủ quản khác nhau.

Cấp địa phƣơng: Cơ quan kiểm tra các tổ chức NC&TK là các Sở KH&CN các Tỉnh, Thành phố. Nói chung những vấn đề liên quan đến kiểm tra ở cấp địa phƣơng, Kế hoạch kiểm tra, phê duyệt kế hoạch, lựa chọn “điểm” kiểm tra tƣơng tự

nhƣ ở cấp Bộ, điều khác biệt là ở cấp địa phƣơng chỉ tiến hành đối với các tổ chức NC&TK do Sở KH&CN cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động KH&CN.

b. Sự phối hợp giữa cơ quan kiểm tra với cơ quan chủ quản của các tổ chức NC&TK

Cơ quan chủ quản của các tổ chức NC&TK đƣợc hiểu là cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý các tổ chức NC&TK. Để triển khai một cách hiệu quả và thiết thực đối với các tổ chức NC&TK, khi tiến hành kiểm tra, cơ quan kiểm tra (cấp Bộ và cấp Tỉnh/ Thành phố) thƣờng có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chủ quản. Hiệu ứng tích cực ích của sự phối hợp nêu trên có thể đƣợc nêu lên:

- Thống nhất quan điểm, thống nhất cách đánh giá đối với từng đối tƣợng cụ thể.

- Cơ quan kiểm tra giúp bồi dƣỡng thêm về mặt lý luận và thực tiễn cho các cán bộ đƣợc phân công cùng phối hợp kiểm tra ở các cơ quan chủ quản về phƣơng pháp luận, về cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động của các tổ chức NC&TK.v.v...

Thống nhất các nội dung ghi trong biên bản kiểm tra, coi đó là cơ sở để báo cáo lãnh đạo, đồng thời lƣu trữ báo cáo kiểm tra để phục vụ cho việc đánh giá, tổng kết, xem xét thi đua (khen thƣởng, kỷ luật), phân tích so sánh kết quả các lần kiểm tra.v.v..

Sự phối hợp này giúp ích cho cán bộ quản lý ở các cơ quan chủ quản có đƣợc kinh nghiệm để tự mình tổ chức cơng việc kiểm tra đối với các tổ chức NC&TK trực thuộc khác.

c. Sự phối hợp giữa Bộ Khoa học và Công nghệ với Sở Khoa học và Công nghệ tiến hành kiểm tra các tổ chức NC&TK:

Sự phối hợp này mang tính chất kiểm tra điểm. Đối tƣợng kiểm tra có thể là tổ chức NC&TK do Sở KH&CN cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động KH&CN, cũng có thể là các tổ chức NC&TK do Bộ KH&CN cấp Giấy chứng nhận nhƣng trụ sở chính của tổ chức NC&TK nằm trên địa bàn Tỉnh/Thành phố nơi Sở KH&CN cùng phối hợp.

Mục đích chủ yếu là kiểm tra hoạt động của đối tƣợng kiểm tra. Mục đích kèm theo là trao đổi, giao lƣu kinh nghiệm về lĩnh vực kiểm tra giữa cơ quan kiểm tra cấp Bộ với cơ quan kiểm tra cấp Tỉnh/Thành phố.

1.4.2. Đặc điểm của việc kiểm tra các tổ chức NC&TK

Nhƣ đã nêu ở các phần trên, cho đến nay trong tất cả các văn bản quy phạm pháp luật, chƣa có văn bản nào đề xuất nội dung “Xây dựng quy trình kiểm tra” đối với các tổ chức NC&TK. Nội dung cụ thể của quy trình kiểm tra các tổ chức NC&TK sẽ đƣợc trình bày cụ thể trong Chƣơng 3. Trong phần này chỉ đề cập đến những vấn đề mang tính lý luận, làm rõ các khái niệm liên quan đến các thuật ngữ xung quanh vấn đề xây dựng quy trình kiểm tra các tổ chức NC&TK.

Với ba bƣớc cơ bản trên ta thấy quy trình kiểm tra đã trở nên dễ hiểu và dễ thực hiện.

Có thể nhận thấy rằng đến đây, đối tƣợng kiểm tra đã đƣợc xác định rõ, đó là các tổ chức NC&TK. Chính vì lẽ đó, có thể dẫn ra khái niệm về quy trình kiểm tra các tổ chức NC&TK nhƣ sau:

Quy trình kiểm tra các tổ chức NC&TK là các bƣớc phải tuân theo để thu thập thơng tin định tính và định lƣợng về các tổ chức NC&TK đƣợc kiểm tra nhằm đạt tới mục tiêu quản lý nào đó.

