Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.3. Đánh giá thực trạng công tác quản lý, xử lý chất thải tại bệnh viện
4.3.3. Đánh giá quy trình thu gom, xử lý chất thải rắn tại Bệnh viện
4.3.3.1. Phân loại chất thải y tế
Hiện tại công tác phân loại chất thải trong bệnh viện tuân thủ bởi các quy định sau:
- Các hộ lý, y tá của bệnh viện có nhiệm vụ thực hiện phân loại ngay tại nơi phát sinh chất thải.
- Trong đó chất thải được chia ra làm các loại theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT như sau:
+ Chất thải lây nhiễm bao gồm: Chất thải lây nhiễm sắc nhọn (kim tiêm; bơm liền kim tiêm; đầu sắc nhọn của dây truyền; kim chọc dò; kim châm cứu; lưỡi dao mổ,...). Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (Chất thải thấm, dính, chứa máu hoặc dịch sinh học của cơ thể, ...). Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (Mẫu bệnh phẩm, dụng cụ đựng, dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm). Chất thải giải phẫu (Mô, bộ phận cơ thể người, bào thai,...).
+ Chất thải nguy hại không lây nhiễm bao gồm: Hóa chất thải bỏ bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại; Dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào; Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân và các kim loại nặng.
+ Chất thải y tế thông thường bao gồm: Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong sinh hoạt thường ngày và chất thải ngoại cảnh trong cơ sở y tế; Chất thải rắn thông thường phát sinh từ cơ sở y tế không thuộc Danh mục chất thải y tế nguy hại.
+ Sản phẩm thải lỏng không nguy hại.
- Từng loại chất thải được đựng trong các túi và thùng có mã mầu kèm theo biểu tượng đúng quy định, cụ thể chia làm 4 loại tại mỗi khoa/ phòng như sau:
Màu vàng đựng chất thải lây nhiễm;
Màu xanh đựng chất thải thông thường; Màu trắng đựng chất thải tái chế;
+ Túi đựng chất thải: làm bằng nhựa PE hoặc PP, không dùng nhựa PVC. Túi đựng chất thải y tế có thành dày tối thiểu 0,1 mm; kích thước phù hợp với lượng chất thải phát sinh, thể tích tối đa của túi là 0,1 m3.
+ Đối với chất thải sắc nhọn được đựng trong dụng cụ có các đặc tính như sau: Có thành và đáy cứng không bị xuyên thủng;
Có khả năng chống thấm; Kích thước phù hợp;
Có nắp đóng mở dễ dàng và miệng hộp đủ lớn để cho vật sắc nhọn; Có quai xách;
Nếu là hộp inox đựng chất thải sắc nhọn trước khi tái sử dụng được vệ sinh, khử khuẩn theo quy trình khử khuẩn dụng cụ y tế.
4.3.3.2. Thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế:
- Đối với chất thải sinh hoạt được bỏ vào túi màu xanh. Việc thu gom đầu nguồn được hộ lý của mỗi khoa đảm nhận, sau đó vận chuyển về khu vực nhà chứa chất thải rắn của Bệnh viện. Hàng ngày Công ty TNHH MTV môi trường và công trình đô thị Thanh Hóa thu gom, vận chuyển chất thải đến bãi rác tập trung để xử lý, tần suất 1 lần/ngày vào buổi chiều.
- Đối với chất thải y tế lây nhiễm : Các loại rác thải nguy hại được phân loại ngay tại các phòng, khoa khám chữa bệnh trong bệnh viện. Chất thải y tế lây nhiễm được phân loại theo nhóm như trên được cho vào các túi, bao, thùng và hộp riêng biệt thích hợp và có màu vàng.
