Phần 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
3.5. Phương pháp nghiên cứu
3.5.1. Phương pháp kế thừa, thu thập tài liệu (sơ cấp, thứ cấp)
Tham khảo các tài liệu, giáo trình, đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án, báo cáo khoa học… có liên quan đến các nội dung nghiên cứu của đề tài. - Thu thập các số liệu vể tổ chức hoạt động (quy mô, diện tích, cơ cấu tổ chức, công nghệ thiết bị sử dụng) của Bệnh viện từ phòng Tổ chức hành chính – Bệnh viện Phụ sản tỉnh Thanh Hóa.
- Thu thập các số liệu về công tác quản lý, thu gom, xử lý chất thải y tế của Bệnh viện từ Khoa chống nhiễm khuẩn Bệnh viện Phụ sản tỉnh Thanh Hóa.
- Thu thập kết quả phân tích chất lượng nước thải, khí thải của bệnh viện qua các báo cáo giám sát môi trường định kỳ.
- Tìm và thu thập các số liệu ở các luận văn khóa trước, văn bản, tạp chí của tỉnh và internet.
- Trực tiếp xuống khoa, phòng chức năng của Bệnh viện tiếp cận quy trình thu gom, xử lý chất thải y tế.
- Tiến hành thống kê trực tiếp các dụng cụ trạng thái thiết bị máy móc phục vụ cho công tác thu gom xử lý chất thải y tế.
* Phương pháp xác định lượng rác thải phát sinh
- Tiến hành phân loại, cân đo và theo dõi lượng rác thải phát sinh hàng ngày; quan sát trực tiếp quá trình xử lý chất thải tại Bệnh viện Phụ sản: Chất thải y tế nguy hại (gồm chất thải sắc nhọn, chất thải lây nhiễm không sắc, chất thải lây nhiễm nguy cơ cao, chất thải giải phẫu; chất thải hóa học nguy hại: Gồm dược phẩm quá hạn, các hóa chất trong y tế, chất gây độc tế bào, chất thải chứa kim loại nặng (từ nhiệt kế, huyết áp kế...) và chất thải thông thường (gồm chất thải sinh hoạt, các chất thải từ hoạt động khám chữa bệnh không dính máu và dịch sinh học và hóa chất độc hại, chất thải sinh hoạt từ khu vực hành chính, lá cây).
+ Định lượng rác thải hằng ngày được tiến hành tại bộ phận thu gom rác thải của Bệnh viện.
+ Thời điểm tiến hành: Cuối giờ làm việc buổi chiều tại nhà lưu giữ chất thải của Bệnh viện.
+ Thời gian thực hiện: 03 ngày trong tuần (thứ 2, thứ 4 và thứ 6), thực hiện liên tục trong 4 tuần của tháng 12/2016.
+ Dụng cụ: Cân định lượng 5kg, 30 kg, 50 kg.
- Xác định từng loại rác thải phát sinh trung bình trong 01 ngày, 01 tuần, 01 tháng và 01 năm tại Bệnh viện.
* Phương pháp lấy mẫu nước thải Lựa chọn vị trí lấy mẫu
- Nước thải chưa qua xử lý của Bệnh viện.
- Miệng cống xả sau hệ thống xử lý nước thải tập trung của Bệnh viện (nước thải đã qua xử lý trước khi thải ra môi trường).
Ngày lấy mẫu: 07/9/2016. Cách lấy mẫu
+ Điều kiện thời tiết tốt: Trời nắng.
+ Lấy 2 lần, số lượng 250ml, bằng ca định lượng sau đó bảo quản trong 2 chai dung tích 250ml và gửi đến Trung tâm Quan trắc và Bảo vệ môi trường tỉnh Thanh Hóa đo và phân tích.
Lấy mẫu theo các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành như: TCVN 6663- 1:2011 (Chất lượng nước. Lấy mẫu. Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu); TCVN 5999:1995 (Chất lượng nước. Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu nước thải).
* Lựa chọn chỉ tiêu phân tích
Căn cứ theo QCVN 28:2010/BTNMT (B) về chất lượng nước thải Bệnh viện, tiêu chuẩn thải, lựa chọn các chỉ tiêu là đặc trưng cho nước thải Bệnh viện. * Phương pháp lấy mẫu tại miệng ống khói lò đốt chất thải rắn y tế
Lựa chọn vị trí lấy mẫu
- Miệng ống khói lò đốt chất thải rắn y tế của Bệnh viện. Ngày lấy mẫu: 07/9/2016.
Cách lấy mẫu
+ Điều kiện thời tiết tốt: Trời nắng.
+ Lấy 2 lần, do Trung tâm Quan trắc và Bảo vệ môi trường tỉnh Thanh Hóa đo và phân tích.
Lấy mẫu theo các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành như: TCVN 7241-2003; TCVN 7242-2003; TCVN 7243-2003; TCVN 7244-2003; TCVN 7245-2003 (Lò đốt chất thải rắn y tế - Phương pháp xác định nồng độ bụi; CO; HF; HCl; NOx trong khí thải).
Lựa chọn chỉ tiêu phân tích căn cứ theo QCVN 02:2012/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải y tế để lựa chọn các chỉ tiêu đặc trưng cho khí thải lò đốt.