1.1.3 .Tổ chức nghiên cứu và triển khai
3.1. Quy trình chung để kiểm tra tổ chức NC&TK
3.1.1. Các yêu cầu chung để kiểm tra tổ chức NC&TK
Đất nƣớc ta đang trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt đây là thời kỳ sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới WTO. Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc là phải đổi mới toàn diện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đổi mới cả trong tƣ duy lẫn hành động. Đặc biệt phải nhấn mạnh sự cần thiết phải đổi mới trong lĩnh vực quản lý nhà nƣớc, trong đó có quản lý KH&CN.
Đến lƣợt mình, quản lý KH&CN lại đòi hỏi phải đƣợc đổi mới trong tất cả các nội dung quản lý, ví dụ quản lý các tổ chức NC&TK; quản lý nhân lực KH&CN; quản lý tài chính cho KH&CN; quản lý về thơng tin KH&CN; về sở hữu trí tuệ, về tiêu chuẩn, đo lƣờng và chất lƣợng vv…
Nhƣ trên đã đề cập, trong lĩnh vực quản lý các tổ chức NC&TK, công tác kiểm tra tại các tổ chức này giữ một vị trí quan trọng đối với cơ quan quản lý và đối tƣợng quản lý là các tổ chức NC&TK.
Trƣớc hết, đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc các cấp (bao gồm: Bộ KH&CN, các sở KH&CN và các cơ quan chủ quản), ý nghĩa về mặt khoa học và giá trị thực tế của cơng tác kiểm tra các tổ chức NC&TK có thể nêu lên nhƣ sau:
- Đánh giá đƣợc hiệu quả của các chính sách quản lý trong thực tế, khơng phải chính sách nào cung phát huy tác dụng. Do đó trong hoạt động quản lý nói chung, quản lý KH&CN nói riêng rất cần thiết phải khơng ngừng nghiên cứu đổi mới, tiếp cận thực tế để từ đó đề xuất các chính sách quản lý mới thiết thực hơn, hiệu quả hơn, sát với các thực tế hơn.
- Tiếp cận thực tế, hiểu đƣợc những khó khăn, thuận lợi cũng nhƣ các khuyến nghị từ các tổ chức NC&TK. Trực tiếp giúp các tổ chức NC&TK tháo gỡ khó khăn và vƣớng mắc trong khn khổ của các chính sách hiện hành.
- Phát hiện kịp thời các điển hình tiên tiến (tập thể và cá nhân) cũng nhƣ các đơn vị và cá nhân hoạt động chƣa tốt, thậm chí có vi phạm các quy định của nhà nƣớc, từ đó tạo lập cơ sở cho việc đề xuất với các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành các quyết định khen thƣởng hay kỷ luật (đối với tập thể và cá nhân).
Đối với các tổ chức NC&TK (bao gồm cả các tổ chức NC&TK trong diện kiểm tra cũng nhƣ mọi tổ chức NC&TK nói chung), cơng tác kiểm tra có ý nghĩa:
- Nâng cao ý thức (một cách thƣờng xuyên) chấp hành pháp luật và chính sách của Đảng và nhà nƣớc.
- Tự xây dựng báo cáo kết quả hoạt động KH&CN của đơn vị (dựa theo mẫu báo cáo thống nhất của Bộ KH&CN) để từ đó tiến hành tự đánh giá các mặt hoạt động của đơn vị.
- Thông qua báo cáo kết quả hoạt động, chủ động để xuất các khuyến nghị chính sách với các cơ quan quản lý nhà nƣớc. Đồng thời bản thân tổ chức NC&TK có cơ sở để tiến hành cơng tác thi đua khen thƣởng trong đơn vị hoặc đề xuất các kiến nghị khen thƣởng cho tập thể và các cá nhân ở cấp cao hơn.
Xét cho cùng, nếu làm tốt, công tác kiểm tra đƣợc xem nhƣ là công cụ hữu hiệu nhằm thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ trong hoạt động đóng góp vào việc trong hoạt động KH&CN.
Luận văn tiến hành nghiên cứu và đề xuất qui trình kiểm tra các tổ chức NC&TK. Tác giả luận văn đã nghiên cứu kỹ và tiếp thu những nội dung tốt của qui trình kiểm tra đang đƣợc thực hiện, vận dụng những cơ sở lý luận của khoa học quản lý đã phân tích tại chƣơng 1 của luận văn, để đề xuất những nội dung mới của quy trình kiểm tra các tổ chức NC&TK. Những đề xuất đổi mới đƣợc thể hiện ở cấu trúc của quy trình kiểm tra các tổ chức NC&TK cũng nhƣ những điểm mới trong từng nội dung đƣợc trình bày trong quy trình kiểm tra.
Xuất phát từ những phân tích trên đây, Luận văn đề xuất cấu trúc tổng thể của quy trình kiểm tra các tổ chức NC&TK bao gồm các nội dung chính:
- Xây dựng các tiêu chí của báo cáo kiểm tra,
- Phổ biến các tiêu chí của báo cáo kiểm tra trên mạng của Bộ KH&CN, - Xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ,
- Tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra định kỳ, - Kiểm tra đột xuất.