Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.3. Đánh giá thực trạng công tác quản lý, xử lý chất thải tại bệnh viện
4.3.1. Đánh giá bộ máy quản lý, vận hành hệ thống
4.3.1.1. Về quy trình xử lý các chất gây ô nhiễm
Đối với chất thải rắn việc phân loại, thu gom, xử lý chất thải Bệnh viện đang thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT- BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường, toàn bộ chất thải y tế nguy hại của bệnh viện phụ sản Thanh Hóa được hợp đồng và vận chuyển đến khu vực lò đốt của bệnh viện để đốt. Đối với chất thải lỏng đã được thu gom và xử lý bằng tại hệ thống xử lý nước thải tập trung theo công nghệ lọc Biofin nhỏ giọt. Việc đào tạo/tập huấn “Quy chế quản lý chất thải’’ chưa được triển khai đầy đủ cho toàn bộ cán bộ, nhân viên của bệnh viện, qua điều tra nhân viên trực tiếp tiếp xúc với chất thải mới có tỷ lệ tham gia tập huấn từ 60% - 74,7%, tỷ lệ chung trong toàn bệnh viện mới đạt 76,5% số cán bộ, nhân viên được tập huấn về quy chế quản lý chất thải bệnh viện.
4.3.1.2. Về các văn bản/quy chế hiện hành
Hiện tại mới chỉ có văn bản, hướng dẫn cho cán bộ y tế mà chưa có quy định cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân. Các văn bản cũng mới chỉ hướng dẫn chung chưa có quy định cụ thể chức trách nhiệm vụ cho từng đối tượng (ai chịu trách nhiệm khâu nào). Chưa có kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện quản lý chất thải có được thực hiện theo đúng quy chế hay không, có gì khó khăn, thuận lợi. 4.3.1.3. Về nhân lực và tổ chức thực hiện
Khoa chống nhiễm khuẩn tại Bệnh viện có nhiệm vụ chính là giặt là, thanh trùng dụng cụ y tế, quản lý việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải bệnh viện.
- Quá trình thu gom, vận hành hệ thống xử lý nước thải được giao cho tổ phụ trách (gồm 03 người) thuộc khoa chống nhiễm khuẩn thực hiện. 03 người này được đào tạo bài bản về quy trình thu gom và vận hành hệ thống xử lý nước thải để trong quá trình hoạt động của hệ thống nếu có vấn đề hư hỏng hoặc tắc nghẽn hệ thống là có thể khắc phục được ngay.
- Việc phân loại, thu gom chất thải rắn của bệnh viện hiện nay chủ yếu là nhiệm vụ của điều dưỡng, hộ lý của từng khoa đảm nhiệm tại khoa mình dưới sự giám sát, kiểm tra của khoa chống nhiễm khuẩn. Đối với rác thải sinh hoạt sau đó được nhân viên của Công ty môi trường và công trình đô thị đến thu gom và mang đi xử lý. Đối với rác thải y tế nguy hại có thể đốt được, hộ lý các khoa sẽ tập kết tại khu nhà tập kết chất thải bệnh viện, sau đó nhân viên của khoa chống nhiễm khuẩn cuối ngày sẽ vận chuyển đến khu vực lò đốt để đốt. Đối với chất thải có khả năng tái chế, bệnh viện sẽ tập trung tại khu vực nhà kho của bệnh viện để bán cho các đơn vị thu mua, tái chế. Đối với chất thải y tế nguy hại (bào thai, mô, khối u,...) sẽ được Công ty TNHH MTV môi trường và công trình đô thị Thanh Hóa vận chuyển đến nghĩa trang chợ Nhàng để chôn. Đối với chất thải y tế nguy hại không thể đốt (hóa chất, thuốc hết hạn, chất phóng xạ,...) sẽ được lưu tại khu nhà riêng để chờ hợp đồng với đơn vị có chức năng để xử lý.
