Tổng quan về bệnh viện phụ sản tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý chất thải tại bệnh viện phụ sản tỉnh thanh hóa (Trang 62 - 66)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Tổng quan về bệnh viện phụ sản tỉnh Thanh Hóa

4.1.1. Lịch sử hình thành, địa điểm, quy mô Bệnh viện

4.1.1.1. Lịch sử hình thành

Bệnh viện Phụ Sản Thanh Hoá là một bệnh viện tuyến tỉnh thuộc sở y tế Thanh Hóa quản lý. Bệnh viện được xây dựng từ những năm 1978 và do Trung Quốc hỗ trợ kỹ thuật thiết kế thi công giai đoạn ban đầu. Sau đó nhà nước Việt Nam tiếp quản đầu tư xây dựng và đến năm 1987 thì bệnh viện được hoàn thành đưa vào khai thác xây dựng với quy mô 300 giường bệnh đến nay các hạng mục công trình khám chữa bệnh và nhà điều trị đã cũ nát, xuống cấp nghiêm trọng. Đồng thời với việc gia tăng dân số và nhu cầu khám chữa bệnh của các sản phụ ngày càng cao thì công suất 300 giường bệnh như hiện nay không đáp ứng đủ yêu cầu, đồng thời việc xuống cấp nghiêm trọng các hạng mục công trình cũng gây nhiều khó khăn trong hoạt động của bệnh viện, cũng như không đảm bảo điều kiện tiện nghi tối đa cho các sản phụ đến khám chữa bệnh và sinh tại bệnh viện (Phòng hành chính - Bệnh viện phụ sản tỉnh Thanh Hóa, 2016).

Qua số liệu thống kê thực tế tại bệnh viện phụ sản Thanh Hóa thì các chỉ số về giường bệnh, điều trị nội trú, ngoại trú, công suất giường bệnh đều tăng lên theo từng năm. Số liệu tới năm 2014, công suất giường bệnh tăng tới hơn 173%, theo đó công suất giường bệnh khi quá tải sẽ tăng từ 300 giường bệnh lên tới 500 giường bệnh). Vì vậy dự án nâng cấp bệnh viện lên 500 giường sẽ đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân toàn tỉnh Thanh Hóa. Ngoài ra bệnh viện sẽ đáp ứng, hướng tới trở thành bệnh viện chuyên khoa cấp khu vực, đảm bảo quy hoạch phát triển mạng lưới về y tế theo Quyết định Số 202 /QĐ-UBND ngày 19 tháng 01 năm 2009 về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển Hệ thống y tế tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020 của chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa và Quyết định Số: 1346 /QĐ-UBND ngày 07 tháng 5 năm 2009 về việc Phê duyệt điều chỉnh tăng chỉ tiêu giường bệnh điều trị nội trú các Bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Thanh Hoá (Phòng hành chính- Bệnh viện phụ sản tỉnh Thanh Hóa, 2016).

Xuất phát từ thực tế trên, ngày 27 tháng 8 năm 2010, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 3041/QĐ-UBND về việc nâng quy mô bệnh viện phụ sản lên 500 giường bệnh (Phòng hành chính- Bệnh viện phụ sản tỉnh Thanh Hóa, 2016).

4.1.1.2. Địa điểm, quy mô hoạt động:

Bệnh viện Phụ Sản Thanh Hoá được xây0 dựng tại số 183, Đường Hải Thượng Lãn Ông, phường Quảng Thắng, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

- Tọa độ: 190 46’ 26.20’’ N, 1050 46’ 08.22’’ E - Vị trí danh giới tiếp giáp như sau:

+ Phía Tây Bắc giáp đường Hải Thượng Lãn Ông; + Phía Đông Bắc giáp đường quy hoạch;

+ Phía Đông Nam giáp khu đất canh tác;

+ Phía Tây Nam giáp đường quy hoạch và khu dân cư. - Tổng diện tích đất bệnh viện hiện tại: 29.684 m2.

