Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.3. Đánh giá thực trạng công tác quản lý, xử lý chất thải tại bệnh viện
4.3.4. Đánh giá quy trình thu gom, xử lý nước thải tại Bệnh viện
- Hệ thống thu gom và thoát nước của bệnh viện được tính toán thiết kế là hệ thống thu gom nước riêng hoàn toàn giữa nước thải và nước mưa.
- Hệ thống 1: Dành riêng cho thoát nước mưa, có đường rãnh thu gom bê tông cốt thép B400 có tổng chiều dài 1.500m và các hố ga sau đó được dẫn ra hồ sinh học.
- Hệ thống 2: Nước thải sinh hoạt, nước từ nhà khoa dinh dưỡng
+ Dòng 1: Nước từ nhu cầu tắm rửa, giặt rũ của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và khách vãng lai... lượng nước này chiếm tỷ trọng lớn (70- 80%) nước thải sinh hoạt tương đương 191,2 m3/ngày đêm, nồng độ các chất ô nhiễm lại không cao nên có thể thải ra môi trường sau khi qua hệ thống thu gom và vào hệ thống khử trùng.
+ Dòng 2: Nước thải từ nhà vệ sinh (hố tiêu, hố tiểu) chiếm 20% tổng lượng nước thải sinh hoạt tương đương 47,8 m3/ngày đêm và nước thải từ nhà khoa dinh dưỡng 18 m3/ngày đêm, tổng lượng nước thải của hai dòng thải này là 65,8 m3/ngày đêm. Đây là nguồn thải có nồng độ các chất ô nhiễm, vi sinh vật gây bệnh cao, nên phải có giải pháp xử lý hữu hiệu. Hiện nay bệnh viện đang lựa chọn phương pháp xử lý bằng bể tự hoại.
Thể tích bể tự hoại phụ thuộc và đặc điểm của từng khoa, phù hợp với số lượng cán bộ nhân viên trực tiếp và gián tiếp làm việc, số lượng bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Số lượng bể tự hoại đã xây dựng tại bệnh viện là 05 bể, phục vụ cho các khu nhà A, B, C, D, E . Với thể tích mỗi bể lần lượt là khoảng 20m3, 16m3, 16m3, 16m3, 18m3. Nước thải sau bể tự hoại được đưa vào trạm xử lý nước thải tập trung của bệnh viện.
- Cấu tạo bể tự hoại
Mô hình bể tự hoại 3 ngăn:
Hình 4.2. Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại
- Hệ thống 3: Dành riêng cho nước thải sinh ra trong quá trình điều trị tại các khoa phòng, nước thải từ khu phẫu thuật, các labo xét nghiệm, nước thải khu giặt là... Nước thải hệ thống này được chia thành 02 dòng khác nhau:
- Dòng 1: Nước thải từ các quá trình điều trị (Trừ nước thải từ các Labo xét nghiệm, nước thải từ khu giặt là). Loại nước thải này được thu gom và vận chuyển bằng hệ thống riêng đến trạm xử lý nước thải tập trung.
- Dòng 2: Nước thải từ các labo xét nghiệm, nước thải khu giặt là, nước thải nhiễm hóa chất. Nguồn nước thải này được thu gom và xử lý cục bộ trước khi đi vào hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Hình 4.3. Hệ thống xử lý cục bộ nước thải từ các labo xét nghiệm, khu giặt là Thuyết minh hệ thống xử lý nước thải cục bộ: Thuyết minh hệ thống xử lý nước thải cục bộ:
- Nước thải từ các labo xét nghiệm được thu gom vào bể chứa. Sau đó định kỳ được bơm sang bể kết hợp keo tụ và lắng 2, tại đây nước thải được bổ xung các chất trợ lắng như PACN, DW97 nhằm kết tủa các kim loại nặng và các một phần hợp chất hữu cơ khác. Nước thải sau khi lắng sẽ được đưa vào bể tách rác, điều hòa sau đó được bơm lên trạm xử lý nước thải tập trung thông qua hệ thống vận chuyển nước thải ở dòng 1. Lượng bùn thải sau đó được nạo vét, phơi khô và hợp đồng với đơn vị có chức năng đem đi xử lý.
Bể chứa Keo tụ + lắng HT xử lý nước thải
tập trung Chất trợ keo tụ NT từ labo xét nghiệm Thải vào MT tiếp nhận
Phơi bùn Thu gom, đốt
Dòng bùn thải Dòng nước thải Ghi chú:
- Nước thải sau khi xử lý cục bộ đưa qua song chắn rác, bể lắng cát sau đó được đưa vào trạm xử lý nước thải tập trung.
- Hướng thoát nước: Toàn bộ nước thải thu về bể ngầm phân hủy kỵ khí 200m3, sau đó được bơm lên trạm xử lý nước thải tập trung của bệnh viện, sau xử lý theo cống chảy ra hồ sinh học 500m3, (diện tích chiếm dụng 1000m2) phía Đông Bắc cách hàng rào 200 m sau đó mới thoát ra hệ thống thoát nước của thành phố Thanh Hóa.