Ở đây cần nhấn mạnh cụm từ “mục tiêu quản lý” hiểu theo nghĩa đó là mục tiêu phục vụ cho quản lý Nhà nƣớc trong lĩnh vực phát triển các tổ chức NC&TK ở phạm vi toàn quốc hoặc ở từng vùng, miền, địa phƣơng.

Các cơ quan quản lý thông qua kết quả kiểm tra, nhất là thông qua kết quả phản ánh của các tổ chức NC&TK dựa trên các tiêu chí của báo cáo kiểm tra (đƣợc nêu kỹ ở chƣơng 3) sẽ nắm đƣợc chất lƣợng và hiệu quả hoạt động của các tổ chức NC&TK, từ đó có đƣợc phƣơng thức quản lý tốt hơn. Hơn thế nữa, tập hợp các vƣớng mắc và khó khăn của các tổ chức NC&TK thông qua các đợt kiểm tra, các cán bộ quản lý có thể đề xuất các giải pháp để báo cáo cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền, từ đó có các giải pháp, chính sách tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các tổ chức NC&TK phát triển.

CHƢƠNG 2: KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA CÁC TỔ CHỨC NC&TK 2.1. Chủ thể kiểm tra và đối tƣợng kiểm tra

2.1.1. Văn phòng Đăng ký hoạt động KH&CN

Tùy từng trƣờng hợp, chủ thể tiến hành công tác kiểm tra các tổ chức NC&TK có thể là cơ quan quản lý ở trung ƣơng và cũng có thể là cơ qaun quản lý ở địa phƣơng nhƣ đã nói đến ở chƣơng 1. Do giới hạn của khách thể nghiên cứu, nên Luận văn chỉ đề cập đến chủ thể kiểm tra là cơ quan quản lý ở trung ƣơng, theo sự phân cơng của Bộ KH&CN, đó là Văn phịng Đăng ký hoạt động KH&CN.

Văn phòng Đăng ký hoạt động KH&CN là đơn vị do Bộ trƣởng Bộ KH&CN quyết định thành lập, có chức năng giúp Bộ trƣởng thống nhất quản lý việc đăng ký hoạt động của các tổ chức KH&CN; tổ chức thực hiện xét cấp đăng ký hoạt động cho các tổ chức này.

Văn phịng Đăng ký hoạt động KH&CN có nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu sau:

- Đề xuất và xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đăng ký hoạt động của các tổ chức KH&CN.

- Tổ chức tiếp nhận, thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động KH&CN cho các tổ chức KH&CN thuộc thẩm quyền.

- Hƣớng dẫn nghiệp vụ xét cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động KH&CN và tổ chức kiểm tra việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động KH&CN của các Sở KH&CN.

- Tổ chức kiểm tra hoạt động của các tổ chức KH&CN theo nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động KH&CN do Bộ cấp và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

2.1.2. Phân loại các tổ chức NC&TK: đối tượng của kiểm tra

Căn cứ vào mục tiêu, quy mô tổ chức và phạm vi hoạt động, các tổ chức NC&TK đƣợc phân thành:

- Tổ chức NC&TK cấp quốc gia, ví dụ: Viện KH&CN Việt Nam, Viện KHXH Việt Nam.

- Tổ chức NC&TK của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (gọi chung là tổ chức NC&TK cấp Bộ); Tổ chức NC&TK của Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ƣơng (gọi chung là tổ chức NC&TK cấp Tỉnh); Tổ chức NC&TK của cơ quan khác của Nhà nƣớc, tổ chức Chính trị, tổ chức Chính trị - Xã hội ở Trung ƣơng. (Viện Ứng dụng công nghệ - Bộ KH&CN; Viện Phát triển kinh tế - xã hội - UBND Thành phố Hà Nội; Trung tâm Truyền thông hỗ trợ phát triển KHCN - Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam)

- Tổ chức NC&TK cấp cơ sở, (Trung tâm công nghệ laze trực thuộc Viện ứng dụng công nghệ - Bộ KH&CN.)

Căn cứ vào chủ sở hữu hoặc chủ thể quyết định thành lập thì các tổ chức NC&TK đƣợc chia thành:

- Tổ chức NC&TK thuộc khu vực Nhà nước: được chia làm 3:

+ Các tổ chức NC&TK thuộc các Bộ, Ngành. (Viện KHCN xây dựng - Bộ Xây dựng; Viện Năng lƣợng - Bộ Công Thƣơng)

+ Các tổ chức NC&TK thuộc các trƣờng Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp. (Viện công nghệ môi trƣờng, Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội; Trung tâm công nhệ sinh học, Đại học Quốc gia Hà Nội)

+ Các tổ chức NC&TK thuộc các doanh nghiệp Nhà nƣớc. (Viện KHCN mỏ - Tập đồn Than khống sản Việt Nam; Viện khoa học cao su - Tổng công ty cao su Việt Nam.)

