Hiện trạng quản lý chất thải y tế tại Thanh Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý chất thải tại bệnh viện phụ sản tỉnh thanh hóa (Trang 41 - 55)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.3. Thực trạng quản lý, xử lý chất thải y tế trên thế giới và Việt Nam

2.3.3. Hiện trạng quản lý chất thải y tế tại Thanh Hóa

Tính đến tháng 12/2016, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 47 Bệnh viện, 12 phòng khám đa khoa khu vực, 637 trạm y tế xã, phường, 17 trạm y tế của cơ quan, xí nghiệp và hơn 693 cơ sở khám chữa bệnh tư nhân. Tổng số giường bệnh là 11.316 giường/năm. Hầu hết các bệnh viện đều trong tình trạng

quá tải, công suất giường bệnh vượt 54,2% theo kế hoạch. Trong đó, bệnh viện tuyến tỉnh vượt 59,7%, tuyến huyện, thị xã vượt 49,6%.

- Nước thải bệnh viện là nguồn nước được thải ra từ cơ sở khám chữa bệnh được hình thành từ các hoạt động chăm sóc bệnh nhân và sinh hoạt trong bệnh viện. Nước thải này có thể chứa vi sinh vật gây bệnh, kim loại nặng, hóa chất độc, đồng vị phóng xạ. Ngoài ra còn có nước mưa không chứa các chất gây ô nhiễm. Thông thường ước tính mỗi bệnh viện có thể thải ra khoảng 0,4 đến 0,95 mét khối nước thải trên một giường bệnh trong một ngày tùy thuộc vào khả năng cung cấp nước, dịch vụ bệnh viện, số lượng bệnh nhân và người nhà chăm sóc người bệnh... Tuy vậy, nồng độ chất thải

rắn lơ lửng (SS: Suspended Solid), chất hữu cơ (BOD5: Biochemical Oxygen

Demand 5) và các chất dinh dưỡng như nitơ, phosphore trong nước thải bệnh viện có thể không cao như nước thải đô thị. Nồng độ BOD5 thay đổi từ 80 đến 180 mg/l. Điều đáng lo ngại ở đây là nước thải bệnh viện chủ yếu nguy hại tập trung vào các loại vi sinh vật gây bệnh đường ruột, dễ dàng lây nhiễm qua đường nước. Nếu chất thải y tế không được quản lý và xử lý tốt, trong đó nước thải bệnh viện có chứa nhiều loại dược phẩm, hóa chất có thể làm ảnh hưởng xấu đến hiệu suất của hệ thống công trình xử lý sinh học. Nhiều kết quả nghiên cứu về chất lượng nước thải bệnh viện đã được thực hiện và phát hiện thông số ô nhiễm khác nhau tùy thuộc vào loại bệnh viện ở tuyến trung ương, tỉnh, ngành và bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa lao, bệnh viện chuyên khoa phụ sản... (Viện Công nghệ môi trường, 2002).

- Chất thải rắn y tế phát sinh ngày càng gia tăng ở hầu hết các địa phương do một số nguyên nhân như gia tăng số lượng các cơ sở y tế và gia tăng số lượng giường bệnh, tăng cường sử dụng các sản phẩm dùng 1 lần trong y tế, dân số gia tăng, người dân ngày càng được tiếp cận nhiều hơn với dịch vụ y tế. Mức phát thải lượng chất thải rắn thông thường tại các cơ sở y tế dao động trong khoảng 0,13 - 1,5 kg/giường bệnh/ngày đêm. Lượng chất thải nguy hại dao động trong khoảng từ 0,005 - 0,13 kg/giường bệnh/ngày đêm (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa, 2015).

