Hiện trạng và ngun nhân cịn yếu của cơng tác kiểm tra

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng quy trình kiểm tra để quản lý hoạt động của tổ chức nghiên cứu và triển khai (nghiên cứu trường hợp Văn phòng đăng ký hoạt động KH&CN) (Trang 55 - 57)

1.1.3 .Tổ chức nghiên cứu và triển khai

2.2. Kết quả khảo sát và đánh giá về thực trạng công tác kiểm tra các tổ chức

2.2.3. Hiện trạng và ngun nhân cịn yếu của cơng tác kiểm tra

Việc kiểm tra về tình hình đăng ký hoạt động và kiểm tra việc thực hiện các lĩnh vực đã đăng ký của các tổ chức NC&TK do Văn phòng Đăng ký hoạt động KH&CN, Bộ KH&CN thực hiện. Qua kiểm tra cho thấy, có tới gần 60% các tổ chức NC&TK thuộc khối khoa học xã hội và nhân văn cũng nhƣ thuộc lĩnh vực y tế không đăng ký hoạt động KH&CN, hầu nhƣ bộ/ngành nào cũng có tổ chức NC&TK chƣa đăng ký hoạt động; có tới 86/530 tổ chức NC&TK đƣợc điều tra chƣa đăng ký hoạt động KH&CN. Tuy nhiên, mặc dù Nghị định số 127/2004/NĐ-CP (NĐ127) của Chính Phủ ngày 31/5/2004 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động KH&CN đã quy định rõ tại điều 16 nhƣ sau: “Phạt tiền từ 5.000.000 đ đển

10.000.000 đ đối với tổ chức tiến hành hoạt động KH&CN khi khơng có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động KH&CN; Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động KH&CN đã hết hiệu lực”, nhƣng đến nay, Bộ KH&CN vẫn chƣa tổ chức các đoàn

thanh tra về đăng ký hoạt động cũng nhƣ chƣa xử phạt bất kỳ một tổ chức NC&TK nào chƣa đăng ký hoạt động.

Việc đăng ký thay đổi trụ sở chính của tổ chức NC&TK cũng xảy ra tình trạng tƣơng tự, có tới 8/10 tổ chức đƣợc điều tra chỉ thực hiện đăng ký thay đổi khi có những vấn đề vƣớng mắc liên quan nhƣ khi xin cấp hoá đơn thuế (các cơ quan thuế chỉ cấp mã số thuế và hoá đơn cho các tổ chức theo đúng địa chỉ ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động KH&CN), khi ký kết các hợp đồng kinh tế mà đối tác yêu cầu… Cơ quan cấp giấy chứng nhận chƣa kiểm tra kịp thời và xử lý vi phạm.

Kết quả kiểm tra cũng cho thấy, khoảng 60% các tổ chức đã kiểm tra không làm các thủ tục đăng ký lại thay đổ khi thay đổi cơ quan chủ quản, 95% các tổ chức thực hiện đăng ký lại khi có thay đổi về lĩnh vực hoạt động. Tuy Nghị định số 127/2004/NĐ-CP cũng quy định cụ thể mức phạt từ 2.000.000đ - 10.000.000đ đối với các hành vi vi phạm, song cho tới nay, các vi phạm của các tổ chức NC&TK mới chỉ dừng lại ở việc nhắc nhở, giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức này chứ chƣa thực hiện việc xử phạt.

Nhìn chung, trong thời gian vừa qua công tác kiểm tra hoạt động của các tổ chức NC&TK cịn bng lỏng, coi nhẹ. Với việc đơn giản hoá các thủ tục đăng ký hoạt động nhƣ hiện nay (các tổ chức NC&TK sẽ đƣợc thực hiện theo phƣơng thức tự khai, đồng thời tự chịu trách nhiệm về hồ sơ đăng ký) thì cơng tác kiểm tra (hậu kiểm) cần phải chú trọng tăng cƣờng nhiều hơn nữa.

Đồng thời, thanh tra, kiểm tra tình hình triển khai cơng tác đăng ký hoạt động tại các Sở KH&CN cũng là một trong những chức năng quản lý nhà nƣớc của Bộ KH&CN. Mặc dù nhƣ đã đề cập trên đây, công tác đăng ký hoạt động tại các Sở KH&CN cịn nhiều khó khăn, nhiều nơi cịn diễn ra tình trạng thực hiện pháp luật

chƣa đúng. Tuy nhiên, trong thời gian qua, cơng tác này cịn chƣa đƣợc thực hiện tốt, chủ yếu còn bỏ ngỏ. Đây là một nội dung cần tập trung thực hiện trong thời gian tới để công tác đăng ký hoạt động đi vào nề nếp, góp phần đảm bảo cho pháp luật đƣợc thực thi trên thực tế và đồng thời giúp các tổ chức NC&TK thực hiện đúng quyền lợi và nghĩa vụ pháp lý của mình.

Kiểm tra phải kết hợp với chế độ báo cáo thống kê của các tổ chức NC&TK, nhƣng hiện nay việc báo cáo của các tổ chức này thƣờng mang tính hình thức và số liệu thƣờng khơng chính xác. Vì vậy, các báo cáo này khơng cịn đóng vai trị là cơng cụ để các cơ quan nhà nƣớc sử dụng để theo dõi và giám sát hoạt động của các tổ chức NC&TK. Đồng thời, đối với các cơ quan quản lý chuyên ngành khác nhau, các cấp quản lý khác nhau, tổ chức NC&TK phải xây dựng những báo cáo riêng (ví dụ: báo cáo tình hình triển khai các đề tài, dự án, báo cáo về cơng tác đào tạo, báo cáo tài chính, tổ chức, nhân sự, báo cáo thuế…), nhiều khi có nội dung trùng lặp, gây mất thời gian và phản cảm cho các tổ chức này.

Kiểm tra các hoạt động nêu trên còn nhiều bất cập: các cơ quan quản lý chƣa chú trọng công tác này; sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý về KH&CN với nhau và với các cơ quan liên quan nhƣ bộ/ngành chủ quản, cơ quan công an, cơ quan thuế… trong hoạt động còn chƣa chặt chẽ và đồng bộ; hiện tƣợng nể nang trong việc xử lý vi phạm còn phổ biến…

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng quy trình kiểm tra để quản lý hoạt động của tổ chức nghiên cứu và triển khai (nghiên cứu trường hợp Văn phòng đăng ký hoạt động KH&CN) (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)