Thuyết minh hệ thống xử lý nước thải cục bộ:
- Nước thải từ các labo xét nghiệm được thu gom vào bể chứa. Sau đó định kỳ được bơm sang bể kết hợp keo tụ và lắng 2, tại đây nước thải được bổ xung các chất trợ lắng như PACN, DW97 nhằm kết tủa các kim loại nặng và các một phần hợp chất hữu cơ khác. Nước thải sau khi lắng sẽ được đưa vào bể tách rác, điều hòa sau đó được bơm lên trạm xử lý nước thải tập trung thông qua hệ thống vận chuyển nước thải ở dòng 1. Lượng bùn thải sau đó được nạo vét, phơi khô và hợp đồng với đơn vị có chức năng đem đi xử lý.
Bể chứa Keo tụ + lắng HT xử lý nước thải
tập trung Chất trợ keo tụ NT từ labo xét nghiệm Thải vào MT tiếp nhận
Phơi bùn Thu gom, đốt
Dòng bùn thải Dòng nước thải Ghi chú:
- Nước thải sau khi xử lý cục bộ đưa qua song chắn rác, bể lắng cát sau đó được đưa vào trạm xử lý nước thải tập trung.
- Hướng thoát nước: Toàn bộ nước thải thu về bể ngầm phân hủy kỵ khí 200m3, sau đó được bơm lên trạm xử lý nước thải tập trung của bệnh viện, sau xử lý theo cống chảy ra hồ sinh học 500m3, (diện tích chiếm dụng 1000m2) phía Đông Bắc cách hàng rào 200 m sau đó mới thoát ra hệ thống thoát nước của thành phố Thanh Hóa.
Trạm xử lý nước thải tập trung
- Trạm xử lý nước thải tập trung hiện tại của bệnh viện phụ sản Thanh Hóa do Trung tâm công nghệ xử lý môi trường - Bộ tư lệnh hóa học thiết kế và
xây dựng công suất 200m3/ngày đêm. Công nghệ xử lý cơ học kết hợp phương
pháp sinh học và khử trùng.
Sơ đồ dây truyền công nghệ xử lý nước thải tại Bệnh viện phụ sản Thanh Hóa như sau:
`