- Nhìn chung, cơ bản các Bệnh viện đã thực hiện công tác thu gom, phân loại chất thải y tế tại nguồn. Đối với chất thải rắn y tế không nguy hại có khả năng tái chế được các bệnh viện thu gom và bán lại cho các cơ sở tái chế. Đối với

chất thải rắn nguy hại, hiện nay trên địa bàn tỉnh cơ bản đã đầu tư đầy đủ lò đốt chất thải rắn y tế. Tuy nhiên, công tác quản lý chất thải còn chưa thực hiện đúng theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 30/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường; Thông tư 36/2015/TT- BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa, 2015).

- Theo Quy hoạch của UBND tỉnh Thanh Hóa tại Quyết định số 2126/QĐ- UBND ngày 11/6/2015, chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh sẽ được thu gom và xử lý tại 09 khu xử lý chất thải rắn y tế nguy hại tập trung trên địa bàn tỉnh.

Bảng 2.8. Lượng chất thải rắn phát sinh tại một số bệnh viện

TT Tên bệnh viện

Giường bệnh thực kê

Tổng CTR phát sinh Tổng CTR thu gom CTR SH (kg/ngày) CTR NH (kg/ngày) CTR SH (kg/ngày) CTR NH (kg/ngày) 1 BV ĐK tỉnh Thanh Hóa 800 1200 156 1200 156

2 BV Nhi tỉnh Thanh Hóa 500 750 97,5 750 97,5

3 BV phụ sản tỉnh Thanh Hóa 500 750 97,5 750 97,5 4 BV ĐK Thị xã Sầm Sơn 100 13 2 13 2 5 BV ĐK Thị xã Bỉm Sơn 112 42.6 2.2 42.6 2.2 6 BV ĐK H. Thọ Xuân 200 80 20 80 20 7 BV ĐK H. Đông Sơn 210 185 20 185 20 8 BV ĐK H. Nông Cống 200 185 20 185 20 9 BV ĐK H.Triệu Sơn 210 201.6 25 201.6 25 10 BV ĐK H.Quảng Xương 250 350 25 200 20 11 BV ĐK H. Hà Trung 162 250 13 230 12 12 BV ĐK H.Nga Sơn 200 229 5 229 5 13 BV ĐK H.Yên Định 130 105 1 105 1 14 BV ĐK H. Thiệu Hóa 160 160 3.2 148 2 15 BV ĐK H. Hoằng Hoá 300 100 20 90 20 16 BV ĐK H.Hậu Lộc 125 35 3 35 3 17 BV ĐK H.Tĩnh Gia 200 100 5 100 5 18 BV ĐK H.Vĩnh Lộc 180 80 10 80 10 19 BV ĐK H.Thạch Thành 204 510 40.8 430 40.8 21 BV ĐK H.Cẩm Thuỷ 278 250 35 250 35 22 BV ĐK H.Lang Chánh 90 91.8 18 83 7 23 BV ĐK H.Như Xuân 205 160 15 160 15 24 BV ĐK H.Thường Xuân 105 106.3 0.5 106.3 0.5 25 BV ĐK H.Bá Thước 240 150 15 150 15 26 BV ĐK H.Quan Hoá 90 45 9 45 9 27 BV ĐK Ngọc Lặc 450 300 40 300 40

- Trong thời gian gần đây, tình hình quản lý và xử lý rác thải y tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã được quan tâm đầu tư đúng mức. Phần lớn các bệnh viện đều được trang bị thùng rác để phân loại chất thải. Tuy nhiên, phần lớn rác thải y tế vẫn được tập trung trong khuôn viên bệnh viện.

- Hiện nay, hầu hết các bệnh viện trên địa bàn tỉnh đã được trang bị lò đốt hoặc thiết bị xử lý rác thải y tế, với công suất từ 10 - 50 kg rác thải/mẻ (tùy thuộc quy mô hoạt động của từng Bệnh viện cụ thể). Chủ yếu là lò đốt rác BIDIPHA, công suất 10 - 20 kg rác thải y tế/mẻ, loại lò đốt này chỉ được thiết kế hoạt động gián đoạn, không có hệ thống gạt tro tự động, tần suất đốt từ 2 - 4 lần/1 tuần (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa, 2014).