Trạm xử lý nước thải tập trung
- Trạm xử lý nước thải tập trung hiện tại của bệnh viện phụ sản Thanh Hóa do Trung tâm công nghệ xử lý môi trường - Bộ tư lệnh hóa học thiết kế và
xây dựng công suất 200m3/ngày đêm. Công nghệ xử lý cơ học kết hợp phương
pháp sinh học và khử trùng.
Sơ đồ dây truyền công nghệ xử lý nước thải tại Bệnh viện phụ sản Thanh Hóa như sau:
`
Hình 4.4. Sơ đồ dây truyền công nghệ xử lý nước thải tại Bệnh viện
Tách rác Điều hòa
Bể lọc Biofin Phân hủy kị
khí
Bể phân hủy tùy tiện (hồ sinh học) Hố ga, rãnh thoát Phân hủy hiếu khí Bể lắng Lamen Xử lý bùn Cặn bùn đã xử lý Bộ phận khử trùng Nước thải Bệnh viện
Thoát nước
mưa Thải rắn
Đường nước thải Đường bùn thải
* Thuyết minh sơ đồ hệ thống xử lý nước thải tập trung của bệnh viện: 1. Thu gom và xử lý cơ học:
Thu gom rác thải trong nước thải nhằm làm cho việc xử lý có hiệu quả
cao. Nếu công nghệ thu gom tốt có thể giảm thể tích lớn nước thải cần phải xử lý, giảm được chi phí vận hành, vật tư và hóa chất. Để đảm bảo vệ sinh môi trường trong toàn bộ khu vực bệnh viện và nước chảy tràn bề mặt không trộn lẫn với nước thải, các đường thu gom nước thải sẽ được cải tạo và xây kín, có các hố ga lắng cặn, ngăn và vớt rác. Các đường thoát nước mưa được xây bằng gạch - bê tông cũng có các hố ga thu cặn và song chắn rác.
Nước thải từ các khoa, phòng xét nghiệm, phòng bệnh nhân, các khu vực
vệ sinh … trong bệnh viện sau khi được xử lý sơ bộ được dẫn ra khu vực bể thu gom bằng bê tông. Tại đây các chất rắn, rác thải được thu gom nhờ các song chắn rác và cấu tạo lắng của bể. Sau đó nước thải được đưa vào bể kỵ khí.
2. Giai đoạn xử lý sinh học.
- Nước thải cùng các chất hữu cơ lơ lửng được đi vào bể phân hủy kị khí dung tích khoảng 200m3 xây dựng bằng bê tông cốt thép với cấu tạo đảo trộn tự động trong thời gian phân hủy và rốn thu hút bùn khỏi bể phân hủy, cùng hoạt động với bể phân hủy kị khí. Do cấu tạo như vậy quá trình phân huỷ sinh học yếm khí diễn ra đồng đều với hiệu suất xử lý cao. Ngoài ra, việc cấp thêm chế phẩm vi sinh đặc hiệu DW-97H (2-3 mg/lít) sẽ giúp cho việc phân hủy được thực hiện nhanh hơn. Thời gian lưu của nước thải trong ngăn xử lý sinh học yếm khí khoảng 20 - 24h. Hiệu suất xử lý nước thải tại ngăn xử lý sinh học yếm khí này có thể đạt tới 40 – 45% theo BOD.
- Bùn của bể phân hủy kị khí được xử lý trong hệ thống tiêu hủy yếm khí bùn theo hai giai đoạn có dung tích khoảng 10m3 thiết bị chế tạo bằng thép inox. Nước thải sau khi qua hệ thống phân hủy kị khí sẽ được đưa tới giai đoạn xử lý sinh học bằng bơm tự động đóng ngắt theo mức nước trong bể phân hủy kị khí. Khí metan sinh ra trong quá trình yếm khí là nguồn năng lượng cung cấp nhiệt cho bể tiêu hủy bùn.
- Nước thải sau giai đoạn xử lý yếm khí được đưa vào hệ thống xử lý hiếu khí, gồm 3 môđun thiết bị hoạt động một cách tự động hoàn toàn. Mỗi môđun thiết bị dạng Contenơ có dung tích 35 m3 có cấu tạo phù hợp cho việc ôxi hóa toàn bộ các chất hữu cơ hòa tan và lơ lửng có trong nước thải sau phân hủy kị khí.
+ Tại bể Aeroten: Nguyên lý thiết bị Aerolif, Aeroten, tạo bề mặt tiếp xúc lớn giữa nước thải và không khí. Thời gian lưu của nước thải trong ngăn thiết bị này là 5 – 6 h, qua 2 quá trình xử lý vi sinh, được thực hiện hợp khối trong một thiết bị như sau:
Aerolif (Trộn khí cưỡng bức) cường độ cao bằng việc dùng không khí thổi cưỡng bức để hút và đẩy nước thải. Aeroten dòng ngược (hoặc dòng xuôi) có lớp đệm vi sinh bám.