- Quy mô bệnh viện: Hiện tại bệnh viện có quy mô 500 giường

Bảng 4.1. Quy mô xây dựng của bệnh viện phụ sản tỉnh Thanh Hóa

TT Khoa, phòng của bệnh viện Quy mô xây

dựng (m2) 1 Quy mô 500 giường bệnh

2 Nhà Khoa khám bệnh-Kỹ thuật-Cận lâm sàng 1950

3 Nhà khám bệnh điều trị vô sinh, khu hành chính bệnh viện (Nhà E) 885

4 Nhà X Quang, khu xét nghiệm cũ (Nhà D) 344

5 Nhà hồi sức-mổ -bệnh nhân sơ sinh- Siêu âm (Nhà B) 729

6 Nhà điều trị bệnh nhân (Nhà A) 930

7 Nhà Tang lễ 124

8 Nhà khu xử lý rác thải 20

9 Nhà bảo vệ 10

10 Trạm bơm, máy biến thế 53

11 Hồ nước 400

12 Cây xanh, sân vườn 17.696

13 Khoa dinh dưỡng quy hoạch mới; xây dựng bể tự hoại

ngầm để xử lý nước thải tại nhà khoa dinh dưỡng 688

14 Nhà phụ trợ 300

15 Giao thông nội bộ, hệ thống thoát nước 8.000

16 Nhà khoa chống nhiễm khuẩn 500

17 Khu xử lý nước thải 300

Tổng quy mô 28.446

Nguồn: Phòng Hành chính - Bệnh viện phụ sản tỉnh Thanh Hóa (2016) Qua bảng trên cho thấy quy mô xây dựng của bệnh viện đã cơ bản đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh cho 500 giường bệnh của bệnh viện.

4.1.2. Cơ cấu tổ chức, hoạt động của bệnh viện

4.1.2.1. Cơ cấu tổ chức bệnh viện

- Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa gồm: + Ban giám đốc

+ 4 phòng chức năng: Hành chính; kế toán; kỹ thuật; tang lễ.

+ 9 Khoa lâm sàng: Khoa sản 1; khoa sản 2; khoa sản 3; khoa khám bệnh; khoa hiếm muộn và điều trị vô sinh; khoa hồi sức cấp cứu; khoa sơ sinh; khoa hình ảnh; khoa mổ.

+ 5 Khoa cận lâm sàng: Khoa hóa sinh; khoa dược; vật tư; khoa dinh dưỡng; khoa chống nhiễm khuẩn.

+ 1 phòng khám bệnh sản phụ khoa. 4.1.2.2. Nhân lực, vật lực ở các khoa phòng

Bảng 4.2. Cơ cấu cán bộ viên chức tại Bệnh viện

Số TT Nội dung Số lượng

(người) Tỷ lệ % Tổng số cán bộ viên chức 550 100 1 Bác sỹ 189 34, 36 - Bác sỹ Thạc sỹ 29 - Bác sỹ chuyên khoa I 67 - Bác sỹ Đại học 93 2 Dược sỹ 20 3,6 3 - Dược sỹ Đại học 7 - Dược sỹ trung học 13

3 Điều dưỡng, nữ hộ sinh, KTV Y 312 62,

4

4 Nhân viên hành chính và lao động

khác

39 7,1

Với số lượng cán bộ, y bác sỹ như bảng trên theo quy định đã đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh của bệnh viện.

4.1.2.3. Công tác khám chữa bệnh

Theo số liệu thống kê mới nhất số lượng bệnh khám chữa bệnh trong những năm gần đây thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.3. Thống kê bệnh nhân khám chữa bệnh

TT Nội dung Năm

2010 Năm 2012 Năm 2014 Năm 2015 1 Giường bệnh 413 444 449 498 2 Tổng số lần khám 43.030 50.288 56.874 61.452 3 Tổng điều trị Ngoại trú 6.742 7.783 15.744 15.336 4 Ngày điều trị ngoại trú 47.194 54.481 110.208 107.562 5 Tổng điều trị Nội trú 21.065 21.898 22.088 26.769 6 Ngày điều trị Nội trú 150.723 162.238 163.916 190.067 7 Tổng điều trị sơ sinh 6.153 7.352 8.094 9.865

8 Tổng ca phẫu thuật 3.650 3.756 4.257 5.776 9 Tổng ca đẻ 5.754 6.623 7.244 9.427 10 Nạo hút thai 1.436 1.046 1.576 1.457 11 Tổng chụp X-Quang 4.085 4.670 7.180 10.367 12 Tổng số siêu âm 38.481 49.323 55.528 82.655 13 Làm GPB 5.812 8.467 8.762 14.492 14 Tổng làm huyết học 95.086 113.948 113.037 59.184 15 Tổng làm sinh hóa 74.296 94.384 100.621 141.379 16 Làm vi sinh 29.260 45.401 65.524 32.269 17 HIV 11.722 13.154 14.412 17.581 18 Máu sử dung (ml) 259.500 231.450 285.500 231.000 19 Tử vong mẹ 0,04‰ 0,04‰ 0,12‰ 5(0,19‰)

20 Tử vong sơ sinh 13‰ 13,5‰ 19,2‰ 152(15,4‰)

21 Công suất giường bệnh 168% 170,2% 174,1% 173,58% Nguồn: Phòng Hành chính - Bệnh viện phụ sản tỉnh Thanh Hóa (2016) Qua thống kê số liệu khám chữa bệnh cho thấy, số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị thường năm sau cao hơn năm trước, do đó để đáp ứng yêu cầu

khám chữa bệnh của bệnh nhân thì bệnh viện cần thường xuyên điều chỉnh cơ cấu, nhân lực của bệnh viện để đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý chất thải tại bệnh viện phụ sản tỉnh thanh hóa (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)