2.3.3.1. Phương pháp xử lý chất thải rắn y tế

Rác thải y tế phát sinh tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hầu hết đã được phân loại riêng và thu gom vào các thùng, bên trong các thùng có các túi nilon đựng rác, sau khi bỏ đầy ¾ xô thì buộc túi nilon lại và cho vào túi màu vàng. Chất gây độc tế bào được đựng trong túi màu đen.

Chất thải y tế nguy hại được thu gom từ các phòng khoa và được nhân viên vệ sinh thu gom từ nơi phát thải chất thải nguy hại đến nơi tập trung tại khu vực lò đốt rác của các Bệnh viện.

Lò đốt rác tại các bệnh viện thường được đặt cách 50 m so với vị trí các buồng bệnh của Bệnh viện.

- Lò đốt rác thải y tế BIDIPHAR

Lò đốt rác thải y tế tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hầu hết là lò đốt BIDIPHAR, công suất 20 kg/mẻ. Lò đốt thực hiện đốt trung bình 4 lần/tuần, mỗi lần 1 mẻ, đốt trong 1 giờ. Lượng dầu cung cấp cho lò 10 lít dầu/giờ. Lò đốt được thiết kế hiện đại với công suất 20kg/mẻ. Cấu tạo lò gồm 02 buồng đốt (buồng đốt sơ cấp và buồng đốt thứ cấp), chất thải được đưa vào lò đốt ở buồng sơ cấp (nhiệt độ từ 600 - 8000C), ở nhiệt độ này chất thải được sấy khô và đốt cháy trong môi trường dư không khí, các chất hữu cơ sẽ bị khí hóa và khí sinh ra được dồn sang buồng thứ cấp. Khí thải ra ở lò đốt sơ cấp được đốt lại lần hai ở buồng thứ cấp có nhiệt độ từ 1.050 - 1.1000C và được đốt cháy hoàn toàn, thời gian lưu cháy là 1,5 đến 2 giây. Không khí cung cấp cho quá trình đốt từ hệ thống quạt ly tâm và các đường ống có van kiểm soát luồng khí. Ngoài ra, lò đốt

chất thải y tế còn có bộ phận lưu nhiệt để tăng hiệu quả đốt. Khí thải sau khi đốt được xử lý ở phần tháp hấp thụ để đảm bảo tiêu chuẩn khí thải ra môi trường.

Hình 2.1: Công nghệ xử lý chất thải rắn y tế

- Khí thải lò đốt: Khí thải lò đốt chủ yếu gồm: SO2; NO2; CO; CO2; bụi; Hg, Cd; HF; HCL và tổng các kim loại nặng… theo giám sát của các đơn vị chức năng, nồng độ của các khí trên trong khí thải lò đốt cũng như trong môi trường xung quanh đều nằm dưới Quy chuẩn, tiêu chuẩn cho phép. Kết quả phân tích chất lượng khí thải một số lò đốt điển hình được trình bày trong phần phụ lục 2.

- Xử lý tro xỉ: Tro và xỉ phát sinh sau khi đốt được tập trung và được chôn lấp trong khuôn viên của Bệnh viện.

- Sự cố lò đốt: Trong trường hợp lò đốt xảy ra sự cố phải dừng hoạt động, Bệnh viện thực hiện các biện pháp quản lý và giảm thiểu đúng theo quy định của pháp luật hiện hành. Thùng chứa Xử lý tro xỉ Nạp liệu Đốt chất thải trong buồng đốt sơ cấp (600-8000C) Khí thải đạt tiêu chuẩn thải vào môi trường Đốt chất thải trong buồng đốt thứ cấp (1.050-1.1000C) Rác thải y tế Khí thải M ột p hầ n kh í n ón g tu ần h oà n

- Ưu điểm của phương pháp này có thể xử lý được nhiều loại rác, đặc biệt là chất thải lâm sàng. Phương pháp này làm giảm thiểu tối đa số lượng và khối lượng rác thải, đồng thời tiêu diệt được hoàn toàn các mầm bệnh trong rác. Phương pháp này đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu cao, chi phí vận hành, bảo dưỡng tương đối tốn kém.