+ Với cơ chế như vậy, các vi sinh vật hiếu khí hoạt động tốt hơn nên quá trình xử lý diễn ra nhanh chóng, hiệu quả và triệt để. Để tăng cường quá trình xử lý, một phần bùn hoạt hoá sau khi qua Modul được bơm tuần hoàn trở lại, hoà trộn với nước thải từ ngăn điều hoà, nhằm tăng cường tối đa hiệu ứng của bùn hoạt hoá cho quá trình xử lý. Việc cung cấp ôxy được thực hiện nhờ máy thổi khí cưỡng bức trong modul thiết bị. Hiệu quả xử lý của quy trình xử lý này đạt 70 – 75% theo BOD.
+ Tại bể lắng lamen: Nước thải sau bể Aeroten chảy tự động vào bể lắng lamen (hệ thống bể Aeroten, lắng lamen và bể lọc Biofin được đặt có độ cao thấp nhất định tạo cho hệ thống công trình có khả năng tự chảy). Quá trình tách bùn hoạt hoá và cặn lơ lửng hữu cơ khác trong nước được thực hiện nhờ bể lắng lamen. Ngăn lắng được thiết kế theo kiểu lắng bản mỏng (Lamen) cho phép tăng bề mặt lắng đồng thời rút ngắn thời gian lưu. Ngoài ra, Tại đây nước thải được bổ sung chất keo tụ PACN-95 (nồng độ 5-8mg/lít) có tác dụng tạo bông cặn to, tăng tốc độ lắng, giúp cho quá trình tách bông bùn diễn ra nhanh chóng và giảm kích thước thiết bị.
+ Tại bể lọc biofin: Để nâng cao hiệu quả xử lý BOD của các quá trình xử lý sinh học hiếu khí lên 90 – 95%, ngăn xử lý sinh học dạng biophin nhỏ giọt. Nước thải sau khi các quá trinh xử lý hiếu khí kết hợp nêu trên sẽ được bơm lên đỉnh của ngăn lọc sinh học, từ đây nước thải sẽ chảy qua lớp đệm lọc sinh học có các màng vi sinh bám. Ngăn lọc sinh học được thiết kế với các khe hút gió trên thành thiết bị, do đó không khí sẽ được hút vào ngăn lọc và bị cuốn cùng với nước thải qua các ngách của lớp đệm, tạo điều kiện tốt cho các vi sinh vật hiếu khí hoạt động và giảm chi phí điện năng dùng cho cấp khí.
- Toàn bộ nước thải qua bể lọc Biofin được khủ trùng, diệt khuẩn nhờ thiết bị Clorator hay bộ phận bơm định lượng chất khử trùng dạng dung dịch
(nước gia ven) ngay trên đường ống. Bể phân hủy tùy tiện (hồ điều hòa) có diện tích bề mặt khoảng 1000m2. Tại đây nước thải được lưu lại một thời gian nữa trước khi thải ra mương, cống thoát thành phố.
- Nước mưa chảy tràn bề mặt là nguồn ít bị ô nhiễm do vậy được đưa ra bể phân hủy tùy tiện (hồ điều hòa). Không cần xử lý qua trạm xử lý nước thải.
Để đánh giá cơ sở hạ tầng phục vụ quá trình thu gom, xử lý nước thải bệnh viện, tôi đã tiến hành điều tra 81 cán bộ, nhân viên hiện đang công tác tại bệnh viện, kết quả như sau:
Bảng 4.11. Đánh giá cơ sở hạ tầng phục vụ thu gom, xử lý thải bệnh viện
Nhóm người Đánh giá Số người phỏng vấn n = 81 Nhóm 1 n = 13 Nhóm 2 n = 7 Nhóm 3 N = 36 Nhóm 4 N = 25 Đủ Không Đủ Không Đủ Không Đủ Không Đủ Không Hạ tầng cơ sở 5 1 6 3 0 7 0 24 12 21 4 Tỷ lệ (%) 0,25 1 9,75 00 0 00 0 5 2 5 4 1 6 Nguồn: Số liệu điều tra tại bệnh viện (2016) - Về hạ tầng cơ sở phục vụ thu gom, xử lý nước thải tại bệnh viện: Trong tổng số 81 người được phỏng vấn có 65 người trả lời Bệnh viện đã có cơ sở hạ tầng đáp ứng việc thu gom, xử lý nước thải phát sinh chiếm tỷ lệ 80,25%; còn lại 16 người trả lời Bệnh viện có cơ sở hạ tầng không đáp ứng được yêu cầu thu gom, xử lý nước thải phát sinh chiếm tỷ lệ 19,75%. Như vậy, căn cứ vào tiêu chí đánh giá thì hạ tầng cơ sở của bệnh viện đạt mức khá.