Kết quả phỏng vấn về thực trạng công tác kiểm tra các tổ chức NC&TK

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng quy trình kiểm tra để quản lý hoạt động của tổ chức nghiên cứu và triển khai (nghiên cứu trường hợp Văn phòng đăng ký hoạt động KH&CN) (Trang 58 - 63)

1.1.3 .Tổ chức nghiên cứu và triển khai

2.3. Kết quả phỏng vấn về thực trạng công tác kiểm tra các tổ chức NC&TK

Liên qua đến công tác kiểm tra các tổ chức NC&TK, nhằm mục đích nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của công tác kiểm tra, tác giả Luận văn đã thực hiện công việc phỏng vấn đối với một số chuyên gia có kinh nghiệm và làm việc ở các địa bàn khác nhau, để từ đó rút ra những kinh nghiệm cho bản thân tác giả cũng nhƣ có lợi cho hoạt động của cơ quan nơi tác giả công tác.

2.3.1. Chọn mẫu và phương pháp phỏng vấn

Chọn mẫu: chọn mẫu là công việc rất quan trọng theo nghĩa tƣơng thích với nội dung phỏng vấn, đồng thời các mẫu đƣợc chọn đại diện cho các bên liên quan đến hoạt động kiểm tra tại các tổ chức NC&TK. Trong khuôn khổ của Luận văn, các mẫu đƣợc lựa chọn nhƣ sau:

Tổng số ngƣời phỏng vấn: 10 ngƣời, trong đó: + 3 chuyên gia đang làm việc tại Bộ KH&CN

+ 1 chuyên gia đang làm việc tại Sở KH&CN Hà Nội + 1 chuyên gia đang làm việc tại Liên Hiệp Hội

+ 1 chuyên gia đang làm việc tại Tổng hội Địa chất Việt Nam.

+ 5 chuyên gia là lãnh đạo các tổ chức NC&TK (03 tổ chức NC&TK của Nhà nƣớc và 02 tổ chức NC&TK không của Nhà nƣớc).

Phƣơng pháp phỏng vấn: tác giả lựa chọn phƣơng pháp trao đổi trực tiếp. Nội dung phỏng vấn đƣợc gửi trƣớc. Sau đó tiến hành trao đổi. Kết quả phỏng vấn đƣợc ghi lại và cuối cùng đƣợc thống kê và phản ánh.

2.3.2. Kết quả thu nhận qua phỏng vấn

Các kết quả phỏng vấn đƣợc cơ bản đƣợc tổng hợp:

Nội dung phỏng vấn Kết quả thu đƣợc

Sự cần thiết phải tiến hành công tác kiểm tra tại các tổ chức NC&TK.

Tất cả đều đồng ý. Mục đích kiểm tra để đánh giá thực trạng hoạt động của các tổ

chức NC&TK, giải thích chính sách, đơn đốc và nhắc nhở các thiếu sót, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động của các tổ chức NC&TK

Tất cả đều đồng ý.

Lựa chọn hình thức kiểm tra định kỳ (mang tính xác xuất) 10/10 ý kiến đồng ý. Lựa chọn hình thức Kiểm tra đột xuất: chỉ áp dụng khi tổ chức

NC&TK có hành vi vi phạm nghiêm trọng:

4/10 ý kiến đồng ý. (Các

ý kiến không đồng ý cho rằng khi đó bắt buộc áp dụng hình thức thanh tra)

Nội dung phỏng vấn Kết quả thu đƣợc

Quy trình kiểm tra:

Xây dựng kế hoạch kiểm tra hàng năm.

Xây dựng mẫu báo cáo của các tổ chức NC&TK đƣợc kiểm tra (đƣa lên website của Bộ KH&CN hoặc gửi trực tiếp tới các tổ chức NC&TK).

Gửi công văn (kèm theo lịch kiểm tra) tới các tổ chức NC&TK và các cơ quan chủ quản (nếu có).

Tổ chức đoàn kiểm tra, chỉ tiến hành kiểm tra sau khi nhận đƣợc báo cáo (theo mẫu) của tổ chức NC&TK đƣợc kiểm tra. Tiến hành kiểm tra.

Tổng hợp kết quả, xử lý kết quả kiểm tra và báo cáo Lãnh đạo Bộ KH&CN hoặc Sở KH&CN tuỳ theo đoàn kiểm tra của Bộ hay Sở.

10/10 ý kiến đồng ý.

(trong đó 3 ý kiến đề nghị tiến hành kiểm tra một cách nhẹ nhàng, tránh “đao to búa lớn”)

Xử lý vi phạm: 10/10 ý kiến đồng ý.

Sai phạm lần đầu, đoàn kiểm tra nhắc nhở,

đôn đốc tổ chức NC&TK sửa chữa

Sai phạm rõ ràng và nghiêm trọng Phối hợp với cơ quan Thanh tra (cấp Bộ hay Sở) xử lý

Cố tình vi phạm xử phạt vi phạm hành

chính hoặc chuyển cơ quan công an thụ lý.