Bảng 2.9. Thông số kỹ thuật chính của lò đốt

TT Đặc tính kỹ thuật Thông số

1 Công suất 15kg/h

Nhiên liệu Dầu DO

Thể tích buồng sơ cấp 0,49 m3 Thể tích buồng thứ cấp 0,36m3 Thể tích ống nhiệt 0,07m3 Nhiệt độ buồng sơ cấp 600-8500C Nhiệt độ buồng thứ cấp 1,050-1,1000C Thời gian lưu cháy 1,5-2 giây

Chiều cao đỉnh ống khói 10m, ống khói đường kính 30cm

0 Vật liệu chế tạo buồng đốt Gạch chịu lửa, bông thủy tinh, Vữa, bê tông chịu nhiệt 1 Chiều dày lớp cách nhiệt 250mm

2 Vỏ lò Thép tấm inox dày 3-5mm, sơn cách nhiệt 3 Vòi buồng đốt sơ cấp Hãng Rilelo (Italia), 2 cấp tự động

4

Vòi buồng đốt thứ cấp Hãng Rilelo (Italia), 2 cấp tự động

5 Bơm Công suất 1,5 – 3KW, bơm Đức

6

Bảng điều khiển Hiển thị chức năng bằng đèn, chỉ thị nhiệt độ buồng đốt sơ cấp, thứ cấp, nhiệt độ khí thải bằng màn hình tinh thể lỏng, báo sự cố, Nguồn điện sử dụng 220V/50Hz, 2,5KW

7 Tiêu hao nhiên liệu 0,5-0,7 kg dầu/kg rác

Nguồn: Sở Y tế Thanh Hóa (2015) - Xử lý chất thải bằng phương pháp đốt có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm thiểu tới mức nhỏ nhất lượng chất thải cần phải có các biện pháp xử lý cuối cùng.

- Nếu sử dụng công nghệ đốt tiên tiến thì việc xử lý bằng phương pháp này còn có ý nghĩa bảo vệ môi trường cao. Phương pháp này dùng để xử lý chất thải rắn y tế nguy hại, là loại chất thải có nguy cơ lây nhiễm, truyền bệnh cao mà

khi xử lý bằng phương pháp khác sẽ không giải quyết được triệt để. Bởi vậy ta sẽ chọn phương pháp thiết kế lò đốt để xử lý chất thải y tế vì phương pháp này có nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương pháp khác.

- Hệ thống xử lý rác rắn y tế NEWSTERR NW10 - Italy:

Thiết bị tiệt khuẩn Newster NW10 được thiết kế để xử lý rác thải y tế nguy hại (Healthcare Risk Waste - HCRW) dưới áp suất không khí và nhiệt độ cao trong môi trường ẩm. Thiết bị này hiện nay cũng được áp dụng tại một số bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa như: Bệnh viện đa khoa tỉnh; Bệnh viện 71 Trung ương;…Các giai đoạn xử lý của thiết bị này bao gồm:

- Giai đoạn đầu tiên: Cho rác vào và bắt đầu giai đoạn làm móng. - Giai đoạn thứ hai: Sự bay hơi của chất lỏng lần thứ nhất.

- Giai đoạn thứ ba: Nhiệt độ cao và khử trùng. - Giai đoạn thứ tư: Làm mát.

- Giai đoạn thứ năm: Xả rác.

Trong khoang xử lý đã được đóng nắp, động cơ quay sẽ làm chuyển động lưỡi dao, có tác dụng cắt nghiền và làm nóng các chất thải bởi lực tác động, ma sát và điện trở nhiệt.