- Đối với chất thải nguy hai không lây nhiễm (hóa học và phóng xạ): Rác thải hóa chất và dược, bỏ vào các túi nilong hoặc thùng rác (màu đen), vận chuyển về khu vực lưu giữ riêng chờ hợp đồng với đơn vị có chức năng để xử lý. Chất thải phóng xạ được xử lý theo quy định hiện hành về an toàn bức xạ. Thông thường chuyển cho Cục bức xạ an toàn hạt nhân xử lý.
Theo số liệu khảo sát, điều tra tại bệnh viện hiện có 40 thùng đựng rác có dung tích 100 lít; 06 xe rác đẩy tay; 94 xe tiêm và thu gom rác thải y tế; 350 thùng đựng rác tại các buồng bệnh và phòng làm việc.
Bệnh viện Phụ sản Thanh hóa dành riêng một khu để tập trung rác thải và một cổng phụ mở riêng (Phía Tây Bắc bệnh viện) để thuận tiện cho việc xe ra vào chuyên chở đi phân loại, xử lý và không gây ô nhiễm môi trường bệnh viện. Chất thải y tế và chất thải nguy hại được lưu riêng, cách ly nhau. Bệnh viện thường xuyên phun các loại thuốc chống ruồi muỗi với liều lượng thích hợp vào khu vực này. Sơ đồ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn tại Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa như sau:
Hình 4.1. Sơ đồ quy trình thu gom và xử lý chất thải rắn trong bệnh viện
Thùng màu vàng Chất thải lây nhiễm Túi màu vàng Chất thải nguy hại không lây nhiễm Chất thải thông thường
chất thải giải phẫu bệnh mô, cơ quan
nội tạng nhau thai, bào thai
Túi màu đen Túi màu xanh Túi màu vàng
Thùng màu vàng Thùng màu đen Thùng màu xanh
Xử lý đốt tại Lò đốt rác bệnh viện
Công ty TNHH một thành viên Môi trường
và công trình đô thị Thanh Hóa Kho chứa CTR y tế nguy hại
Bãi chôn lấp rác thải TP. Thanh Hóa
V ận c hu yể n Công ty TNHH một thành viên Môi trường
và công trình đô thị Thanh Hóa
Nghĩa trang nhân dân chợ Nhàng TP.
Thanh Hóa Chất thải rắn bệnh viện
Mô tả sơ đồ quy trình hoạt động
- Rác thải bệnh viện được thu gom và phân loại ngay các nguồn phát sinh từ các khu vực khác nhau trong bệnh viện sau đó được đưa tới bỏ vào các thùng chứa đặt trong các điểm như: Khoa, phòng, ban, nhà ăn và tất cả các vị trí ngoài hành lang Bệnh viện.
- Rác thải từ các thùng chứa này sẽ được tập trung phân thành các loại khác nhau theo dạng các màu theo quy định “đã được phân loại tại nguồn”. Sau khi đến vị trí tập trung, tùy thuộc vào từng loại chất thải cụ thể và mức độ phân loại mà rác thải sẽ có biện pháp xử lý tương ứng.
Bảng 4.9. Đánh giá thực trạng thu gom, phân loại chất thải rắn y tế tại bệnh viện tế tại bệnh viện
TT Nội dung đánh giá
Mức đánh giá Đánh giá Thang điểm Chấm điểm 1 Phân loại rác tại nơi phát sinh 5 5 2 Vật sắc nhọn được đựng trong
những hộp quy chuẩn 5 5
3 Chất thải được đựng trong các
bao bì theo mã mầu quy định 5 5
4
Có thùng thu gom rác đặt ở các vị trí công cộng và nơi phát sinh chất thải y tế
5 4
- Thiếu thùng đựng rác ở một số khu vực
5 Tần suất thu gom ngày 1 lần 5 5
6 Túi đựng rác có buộc miệng 5 4 - Một số túi không được buộc miệng túi 7
Có bảng chỉ dẫn phân loại chất thải tại nơi đặt thùng đựng chất thải
5 2
- Tại một số nơi chưa có bảng chỉ dẫn phân loại chất thải
8 Vệ sinh thùng đựng chất thải
hàng ngày 5 0,8
- Các thùng không khử khuẩn và chưa có biện pháp khử khuẩn thùng
9 Có túi sạch thay thế 5 5
10 Đổ rác đầy tràn các thùng, xe 5 4 - Thường xuyên đổ rác đầy tràn các thùng xe
Tổng điểm 50 39 78 %
Nguồn: Số liệu điều tra tại bệnh viện (2016) + Đối với rác thải y tế, Bệnh viện đã thu gom theo đúng qui định và đem đốt tại Lò đốt chất thải rắn y tế BDF-LDR10i, công suất từ 10 - 20 kg.
