TT Thông số Đơn vị Giá trị
đặc trưng Giá trị C QCVN 28:2010/BTNMT A B 1 pH - 6-8 6,5-8,5 6,5-8,5 2 BOD5 (200C) mg/l 150-450 30 50 3 COD mg/l 300-500 50 100 4 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 100-300 50 100 5 Sunfua (tính theo H2S) mg/l CXD 1,0 4,0 6 Amoni (tính theo N) mg/l 15-30 5 10 7 Nitrat (tính theo N) mg/l 50-80 30 50 8 Phosphat (tính theo P) mg/l 10-20 6 10 9 Dầu mỡ động thực vật mg/l CXD 10 20 10 Tổng hoạt độ phóng xạ α Bq/l CXD 0,1 0,1 11 Tổng hoạt độ phóng xạ β Bq/l CXĐ 1,0 1,0 12 Tổng Coliforms MPN/100ml 105-107 3000 5000 13 Samonella Vi khuẩn/100ml CXĐ KPH KPH 14 Shigella Vi khuẩn/100ml CXĐ KPH KPH
15 Vibrio cholerae Vi khuẩn/100ml CXĐ KPH KPH
Nguồn: Phùng Thị Thanh Tú (2009) Tại Việt Nam nước thải y tế do đặc thù gần giống với nước thải sinh hoạt nên việc thiết kế kỹ thuật và bố trí thiết bị trong hệ thống xử lý nước thải y tế khá tương đồng với hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt thông thường. Các bước tiến hành xử lý cũng bao gồm các bước như: tiền xử lý, xử lý cấp một, xử lý cấp hai và sau xử lý trong đó phương án xử lý được áp dụng phổ biến nhất hiện nay là xử lý nước thải y tế theo phương pháp AAO. Các giai đoạn trong quy trình AAO bao gồm: Anaerobic (bể sinh học kỵ khí) – Anoxic (bể sinh học thiếu khí) – Oxic (bể sinh học hiếu khí), sau đó việc khử trùng sẽ thực hiện bằng vi lọc như MBR hoặc hóa chất khử trùng như Chlorine(Phùng Thị Thanh Tú, 2009).
2.3.3. Hiện trạng quản lý chất thải y tế tại Thanh Hóa
Tính đến tháng 12/2016, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 47 Bệnh viện, 12 phòng khám đa khoa khu vực, 637 trạm y tế xã, phường, 17 trạm y tế của cơ quan, xí nghiệp và hơn 693 cơ sở khám chữa bệnh tư nhân. Tổng số giường bệnh là 11.316 giường/năm. Hầu hết các bệnh viện đều trong tình trạng
quá tải, công suất giường bệnh vượt 54,2% theo kế hoạch. Trong đó, bệnh viện tuyến tỉnh vượt 59,7%, tuyến huyện, thị xã vượt 49,6%.
- Nước thải bệnh viện là nguồn nước được thải ra từ cơ sở khám chữa bệnh được hình thành từ các hoạt động chăm sóc bệnh nhân và sinh hoạt trong bệnh viện. Nước thải này có thể chứa vi sinh vật gây bệnh, kim loại nặng, hóa chất độc, đồng vị phóng xạ. Ngoài ra còn có nước mưa không chứa các chất gây ô nhiễm. Thông thường ước tính mỗi bệnh viện có thể thải ra khoảng 0,4 đến 0,95 mét khối nước thải trên một giường bệnh trong một ngày tùy thuộc vào khả năng cung cấp nước, dịch vụ bệnh viện, số lượng bệnh nhân và người nhà chăm sóc người bệnh... Tuy vậy, nồng độ chất thải
rắn lơ lửng (SS: Suspended Solid), chất hữu cơ (BOD5: Biochemical Oxygen
Demand 5) và các chất dinh dưỡng như nitơ, phosphore trong nước thải bệnh viện có thể không cao như nước thải đô thị. Nồng độ BOD5 thay đổi từ 80 đến 180 mg/l. Điều đáng lo ngại ở đây là nước thải bệnh viện chủ yếu nguy hại tập trung vào các loại vi sinh vật gây bệnh đường ruột, dễ dàng lây nhiễm qua đường nước. Nếu chất thải y tế không được quản lý và xử lý tốt, trong đó nước thải bệnh viện có chứa nhiều loại dược phẩm, hóa chất có thể làm ảnh hưởng xấu đến hiệu suất của hệ thống công trình xử lý sinh học. Nhiều kết quả nghiên cứu về chất lượng nước thải bệnh viện đã được thực hiện và phát hiện thông số ô nhiễm khác nhau tùy thuộc vào loại bệnh viện ở tuyến trung ương, tỉnh, ngành và bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa lao, bệnh viện chuyên khoa phụ sản... (Viện Công nghệ môi trường, 2002).
- Chất thải rắn y tế phát sinh ngày càng gia tăng ở hầu hết các địa phương do một số nguyên nhân như gia tăng số lượng các cơ sở y tế và gia tăng số lượng giường bệnh, tăng cường sử dụng các sản phẩm dùng 1 lần trong y tế, dân số gia tăng, người dân ngày càng được tiếp cận nhiều hơn với dịch vụ y tế. Mức phát thải lượng chất thải rắn thông thường tại các cơ sở y tế dao động trong khoảng 0,13 - 1,5 kg/giường bệnh/ngày đêm. Lượng chất thải nguy hại dao động trong khoảng từ 0,005 - 0,13 kg/giường bệnh/ngày đêm (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa, 2015).
- Nhìn chung, cơ bản các Bệnh viện đã thực hiện công tác thu gom, phân loại chất thải y tế tại nguồn. Đối với chất thải rắn y tế không nguy hại có khả năng tái chế được các bệnh viện thu gom và bán lại cho các cơ sở tái chế. Đối với
chất thải rắn nguy hại, hiện nay trên địa bàn tỉnh cơ bản đã đầu tư đầy đủ lò đốt chất thải rắn y tế. Tuy nhiên, công tác quản lý chất thải còn chưa thực hiện đúng theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 30/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường; Thông tư 36/2015/TT- BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa, 2015).
- Theo Quy hoạch của UBND tỉnh Thanh Hóa tại Quyết định số 2126/QĐ- UBND ngày 11/6/2015, chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh sẽ được thu gom và xử lý tại 09 khu xử lý chất thải rắn y tế nguy hại tập trung trên địa bàn tỉnh.