2.3.3. Bàn luận kết quả phỏng vấn

Phỏng vấn chuyên gia là hình thức khai thác trí tuệ và kinh nghiệm của các chuyên gia trong từng lĩnh vực cụ thể, đồng thời phỏng vấn chuyên gia cũng phản ánh (trong chừng mực nào đó) sự đồng thuận của xã hội đối với cơng tác quản lý nhà nƣớc nói chung, quản lý KH&CN nói riêng.

Xét về mặt tâm lý, có thể khẳng định rằng khơng có tổ chức NC&TK nào mong muốn mình đƣợc “kiểm tra”. Điều đó cũng là lẽ thƣờng tình, vì khi đó họ phải báo cáo, “phơi bày” tất cả mọi hoạt động của cơ quan, thậm chí bị “vạch mặt chỉ tên” những khiếm khuyết. Tuy nhiên, nhiều tổ chức NC&TK phát biểu cho rằng cơng tác kiểm tra rất có lợi cho họ, giúp họ biết thêm chính sách quản lý của nhà nƣớc, giúp họ tự xem xét lại các hoạt động của tổ chức mình để từ đó phát huy các ƣu điểm và khắc phục các nhƣợc điểm cịn tồn tại.

Cơ quan Nhà nƣớc, thơng qua kết quả kiểm tra đánh giá đƣợc hiệu quả của chính sách, hiểu hơn về đối tƣợng quản lý và điều quan trọng hơn là có đƣợc thực tế để nghiên cứu, đề xuất các chính sách mới thiết thực và hiệu quả hơn.

Kết luận chƣơng 2

Với tƣ cách là thành viên Đoàn kiểm tra, tác giả Luận văn đã tham gia và ghi chép lại kết quả đợt kiểm tra thực hiện trong năm 2008. Tuy chƣa xây dựng đƣợc một cách hệ thống quy trình kiểm tra tại các tổ chức NC&TK, song dựa vào các kết quả phỏng vấn và kinh nghiệm quản lý lâu năm của Văn phòng Đăng ký hoạt động KH&CN, Đồn kiểm tra đã có đƣợc một cách làm việc tƣơng đối khoa học và hợp lý. Phƣơng pháp đƣợc kiểm tra tiến hành nhẹ nhàng, dân chủ và đúng pháp luật.

Báo cáo cuối cùng của Đoàn kiểm tra đã phản ánh trung thực kết quả kiểm tra và cũng là thực chất tình hình hoạt động của các tổ chức NC&TK khu vực cơng lập và ngồi cơng lập. Còn tồn tại sau đây là rất đáng suy ngẫm để tìm ra cách giải quyết:

Một số tổ chức NC&TK của Nhà nƣớc không thực hiện đăng ký hoạt động KH&CN vẫn hoạt động. Vì sao lại nhƣ vậy? Điều này là khơng có đối với các tổ chức NC&TK khu vực tập thể và tƣ nhân.

Theo quy định tại các văn bản của Nhà nƣớc, khơng có sự phân biệt nào giữa các tổ chức NC&TK cơng lập và ngồi cơng lập. Tuy nhiên, trong thực tế, đặc biệt là trong việc đấu thầu các Đề tài, dự án có nguồn vốn của Nhà nƣớc, các tổ chức NC&TK rất khó trúng thầu.

Hai tồn tại trên rất cần đƣợc Nhà nƣớc nghiên cứu giải quyết. Chỉ có thể mới thực hiện đƣợc chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc về dân chủ và bình đẳng trong hoạt động KH&CN, làm cho khoa học và nhất là công nghệ thực sự phát huy đƣợc thế mạnh “nịng cốt”, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.

Trong chƣơng 2, trƣớc tiên luận văn làm rõ Văn phòng Đăng ký hoạt động KH&CN trong lĩnh vực kiểm tra các tổ chức NC&TK vừa có chức năng trực tiếp kiểm tra, vừa có chức năng hƣớng dẫn 64 Sở KH&CN thực hiện việc kiểm tra đối với các tổ chức NC&TK do Sở cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động KH&CN. Tiếp theo đã tiến hành khảo sát và đánh giá thực trạng công tác kiểm tra các tổ chức NC&TK trong giai đoạn 2005 - 2008. Tác giả Luận văn đã tiến hành phỏng vấn đối với 10 chuyên gia về các nội dung liên quan đến công tác kiểm tra các tổ chức NC&TK. Nhƣ một ví dụ để chứng minh, luận văn đã đề cập khá chi tiết và tỷ mỉ những vấn đề thực tế liên quan đến công tác kiểm tra tại các tổ chức NC&TK công lập và ngồi cơng lập.

Tuy nhiên, việc kiểm tra các tổ chức NC&TK chƣa đƣợc tiến hành theo một quy trình khoa học.

Từ những kết quả kiểm tra thực tế, từ các kết quả phỏng vấn các chuyên gia có kiến thức và kinh nghiệm, tác giả luận văn có cơ sở để hồn thành nhiệm vụ xây dựng quy trình kiểm tra các tổ chức NC&TK sẽ đƣợc đề cập tới tại Chƣơng 3.

CHƢƠNG 3: XÂY DỰNG QUY TRÌNH KIỂM TRA CÁC TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng quy trình kiểm tra để quản lý hoạt động của tổ chức nghiên cứu và triển khai (nghiên cứu trường hợp Văn phòng đăng ký hoạt động KH&CN) (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)