4.3.1.4. Về kinh phí
Bệnh viện đã thực hiện chi trả kinh phí cho quản lý chất thải theo quy định hiện hành. Hiện nay, Bệnh viện đã được Bộ Y tế và UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí xây dựng và lắp đặt các hệ thống xử lý chất thải phát sinh tại bệnh viện.
4.3.1.5. Đánh giá bộ máy quản lý chất thải bệnh viện
Để đánh giá bộ máy quản lý chất thải bệnh viện, tôi đã tiến hành điều tra 81 cán bộ, nhân viên hiện đang công tác tại Bệnh viện, kết quả như sau:
Bảng 4.6: Đánh giá bộ máy quản lý chất thải bệnh viện
Nhóm người Đánh giá Số người phỏng vấn n = 81 Nhóm 1 n = 13 Nhóm 2 n = 7 Nhóm 3 N = 36 Nhóm 4 N = 25 Đủ Không Đủ Không Đủ Không Đủ Không Đủ Không Cơ cấu bộ máy 60 21 13 0 6 1 23 13 18 7 Tỷ lệ (%) 74,07 25,93 100 0 85,71 14,29 63,89 33,11 72 28 Nhân lực thực hiện 70 11 13 0 7 0 28 7 22 3 Tỷ lệ (%) 86,42 13,58 100 0 100 0 77,78 22,22 88 22 Trình độ cán bộ vận hành 45 36 6 7 5 2 16 20 18 7 Tỷ lệ (%) 55,56 44,44 46,15 53,85 71,43 28,57 44,44 55,56 72 28 Nguồn: Số liệu điều tra tại bệnh viện (2016)
- Về cơ cấu bộ máy quản lý chất thải bệnh viện: Trong tổng số 81 người được phỏng vấn có 60 người trả lời về cơ cấu bộ máy quản lý chất thải bệnh viện đã đầy đủ, chiếm tỷ lệ 74,07%; còn lại 21 người trả lời bộ máy quản lý chất thải bệnh viện chưa đủ, chiếm tỷ lệ 25,93%. Như vậy, theo tiêu chí đánh giá đã đưa ra trong phương pháp nghiên cứu thì cơ cấu quản lý chất thải bệnh viện đạt mức khá, vì vậy trong quá trình hoạt động bệnh viện vẫn phải tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản lý để đạt được kết quả tốt hơn.
- Về nhân lực thực hiện công tác quản lý chất thải tại Bệnh viện: Trong tổng số 81 người được phỏng vấn có 70 người trả lời Bệnh viện có đủ nhân lực thực hiện chiếm tỷ lệ 86,42%; còn lại 11 người trả lời Bệnh viện không đủ nhân lực để thực hiện chiếm tỷ lệ 13,58%. Như vậy, theo tiêu chí đánh giá đã đưa ra trong phương pháp nghiên cứu thì nhân lực thực hiện quản lý chất thải bệnh viện đạt mức khá, tức là chưa đủ theo quy định, vẫn thiếu cán bộ chuyên trách có chuyên môn về môi trường để thực hiện việc quản lý chất thải đạt kết quả tốt hơn.
- Về trình độ cán bộ vận hành hệ thống xử lý chất thải tại Bệnh viện: Trong tổng số 81 người được phỏng vấn có 45 người trả lời trình độ cán bộ vận hành đáp ứng yêu cầu vận hành hệ thống xử lý chất thải, chiếm tỷ lệ 55,55%; còn lại 36 người trả lời trình độ cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu vận hành hệ thống xử lý chất thải chiếm tỷ lệ 44,45%. Như vậy, theo tiêu chí đánh giá đã đưa ra trong phương pháp nghiên cứu thì trình độ cán bộ vận hành hệ thống xử lý chất thải bệnh viện đạt mức trung bình, vì vậy, bệnh viện cần tạo điều kiện để giúp các cán bộ, nhân viên vận hành các hệ thống xử lý chất thải có cơ hội tham gia các lớp đào tạo, tập huấn về vận hành, xử lý chất thải y tế để đạt được kết quả tốt hơn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.