- Các tổ chức NC&TK thuộc các Hội XH- NN (tập thể).

(Trung tâm Đá thiên nhiên - Tổng Hội Địa chất Việt Nam; Viện Sinh thái Môi trƣờng - Liên hiệp Hội)

- Các tổ chức NC&TK do cá nhân thành lập.

- Các tổ chức NC&TK có vốn của nước ngồi.

(Viện Nghiên cứu Sinh thái Chính sách Xã hội; Viện Quản lý và phát triển Châu Á.)

2.1.3. Phân tích các tổ chức NC&TK theo các số liệu thống kê

Theo số liệu của Văn phòng Đăng ký, số lƣợng các tổ chức NC&TK đã đăng ký hoạt động KH&CN tại Bộ KH&CN và các Sở KH&CN tính đến 31/12/2008 đƣợc trình bày ở Bảng 1. Các phân tích, đánh giá tiếp theo dựa trên các kết quả thống kê nêu tại Bảng 1.

BẢNG 1. SỐ LƢỢNG CÁC TỔ CHỨC NC&TK Ở VIỆT NAM

Tính đến 31/12/2008

KHU VỰC TRỰC THUỘC

Năm 2003 Năm 2005 Năm 2008

Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Khu vực Nhà nƣớc trong đó: - thuộc các Bộ, Ngành - thuộc các Trƣờng Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp - thuộc các doanh nghiệp Nhà nƣớc. 688 466 141 61 55,71 38,87 11,76 5,08 694 484 147 63 52,58 36,67 11,4 4,77 740 592 148 63 47,96 38,37 9,59 4,08 Khu vực tập thể 487 40,62 556 42,12 687 44,52 Khu vực tƣ nhân 44 3,67 70 5,30 101 6,55 Khu vực có vốn của nƣớc ngồi 0 0 0 0 15 0,97 Tổng số 1.199 100 1.320 100 1.543 100

a. Tỷ lệ các tổ chức NC&TK thuộc 4 khu vực Nhà nước, Tập thể, tư nhân và khu vực có vốn của nước ngồi.

Để có thể biểu thị một cách tƣờng minh số liệu tuyệt đối và tỷ lệ tƣơng đối các tổ chức NC&TK thuộc 4 khu vực 4 khu vực Nhà nƣớc, Tập thể, tƣ nhân và khu vực có vốn của nƣớc ngồi, ví dụ xét ở thời điểm năm 2008, trên cơ sở các số liệu của Bảng 1 ta có thể mơ tả chúng nhƣ kết quả phản ánh ở Hình 1:

Qua Hình 1, có thể nêu lên một số nhận xét nhƣ sau:

- Các tổ chức NC&TK chủ yếu tập trung ở khu vực Nhà nƣớc và khu vực tập thể (chiếm tới 47,96% + 44,52% = 92,48%).

- Tuy tỷ trong các tổ chức NC&TK khu vực tƣ nhân và khu vực có vốn của nƣớc ngồi cịn q nhỏ (thứ tự là 6,55% và 0,97%), điều đó phản ánh rằng xu hƣớng xã hội hoá hoạt động KH&CN ở nƣớc ta tuy đã đủ cơ sở pháp lý để phát triển nhƣng trong thực tế tốc độ phát triển còn quá thấp.

740, 47% 687, 45% 101, 7% 15, 1% Khu vực Nhà nước Khu vực Tập thể Khu vực tư nhân Khu vực có vốn nước ngồi

Hình 1. Tỷ trọng phân bố các tổ chức NC& TK ở Việt Nam

b. Xem xét số lượng tuyệt đối các tổ chức NC&TK trong các khu vực:

Trên cơ sở kết quả trình bày ở bảng 1, có thể lập biểu đồ nhƣ hình 2 để mơ tả số lƣợng tuyệt đối các tổ chức NC&TK trong 4 khu vực Nhà nƣớc, tập thể, tƣ nhân và khu vực có vốn nƣớc ngồi.