Nhiệt độ chất thải được đo bằng thời gian thực và có độ chính xác cao bởi các cảm biến nhiệt chuyên dụng.

Khi nhiệt độ đạt đến mức 151 độ C, chất thải được tự động phun nước vào để giảm nhiệt độ.

Rác đã qua xử lý được hạ nhiệt xuống 95 độ C. Khi đó chu trình kết thúc, rác đã được tiệt trùng sẽ được lấy ra một cách tự động.

Để phân tán nhiệt được tạo ra bởi hệ thống, một phần của nước liên tục thay thế bằng nước mới từ nguồn cung cấp. Nước dư thừa và các loại khí được thải vào hệ thống cống, với các giá trị trong giới hạn cho phép.

Quá trình này không có một thời gian tiêu chuẩn vì nó phụ thuộc vào tỷ lệ và thành phần hữu cơ trong rác thải và tự động theo các giai đoạn sau đây:

- Chất thải được cho vào khoang khử khuẩn, nắp được đóng lại và quá trình xử lý được bắt đầu bằng cách nhấn nút. Động cơ khởi động ở tốc độ đầu tiên, bộ lọc bắt đầu hoạt động và điện trở nhiệt được bật lên.

- Ở 60 độ C van nước tổng sẽ mở ra và nước sẽ bắt đầu chảy vào các cột làm mát. Các động cơ quay chậm lúc đầu bắt đầu nghiền nát các chất thải và đồng thời nhiệt độ bắt đầu tăng lên..

- Các động cơ quay nhanh hơn (tăng từ tốc độ đầu tiên đến thứ hai), nhiệt độ bắt đầu tăng lên nhanh chóng và các chất thải được nghiền thành bột mịn.

- Khi đạt 960C -1000C, nhiệt độ giữ ổn định cho đến khi chất lỏng trong chất thải đã hoàn toàn bốc hơi.

- Sau khi nước đã bốc hơi, nhiệt độ bắt đầu tăng mạnh trở lại, đạt 151 độ C. Sau khi đạt đỉnh, rotor quay chậm lại (về tốc độ đầu tiên) và điện trở nhiệt tắt.

- Chất thải được phun nước để làm mát đến 950C.

- Chu trình tiệt trùng đã hoàn thanh. Khoang khử trùng được mở ra, và các chất thải đã qua xử lý được lấy ra và thu gom trong thiết bị thu gom chất thải bằng thép khi gỉ tích hợp cùng với máy.

Bảng 2.10. Các thông số kỹ thuật của thiết bị xử lý chất thải rắn y tế

Khả năng xử lý rác trung bình: 30- 50kg / giờ tùy theo độ ẩm và thành phần của rác thải 320 liter/ giờ

Thể tích của rác sau xử lý: 20- 25% thể tích rác ban đầu Khối lượng của rác sau xử lý: 70- 75% khối lượng rác ban đầu Thể tích khoang khử khuẩn: Xấp xỉ 152 lít

Hệ thống điều khiển Lập trình điều khiển logic (PCL)

Tiêu thụ nước: 75 L/giờ

50 L/ngày với hệ thống tuần hoàn nước ( phần mưa thêm )

Công suất nguồn điện yêu cầu: Lên tới 30Kw Kết nối: Điện Nước cấp Hệ thống nước thải 50/60 hz, 400Volt, 3F+N+ tiếp đất Kết nối với vòi nước có kích thước ¾’

Kết nối với hệ thống nước thải qua ống 40mm Kích thước:

Khoang xử lý Hệ thống lọc khí Tủ điện điều khiển

160*80*150cm 80*35*110cm 90*60*180cm Trọng lượng:

Thiết bị tiệt khuẩn Hệ thống lọc khí Tủ điều khiển Tổng trọng: 750kg 70kg 160kg 980kg

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý chất thải tại bệnh viện phụ sản tỉnh thanh hóa (Trang 41 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)