- Căn cứ theo quy định tại Thông tư 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường và Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường để đưa ra các mức đánh giá như sau:
+ Đối với rác thải sinh hoạt, Bệnh viện đã hợp đồng với Công ty Môi trường và công trình đô thị Thanh Hóa thu gom hằng ngày và mang đi chôn lấp tại bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt của Thành phố Thanh Hóa.
+ Rác thải giải phẫu bệnh là mô, cơ quan nội tạng nhau thai, bào thai… Bệnh viện đã hợp đồng với Công ty TNHH một thành viên Môi trường và công trình đô thị Thanh Hóa xử lý tại nghĩa trang nhân dân chợ Nhàng Thanh Hóa.
Bảng 4.10. Thực trạng vận chuyển, lưu giữ chất thải rắn y tế
TT Nội dung đánh giá
Mức đánh giá
Nhận xét Thang điểm Chấm điểm
1 Vận chuyển chất thải bằng xe đẩy chuyên dụng 5 5 2 Vận chuyển theo giờ quy định 5 5
3 Có đường vận chuyển riêng chất thải y tế 5 0 Chưa bố trí đường vận chuyển rác thải riêng. 4 Rơi vãi nước thải, rác thải, phát sinh mùi hôi trong quá trình vận
chuyển
5 4
5 Có hợp đồng vận chuyển rác ra ngoài với đơn vị có pháp nhân 5 5
6 Chất thải y tế xử lý đúng quy định 5 4 Lò đốt không được bảo dưỡng thường xuyên 7 Lưu giữ riêng chất thải y tế 5 5
8 Thời gian lưu giữ chất thải < 48h 5 5 9 Có nhà lạnh lưu giữ chất thải 5 0
Không có nhà lạnh, hoặc các thùng chuyên dụng đựng chất thải gây mùi hôi thối ra môi trường. 10 Có sổ theo dõi chất thải hàng ngày 5 5
11 Có sổ chứng từ chất thải nguy hại và chất thải thông thường 5 5
Tổng điểm 55 43 78,18%
Nguồn: Số liệu điều tra tại bệnh viện (2016) Như vậy, Bệnh viện đã thực hiện thu gom, phân loại chất thải theo quy
định. Tỷ lệ điểm đạt/tổng điểm quy chuẩn đạt mức khá là 78%, do đó bệnh viện cần hoàn thiện hơn đối với các khâu thu gom chưa đạt yêu cầu theo quy định như: Các túi sau khi đầy phải buộc miệng đầy đủ; vệ sinh các thùng đựng chất thải hằng ngày; có bảng chỉ dẫn các loại chất thải tại khu chứa chất thải.
Bệnh viện đã thực hiện vận chuyển, lưu giữ chất thải rắn y tế theo quy định. Tỷ lệ điểm đạt /tổng điểm quy chuẩn đạt mức khá 78,18%. Do đó, bệnh viện cần có biện pháp khắc phục một số tồn tại như: trang bị phòng lạnh đựng chất thải lây nhiễm khi lưu giữ; không để rơi vãi chất thải trong quá trình vận chuyển, bố trí tuyến đường vận chuyển rác tách biệt với tuyến đường giao thông nội bộ của bệnh viện.