688 487 44 0 694 556 70 0 740 687 101 15 0 100 200 300 400 500 600 700 800

Năm 2003 Năm 2005 Năm 2008

Nhà nước Tập thể Tư nhân

Có vốn nước ngồi Hình 2. Sự phát triển về số lượng các tổ chức NC& TK ở Việt Nam trong các năm

c. Xét về động thái phát triển các tổ chức NC&TK trong các khu vực kinh tế Nhà nước, tập thể, tư nhân và khu vực có vốn nước ngồi:

Cũng dựa vào theo các số liệu ở Bảng 1, có thể mơ tả động thái các khu vực kinh tế Nhà nƣớc, tập thể, tƣ nhân và khu vực có vốn nƣớc ngồi nhƣ sau:

Qua hình 3, có thể nêu lên một nhận xét tổng quát là đã có sự tăng trƣởng nhanh hơn của các tổ chức NC&TK trong các khu vực tập thể, tƣ nhân và khu vực có vốn nƣớc ngồi. Tuy nhiên, để xúc tiến việc xã hội hoá hoạt động KH&CN, các quá trình này cần phải đẩy mạnh hơn nữa.

688 694 740 487 556 687 44 70 101 0 0 15 0 100 200 300 400 500 600 700 800

Năm 2003 Năm 2005 Năm 2008

Nhà nước Tập thể Tư nhân

Có vốn nước ngồi

Hình 3. Giản đồ phát triển số lượng các tổ chức NC& TK ở Việt Nam d. Một số nhận xét về các tổ chức NC&TK thuộc các Bộ, Ngành:

Xét về con số tuyệt đối các tổ chức NC&TK này đăng ký trong các năm qua vẫn tăng; từ con số 688 tổ chức (năm 2003) và 694 tổ chức (năm 2005) lên 740 tổ chức (năm 2008). Tuy nhiên số lƣợng tƣơng đối các tổ chức NC&TK đã đăng ký hoạt động lại liên tục giảm trong cùng thời gian qua. Điều này chứng minh bởi số liệu ghi trong cột tỉ lệ ở Bảng 1 từ con số 55,71% (năm 2003) xuống 47,96 % (năm 2008). Theo dự báo, tỷ lệ này còn tiếp tục giảm trong các năm tiếp theo. Điều này chứng tỏ đó là một sự phát triển lành mạnh, phản ánh tác động của nền kinh tế thị trƣờng, tác động của quản lý hƣớng tới mục tiêu xã hội hoá hoạt động KH&CN.

e. Nhận xét về các tổ chức NC&TK thuộc khu vực kinh tế tập thể:

Các tổ chức NC&TK thuộc khu vực kinh tế tập thể do các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội, xã hội - nghề nghiệp quyết định thành lập. Số lƣợng của các tổ chức NC&TK thuộc khu vực này có sự tăng trƣởng liên tục trong các năm qua cả về số

lƣợng tuyết đối cũng nhƣ tỷ lệ tƣơng đối. Cụ thể là 487, 556, 687 tổ chức tƣơng ứng với các năm 2003, 2005 và 2008. Tỷ trọng của các tổ chức NC&TK thuộc các Hội so với tổ chức NC&TK thuộc khu vực Nhà nƣớc tăng dần đều qua các năm, phù hợp với xu thê xã hội hoá hoạt động KH&CN cũng nhƣ phù hợp với nền kinh tế thị trƣờng.

f. Nhận xét về các tổ chức NC&TK thuộc khu vực tư nhân:

Các tổ chức NC&TK do cá nhân thành lập và đăng ký hoạt động KH&CN tại các Sở KH&CN có số lƣợng 101 tổ chức chiếm 6,55%, tức là chiếm tỷ lệ thấp. Loại hình tổ chức NC&TK này mới chỉ phát triển ở các thành phố lớn là Thủ đơ Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, Hải phịng, Long An.

Các tổ chức NC&TK thuộc thành phần kinh tế tƣ nhân cũng nhƣ tập thể sẽ thực sự phát triển và đóng góp cho phát triển KH&CN và KT- XH của đất nƣớc khi Nhà nƣớc hoàn thiện và đổi mới chính sách, tạo cơ hội bình đẳng trong hoạt động KH&CN giữa các thành phần kinh tế.

g. Nhận xét về các tổ chức NC&TK thuộc khu vực có vốn nước ngồi:

Các tổ chức NC&TK có vốn của nƣớc ngồi, là loại hình một tổ chức NC&TK mới có ở nƣớc ta kể từ khi Luật KH&CN, Nghị định 81/2002/NĐ - CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật KH&CN và Thông tƣ 10/2005/TT - BKHCN của Bộ KH&CN hƣớng dẫn điều kiện thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức KH&CN có hiệu lực vào cuối năm 2005. Đây đƣợc xem là một dạng đầu tƣ của nƣớc ngoài dƣới dạng thành lập và hoạt động ở Việt Nam các

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng quy trình kiểm tra để quản lý hoạt động của tổ chức nghiên cứu và triển khai (nghiên cứu trường hợp Văn phòng đăng ký hoạt động KH&CN) (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)